5. Ý nghĩa của đề tài
1.5.1.2. Địa hình, địa thế, thổ nhưỡng
Địa hình: Khu BTTN Kim Hỷ có địa hình đồi núi đá vôi phức tạp thuộc cánh cung Ngân Sơn, có độ cao trung bình 600-700 m so với mặt biển. Đỉnh Áng Toòng cao 1117 m là đỉnh cao nhất của khu vực, đỉnh Khuổi Côi cao 985m là đỉnh cao thứ hai. Khu vực có độ cao hơn 800 m của khu nghiên cứu có diện tích nhỏ nằm quanh khu vực phía tây bắc khu bảo tồn. Địa hình trong khu nghiên cứu bị chia cắt mạnh, các khe suối chạy không liên tục. Do có nhiều núi đá, nên khu nghiên cứu có độ dốc cao, trung bình 25-30o, nhiều nơi
có độ đốc trên 45o rất khó đi lại. Địa hình khu nghiên cứu thuộc loại trung địa hình vùng núi cao, có độ chênh cao đến 1000 m, càng đi về phía trung tâm khu nghiên cứu càng cao và độ dốc càng lớn, nhiều núi cao, thung lũng sâu, sườn núi dốc.
Thổ nhưỡng: Đất trong khu vực nghiên cứu có nhiều loại khác nhau như đất mùn trên núi cao, đất đỏ vàng trên núi thấp và núi trung bình có thành phần cơ giới thịt nhẹ, thịt trung bình tầng đất từ trung bình đến dày, được hình thành trên đá trầm tích, gồm các loại đá mẹ chính: Sa thạch, Phiến thạch sét, Sa phiến thạch, Cuội kết và Phù sa cổ thuộc kỷ đệ tứ. Tuy nhiên, chiếm diện tích chủ yếu là 2 loại đất sau:
- Đất Feralit trên núi phân bố ở độ cao 300m trở lên, hầu hết đất còn thực vật che phủ, tầng đất trung bình và dày với thành phần cơ giới là thịt nhẹ và trung bình, đất tơi xốp, hàm lượng mùn, dinh dưỡng khá.
- Đất Feralit điển hình, phân bố ở độ cao 200-300m, tầng đất dày và trung bình, thành phần cơ giới là thịt trung bình, hàm lượng dinh dưỡng trung bình và nghèo. Loại đất này phân bố tương đối phổ biến, tập trung chủ yếu ở khu Tây Bắc khu bảo tồn, thường đã trải qua thời kỳ canh tác và gặp ở những diện tích rừng phục hồi.