5. Ý nghĩa của đề tài
3.3.2. Sự phụ thuộc của người dân vào tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng hàng ngày bị tác động bởi những hoạt động chủ yếu như: khai thác gỗ, lấy củi, khai thác LSNG, săn bắt động vật hoang rã, chăn thả gia súc, cháy rừng, xâm lấn đất rừng. Qua công tác tổ chức cuộc hội thảo tại Khu bảo tồn bao gồm các bên liên quan các cấp, thảo luận và cho phiếu trực tiếp ta được kết quả tổng hợp sau:
Bảng 3.9: Tổng hợp những tác động chủ yếu vào rừng
STT Tác động Số lượng (phiếu) Tỷ lệ (%)
1 Khai thác gỗ 32 100
2 Lấy củi 32 100
3 Khai thác lâm sản ngoài gỗ 28 87,5 4 Săn bắn động vật hoang dã 20 62,5 5 Chăn thả gia súc 18 56,25 6 Đốt nương làm rẫy 8 25 7 Xâm lấn đất rừng 30 93,75 8 Tác động khác 0 0,00 Hình 3.1: Biểu đồ về những tác động đến rừng ở Khu BTTN Kim Hỷ 32 32 28 20 18 8 30 0 0 5 10 15 20 25 30 35 Số lượng (phiếu) 1 Tác động Biểu đồ về tác động đến TNR Khai thác gỗ Lấy củi
Khai thác lâm sản ngoài gỗ Săn bắn động vật hoang dã Chăn thả gia súc
Cháy rừng Xâm lấn đất rừng Tác động khác
Qua bảng 3.9 và biểu đồ 3.1, ta thấy có 7 hình thức tác động chủ yếu đến rừng và đất rừng. Trong đó, khai thác gỗ và lấy củi, xâm lấn đất rừng (hoạt động nương rẫy) là 3 tác động nhiều nhất, được nhiều người quan tâm nhất. Đây cũng là những nguyên nhân chính làm nguồn tài nguyên rừng ở khu vực bản Cáo đang bị suy thoái. Trong đó, khai thác gỗ diễn ra hàng ngày với cường độ lớn, đang làm cho đô che phủ của rừng giảm sút. Trong khi hệ thực vật trên núi đá vôi tái sinh chậm, nếu trong tương lai không có biện pháp ngăn chặn sẽ làm cho rừng ởđây nghèo kiệt và chỉ còn lại núi đá.
- Khai thác gỗ trái phép:
Trong vài năm trở lại đây, tình trạng khai thác gỗ trái phép trên địa bàn có diễn biến phức tạp, đặc biệt là tình trạng khai thác gỗ nghiến tròn dạng thớt, dạng bìu, hầu hết các đối tượng khai thác gỗ trái phép đều sử dụng các loại công cụ hiện đại như cưa xăng cầm tay khai thác với tốc độ cao, hình thức khai thác và vận chuyển hết sức tinh vi.
Tại Khu bảo tồn Kim Hỷ, năm 2011 đã lập biên bản 197 vụ vi phạm, riêng những tháng đầu năm 2012 đã xử lý 47 vụ khai thác rừng; 138 vụ vận chuyển, mua bán, cất giấu, chế biến lâm sản; 05 vụ sử dụng súng săn trái phép; 05 vụ mang dụng cụ, phương tiện vào rừng trái phép.
Do lợi nhuận từ khai thác, mua bán, vận chuyển gỗ trái phép đem lại là rất lớn nên các đối tượng khai thác lôi kéo hầu hết thanh niên, phụ nữ trên địa bàn tham gia vận chuyển bằng nhiều tuyến đường khác nhau, bố trí người canh gác, theo dõi hoạt động của lực lượng chức năng với phương tiện liên lạc hiện đại đã gây nhiều khó khăn cho việc ngăn chặn của lực lượng Kiểm lâm. Mặc dù lực lượng Kiểm lâm của Khu bảo tồn đã tổ chức nhiều đợt tuần tra, truy quét, mật phục và bắt quả tang thu được nhiều tang vật, phương tiện vi phạm đưa ra xử lý, xét xử. Nhưng do còn nhiều hạn chế về mặt chính sách, nguồn nhân lực và trang thiết bị nên tính hiệu quả hoạt động chưa cao. Ngoài ra, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương chưa có sự phối hợp thật chặt chẽ thường xuyên, mà đa số chỉ là phối hợp theo từng đợt truy quét. Thậm chí còn
một số địa phương chính quyền chưa chủ động, coi trọng công tác QLBVR việc này vẫn phó mặc cho lực lượng Kiểm lâm.
