Kế thừa và phát huy những các kiến thức, phương thức quản lý rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Bắc Kạn. (Trang 48)

5. Ý nghĩa của đề tài

3.1.1.2. Kế thừa và phát huy những các kiến thức, phương thức quản lý rừng

tốt đã và đang được triển khai

Đồng quản lý sẽ hướng đến quản lý và khai thác bền vững và sử dụng hiệu quả các nguồn lực có sẵn để hướng tới về kinh tế do đó sẽ sử dụng hiệu

quả các nguồn lực có sẵn để hướng tới lợi ích về kinh tế do đó sẽ sử dụng triệt để các tài liệu có uy tín trong lĩnh vực bảo tồn và tham khảo các tư liệu quý về bảo tồn và phát triển rừng trong nước và quốc tế. Có rất nhiều những nghiên cứu về đa dạng sinh học, trong đó có nghiên cứu về những kinh nghiệm, kiến thức bản địa song song tại khu vực nghiên cứu. Vì vậy Đồng quản lý sẽ ứng dụng kết hợp giữa hai luồng kiến thức, kinh nghiệm có sẵn trong việc triển khai các giải pháp bảo tồn và phát triển rừng tạo nên sự chia sẻ thông tin và học hỏi giữa các thành phần liên quan đến nhau trong công tác quản lý rừng. Nhà nước và các tổ chức sẽ chia sẻ về thể chế chính sách, thông tin cơ cấu tổ chức hỗ trợ phát triển lâm nghiệp, các ứng dụng khoa học trong nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học, các mô hình cải thiện kinh tế hộ…người dân bản địa sẽ cung cấp thông tin lịch sử, lược sử về sinh thái, các công dụng của một số loài đặc trưng của vùng, các tiềm năng và nguy cơ bị đe dọa của các loài trong hệ sinh thái, các phương thức bảo tồn và phát triển rừng đặc trưng của vùng… Việc học hỏi thông qua sự trao đổi thông tin sẽ giải quyết được khó khăn trong sự bất đồng về trình độ nhận thức và văn hóa, tạo nên một liên kết bền chặt trong các cộng đồng với các bên.

Sự kế thừa trong Đồng quản lý rừng không chỉ giải quyết về mặt kinh tế khi giảm chi phí cho các nghiên cứu mà còn mang lại nhiều lợi ích về mặt xã hội khi giải quyết được xung đột giữa các nhóm do khác nhau về mục tiêu và lợi ích kinh tế, bảo tồn đa dạng về văn hóa và mang lại tính đồng thuận cao trong bộ phận người dân bản địa, người dân sống trong khu vực có rừng, phát huy được những giá trị vốn có của người dân địa phương hướng tới sự phát triển bền vững dựa vào cộng đồng.

a.Quản lý dựa trên cơ sở tiếp cận đa phương về lợi ích

Đối với cộng đồng và người dân trực tiếp phụ thuộc vào nguồn tài nguyên rừng. Lợi ích của họ sẽ được cân nhắc để có thể khai thác và sử dụng

một cách hiệu quả trong thời điểm hiện tại cũng như bền vững trong tương lai mà các thế hệ sau vẫn có thể kế thừa.

Hiện nay tất cả các thành phần tham gia quản lý rừng đều quan tâm đến lợi ích mà nguồn tài nguyên thiên nhiên có trong khu vực mình quản lý. Đồng quản lý rừng sẽ hướng đến chia sẻ lợi ích cho tất cả các bên liên quan, tuy nhiên vẫn phải đặt lợi ích quốc gia và lợi ích xã hội lên hàng đầu là mục tiêu bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, phòng hộ cho các ngành sản xuất và đời sống xã hội trong khu vực. Bằng cách tiếp cận Đồng quản lý sẽ phải phân tích lợi ích cho các thành phần khác khi tham gia quản lý bao gồm cả người dân và các tổ chức.

Trên quan điểm đó khi xem xét lợi ích của các tổ chức khác về lợi ích kinh tế như khai thác gỗ, chất đốt, năng lượng nước, khoáng sản du lịc…thì cũng cần đánh giá và cân nhắc đến việc bảo tồn và lợi ích của cộng đồng thông qua các đánh giá có sự tham gia của các bên quản lý rừn trong khu vự đó. Đồng quản lý sẽ hình thức quản lý mà các bên tham gia một cách công bằng về mặt lợi ích và trách nhiệm để hướng đến một sự phát triển hài hòa lợi ích của các bên thông qua việc cùng nhau chia sẻ thông tin và cùng bàn bạc thống nhất đưa ra quyết định đảm bảo các nguồn lợi từ rừng.

b.Phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn bản sắc văn hóa cộng đồng thôn bản - Về phát triển kinh tế: Khi tham gia vào khung chương trình quản lý ngoài mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học thì sẽ có nhiều lợi ích kinh tế mang lại từ rừng cho cộng đồng. Các thành phần tham gia quản lý rừng sẽ nhận được hỗ trợ từ chính phủ, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội cho việc phát triển kinh tê. Khi đã có mục tiêu rõ ràng thì cộng đồng sẽ cũng dễ dàng lập được kế hoạch phát triển kinh tế bằng năng lực của chính họ và sự hỗ trợ từ bên ngoài.

- Về mặt Văn hóa - Xã hội: Đi đôi với lợi ích kinh tế mà Đồng quản lý mạng lại thì mặt xã hội sẽ có những tác động tích cực. Sự tham gia của người

dân và các thành phần khác trong việc quản lý rừng càng nhiều thì sự chia sẻ thông tin và văn hóa sẽ tăng lên, người dân cộng đồng vùng cao miền núi sẽ có cơ hội tiếp xúc và học hỏi các thông tin, kiến thức mới, được tiếp cận các phương tiện kỹ thuật mới, đây cũng sẽ là tác động tích cực để nâng cao trình độ, kiến thức cho người dân. Cùng với đó là sự phát triển về mặt kinh tế, tạo điều kiện cho người dân tham gia vào các khóa học chính thống. Sau cùng là họ có điều kiện để thực hiện, duy trì, làm mới, phục dựng các truyền thống văn hóa tốt đẹp và áp dụng kiến thức mới có được để bảo tồn và phát huy.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Bắc Kạn. (Trang 48)