Các hình thức và chức năng nhiệm vụ của các chủ thể trong quản lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Bắc Kạn. (Trang 45)

5. Ý nghĩa của đề tài

3.1.1.1. Các hình thức và chức năng nhiệm vụ của các chủ thể trong quản lý

tài nguyên rừng hiện nay

+ UBND tỉnh Bắc Kạn

- Chức năng: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về QLBVR trên địa bàn.

- Nhiệm vụ: Tổ chức quán triệt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới các cơ quan về lâm nghiệp và chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách đó.

+ Sở NN & PTNT tỉnh Bắc Kạn

- Chức năng: Là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch, chương trình công tác quản lý bảo vệ (QLBV) và phát triển rừng trên địa bàn.

- Nhiệm vụ: Trực tiếp chỉ đạo thực hiện các chương trình công tác trong lĩnh vực quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.

+ Chi cục Kiểm lâm Tỉnh Bắc Kạn

- Chức năng: Là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh, Sở NN&PTNT thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh.

- Nhiệm vụ: Nắm chắc tình hình TNR, đề xuất với UBND tỉnh, Sở NN&PTNT về kế hoạch biện pháp tổ chức quản lý, chỉ đạo thực hiện việc QLBV tốt nguồn TNR và lâm sản trên địa bàn. Trực tiếp chỉ đạo BQL KBTTN, hướng dẫn việc chỉ đạo xây dựng lực lượng và hoạt động của lực lượng quần chúng bảo vệ rừng ở cơ sở.

+ Ban quản lý KBTTN Kim Hỷ.

- Chức năng: Là cơ quan tham mưu trực tiếp cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh xây dựng kế hoạch QLBV nguồn tài nguyên tại khu bảo tồn.

- Nhiệm vụ: Nắm bắt diễn biến tài nguyên rừng trong phạm vi quản lý; các yếu tố tác động (tích cực và tiêu cực) tới khu bảo tồn, từđó có những giải pháp cho công tác quản lý bảo vệ. Thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ rừng, hướng dẫn cộng đồng dân cư xây dựng hương ước, quy ước quản lý bảo vệ rừng, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy ước, hương ước đó. Phối hợp với các tổ chức chính quyền, đoàn thể xã hội trên địa bàn để thực hiện việc bảo vệ rừng. Chỉ đạo các Trạm kiểm lâm địa bàn tăng cường kiểm tra, tuần tra, xử lý các điểm “nóng” về khai thác và vận chuyển trái phép lâm sản. Thực hiện chương trình nghiên cứu khoa học về bảo tồn đa dạng sinh học, xây dựng các chương trình dự án đầu tư nhằm bảo vệ bền vững khu bảo tồn. Tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện các nhiệm vụ công tác, báo cáo Chi cục Kiểm lâm tỉnh.

+ Trạm kiểm lâm địa bàn.

- Chức năng: Chịu trách nhiệm trước ban quản lý về hoạt động của trạm, nhiệm vụ QLBVR và xây dựng vốn rừng trên địa bàn được phân công.

- Nhiệm vụ: Tham mưu cho chính quyền địa phương thực hiện công tác QLBVR và xây dựng vốn rừng, xử lý các vụ vi phạm theo thẩm quyền. Tuần tra, kiểm tra và ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ vi phạm luật bảo vệ phát triển rừng. Nắm bắt tình hình và theo dõi diễn biến TNR trên địa bàn phụ trách. Phối hợp với các cơ quan có liên quan, hướng dẫn và giám sát các chủ rừng trong việc bảo vệ và phát triển rừng.

+ UBND xã

- Chức năng: Thực hiện quản lý Nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn xã. Chỉ đạo, kiểm tra các thôn, bản trong việc thực hiện các quy ước về bảo vệ rừng, phối hợp với Hạt kiểm lâm huyện chỉ

đạo cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn xã mình thực hiện các nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng.

- Nhiệm vụ: Chỉđạo với các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của xã tăng cường tuần tra các vùng trọng điểm, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm lâm luật. Tổ chức cho các hộ gia đình ký cam kết không vi phạm luật bảo vệ phát triển rừng, tham gia xây dựng vốn rừng, bảo vệ rừng.

+ Ban Lâm nghiệp xã

- Chức năng: Tham mưu cho UBND Xã thực hiện quản lý Nhà nước về rừng và đất rừng.

- Nhiệm vụ: Kiểm tra, đôn đốc các tổ chức bảo vệ rừng và chủ rừng trong phạm vi xã, chấp hành luật bảo vệ và phát triển rừng. Phối hợp chặt chẽ với kiểm lâm phụ trách địa bàn để xây dựng các chương trình, kế hoạch, quản lý bảo vệ rừng và tổ chức thực hiện các chương trình công tác đó sau khi được phê duyệt.

+ Công an xã

Đảm bảo an ninh trật tự địa bàn nói chung, trong đó có an ninh về rừng nói riêng. Phối hợp với Kiểm lâm địa bàn trong tuần tra, kiểm tra, ngăn chặn, truy quét các hành vi xâm hại rừng.

+ Trường học

Giáo dục đạo đức văn hoá cho các học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, giúp các em hiểu được vai trò và tầm quan trọng của rừng đối với đời sống con người, từđó dần hình thành trong ý thức các em về tầm quan trọng của rừng và việc cần thiết bảo vệ rừng.

+ Các đoàn thể trong bản

Tuyên truyền vận động người dân không vi phạm luật bảo vệ rừng, cùng tham gia QLBV rừng, phối hợp với các tổ chức khác trong tuần tra bảo vệ rừng. Gây quỹ và hỗ trợ lẫn nhau phát triển kinh tế, vận động thành viên

hội và mọi thành viên trong cộng đồng không vi phạm luật QLBV rừng, cùng tham gia QLBV góp phần xây dựng vốn rừng.

+ Trưởng thôn

Trực tiếp tuyên truyền, đôn đốc người dân tham gia công tác bảo vệ rừng và PCCCR.

+ Người dân

Là người trực tiếp gắn bó với rừng, thường xuyên gần gũi với rừng nhất. Nhưng lại không có vai trò gì trong quản lý

Ngoài ra, liên quan đến tài nguyên rừng còn có nhiều các bên liên quan đó là các tổ chức như: Doanh nghiệp lâm nghiệp nhà nước, quân độ, các tổ chức phi chính phủ tham gia bảo tồn tài nguyên rừng... và giữa họ tạo ra một mạng lưới được hình thành. Trước đây, khi chưa có sự thống nhất về mặt pháp luật thì quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng là một hình thức quản lý truyền thống được xem là tối ưu, hình thức này đã tồn tại và phát triển một thời gian dài và giai đoạn dựa trên sự cam kết tự nguyện trong cộng đồng xã hội.

Thực trạngtại Việt Nam tại một đại bàn cụ thể đang tồn tại nhiều hình thức quản lý rừng khác nhau chủ yếu dựa vào vai trò, nhiệm vụ và mục tiêu của các chủ thể tham gia trong quá trình quản lý đưa ra nhằm đạt được mục đích của mình, có thể gọi đây là lợi ích nhóm và từ đó cũng nảy sinh ra xung đột lợi ích giữa các nhóm cùng tham gia quản lý cùng một đại bàn rừng. Do đó để giải quyết được vấn đề trên cần có một phương thức quản lý mà ở đó mà ở đó có thể tạo ra một môi trường hợp tác, liên kết các chủ thể quản lý với nhau. Tài nguyên rừng ở nước ta rất đa dạng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Bắc Kạn. (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)