- Khai thác lâm sản ngoài gỗ quá mức:
Cộng đồng địa phương khai thác một số lâm sản ngoài gỗ, gồm Phong lan, Song mây, Mật ong, cây dược liệu... và các loại hạt, quả ăn được. Các sản phẩm này là nguồn thu nhập đối với một số hộ gia đình nghèo sinh sống trong khu bảo tồn, tuy nhiên thực trạng cho thấy nguồn lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn đã và đang bị khai thác không bền vững, thậm chí một số loài có giá trị cao bị khai thác quá mức dẫn đến suy giảm mật độ, trữ lượng nghiêm trọng, không còn khả năng phục hồi. Nếu hoạt động khai thác qua mức một số loài cây dược liệu không được ngăn chặn sẽ dẫn đến sự tuyệt chủng cục bộ của một số loài.
Hoạt động sắn bắt trái phép động vật rừng tại KBT đã được ngăn chặn, giảm thiểu trong những năm gần đây nhờ nỗ lực của lực lượng bảo vệ rừng. Những năm gần đây, do nhu cầu thị trường tăng, hoạt động săn bắn, bẫy bắt động trái phép ngày càng phức tạp. Vì những khoản thu nhập hấp dẫn, các đối tượng vi phạm đã bất chấp pháp luật và sự ngăn chặn quyết liệt của lực lượng Kiểm lâm của Khu bảo tồn để vào rừng săn bắt chim thú, hoạt động này là mối đe dọa lớn nhất đến sự tồn tại của các loài loài động vật, đặc biệt là các loài thú lớn.
Bảng 3.10: Các loại lâm sản ngoài gỗ chủ yếu được thu hái trong KBT
STT Loại LSNG Thời gian thu hái/năm Hình thức thu hái Lượng thu hái TB/1 hộ/năm Tần suất thu hái Giá trị kinh tế
1 Mật ong 4 tháng Có duy trì 4 lít Thi thoảng Cao 2 Song mây 3 tháng Triệt để 130 kg Thi thoảng Cao 3 Tre nứa 6 tháng Có duy trì 95 cây Thi thoảng TB 4 Cây làm thuốc 6 tháng Triệt để 30kg Thường xuyên Cao 5 Măng 7 tháng Triệt để 230kg Thường xuyên TB 6 Động vật rừng Quanh năm Triệt để 30kg Thi thoảng Cao 7 Tai chua Theo mùa Có duy trì 50kg Thường xuyên TB
Qua điều tra ta thấy thu nhập từ việc thu hái LSNG chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập hàng ngày của các hộ dân, đặc biệt là các hộ nghèo và cận nghèo. Có những hộ dân ngoài việc trồng rừng còn sống chủ yếu dựa vào việc thu hái nguồn LSNG trong rừng như lấy măng, ong mật, dược liệu… Việc khai thác và thu hái này diễn ra thường xuyên qua các mùa phát triển của LSNG trong năm.
- Khai thác khoáng sản trái phép:
Tình trạng khai thác vàng trái phép trên địa bàn Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ đã diễn ra từ những năm 1980 của thế kỷ trước, có nhiều đối tượng tham gia gồm cả người dân trong và ngoài địa phương. Kể từ khi thành lập đến nay, Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, các ngành chức năng của tỉnh, huyện đã tổ chức truy quét nhiều lần nhưng do thực hiện không thường xuyên và chưa bố trí được các trạm liên ngành chốt chặn thường xuyên nên sau những đợt truy quét một thời gian ngắn, các đối tượng vi phạm lại quay trở lại khai thác trái phép. Theo báo cáo của lực lượng kiểm lâm (6/2012) trong KBTTN Kim Hỷ có 78 ổ nhóm, với khoảng gần 400 đối tượng khai thác vàng trái phép, tập trung chủ yếu ở 17 lũng nằm trên địa bàn 2 xã Kim Hỷ và Lương Thượng. Tuy nhiên, trên thực tế con số hiện nay có thể lớn hơn rất nhiều. Chỉ tính riêng tại khu vực Tốc Lù, Lủng Quang và Xạ Hang sốđiểm nhóm khai thác đã lên đến gần 100 lán, trại. Cũng theo báo cáo của lực lượng Kiểm lâm, để ngăn chặn việc khai thác vàng trái phép, hàng năm lực lượng liên ngành đã tiến hành truy quét từ hai đến ba đợt tại các điểm khai thác như: Tốc Lù, Bó Lẹp, Lũng Chủ, Lũng Mòn, Slam Lái, Lũng Cốp, Xạ Hang... Cùng với đó, tiêu huỷ 71 lán, trại, hơn 120 máy móc, cắt đứt trên 20 nghìn mét vòi dẫn nước v.v. Tuy nhiên, do lợi nhuận của vàng trên thị trường hiện nay là quá cao, nên các đối tượng vẫn ngoan cố đầu tư, sửa chữa lại máy móc, dụng cụ để khai thác. Cá biệt, một số đối tượng vi phạm còn tỏ thái độ chống đối, đe dọa, không chấp hành khi lực lượng chức năng đến kiểm tra, xử lý. Mặt khác, do bị truy quét quá gắt gao, phần lớn hiện nay các đối tượng đã chuyển từ khai thác công khai sang hoạt động bí mật, giấu toàn bộ máy móc, phương tiện xuống dưới hang sâu. Cùng
với đó, bố trí đội ngũ “chim lợn” đứng cảnh giới từ xa tại các điểm ra vào lũng, nhằm chống đối lại hoạt động kiểm tra của các lực lượng liên ngành. Điều đó cho thấy ngăn chặn nạn khai thác khoáng sản trái phép ở Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ hết sức cam go và cần có những giải pháp đồng bộđể giải quyết dứt điểm tình trạng này.
Việc khái thác khoáng sản trái phép không những gây mất ổn định môi trường sống của các loài động vật mà còn gây ô nhiễm môi trường bởi các chất thải, chặt phá cây rừng làm lán trại, củi đốt, vi phạm quy chế quản lý rừng đặc dụng.
- Cơ cấu kinh tế hộ phân loại theo nguồn thu nhập
Bảng 3.11: Cơ cấu kinh tế phân loại hộ
Loại hộ
Nguồn thu
Nghèo I Cận nghèo II Trung bình III Khá IV Tiền (triệu) Tỷ lệ (%) Tiền (triệu) Tỷ lệ (%) Tiền (triệu) Tỷ lệ (%) Tiền (triệu) Tỷ lệ (%) Lâm nghiệp 1.34 13.15 1.32 9.64 1.27 6.10 0.70 2.34 Nông nghiệp 1.33 13.05 1.21 8.85 1.32 6.34 1.13 3.77 Vườn hộ 0.82 8.05 0.53 3.87 0.67 3.22 3.78 12.62 Chăn nuôi 3.70 36.31 6.42 46.94 10.16 48.78 9.52 31.79 Nguồn khác 3.00 29.44 4.20 30.71 7.41 35.57 14.82 49.48 Tổng cộng 10.19 100 13.68 100 20.83 100 29.95 100 0 10 20 30 40 50 Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ trung bình Hộ khá Nguồn thu từ LN Nguồn thu từ NN Nguồn thu từ VH Nguồn thu từ CN Nguồn thu Khác Hình 3.2: Biểu đồ cơ cấu kinh tế hộ
So sánh từ các kết quả trên cho thấy người dân trong thôn co nguồn thu phụ thuộc vào tài nguyên rừng là rất lớn điều này cũng dễ hiểu bởi do người dân của thôn sống trong khu vực nông thôn. Tuy nhiên việc người dân sống trong thôn sản xuất nông lâm nghiệp và phát triển rừng chưa thực sự được đầu tư đúng mức nên nguồn thu chỉ ở mức thấp giảm dần theo nhóm kinh tế hộ cụ thể lâm nghiệp chiếm 13,15% ở nhóm hộ nghèo giảm xuống còn 2,34% tổng thu nhập của của các hộ kinh tế khá. Mặt khắc tổng thu nhập từ Nông nghiệp của người dân cũng không cao chỉ chiếm từ 3,17% đến 13,05% tổng thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào chăn nuôi gia súc và các thu nhập từ khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ từ rừng tự nhiên. Đây là nguồn thu nhập chính của người dân nên người dân tập trung thời gian và nhân lực để thực hiện việc khai thác tài nguyên rừng trái phép, điều này trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng do người dân sử dụng trực tiếp nguồn tài nguyên rừng trong chu trình tài chính, hậu quả là diện tích rừng giảm, lượng tài nguyên sinh học bịđe dọa nghiêm trọng, hình thành nên những mâu thuẫn xung đột giữa các nhóm tham gia quản lý rừng và cơ quan quản lý với người dân. Diễn biến vi phạm pháp luật bảo vệ rừng ngày càng gia tăng, quy mô ngày càng lớn, tổ chức ngày càng tinh vi do sức hút từ nguồn lợi mà tài nguyên rừng đem lại.
Từ biểu đồ trên chúng ta cũng có thể thấy được rằng nhóm hộ nghèo và cận nghèo đang có tỷ lệ thu nhập từ nông lâm nghiệp so với tổng thu nhập lớn hơn nhóm hộ trung bình và khá. Điều này nói lên rằng các hộ nghèo là các hộ dành nhiều thời gian đầu tư phát triển nông lâm nghiệp, còn các hộ trung bình và khá có nguồn thu chủ yếu là từ các nguồn khác mà trong đó nguồn thu từ khai thác gỗ, săn bắn và buôn bán lâm sản ngoài gỗ, theo hướng này họ là nhóm ảnh hưởng tiêu cực nhiều nhất đến tài nguyên rừng ở trong khu bảo tồn.