Nhóm giải pháp cơ cấu tổ chức đồng quản lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Bắc Kạn. (Trang 86)

5. Ý nghĩa của đề tài

3.5.2.2. Nhóm giải pháp cơ cấu tổ chức đồng quản lý

Sau khi nghiên cứu và lấy ý kiến đóng góp của các ngành, các bên liên quan bà tham khảo mô hình tổ chức bộ máy của các nghiên cứu trước đây, tác giả đề xuất cơ cấu tổ chức của hội đồng quản lý tài nguyên rừng tại Khu bảo tồn Kim Hỷ qua sơ đồ như sau:

Hình 3.5: Sơđồ cơ cấu tổ chức đồng quản lý Ban Đồng quản lý cấp tỉnh Cơ quan, tổ chức khoa học kỹ thuật, tài Ban Đồng quản lý cấp huyện Ban Đồng quản lý cấp xã Ban Đồng quản lý cấp xã Ban Đồng quản lý cấp thôn Ban Đồng quản lý cấp thôn Ban Đồng quản lý cấp thôn

* Ban qun lý rng xã

Theo sơ đồ hình 3.2 ban đồng quản lý sẽ được thành lập ở cấp xã, đây là tổ chức tập hợp tất cả cả các bên tham gia. Ban đồng quản lý chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban quản lý Khu bảo tồn, chính quyền địa phương và được tư vấn vê cơ chế chính sách của chi cục kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn. Ban đồng quản lý được tư vấn trực tiếp của hội khoa học tư vấn.

Nhiệm vụ Ban đồng quản lý rừng

- Chịu trách nhiệm về quản lý bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng trên địa bàn xã.

- Xây dựng cơ chếđề xuất chính sách cho các cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm trình ban quản lý Khu bảo tồn phê duyệt.

- Tổ chức chỉ đạo các Ban đồng quản lý rừng tại các thôn triển khai các hoạt động bảo tồn như bảo vệ rừng, tuyên truyền bảo tông thiên nhiên và bảo vệ môi trường…

- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ bảo tồn như hỗ trợ Phát triển kinh tế xã hội trong xã.

- Phối hợp chính quyền các cấp, các tổ chức trong và ngoài nước.

Quyền hạn Ban đồng quản lý rừng:

- Được ra các quyết đinh xử lý các vụ liên quan đến tài nguyên rừng trong khu bảo tồn và vùng đệm trong phạm vi quyền hạn cho phép.

- Được hợp tác với các cơ quan tư vấn trong và ngoài nước về khoa học kỹ thuật và BTTN và phát triển kinh tế cộng đồng, du lịch sinh thái trong khuôn khổ pháp luật.

Nhân sự: Cơ cấu nhân sự của Ban đồng quản lý rừng được đề xuất như sau: Cán bộ Ban quản lý khu bảo tồn 2 thành viên là đối tác đại diện cho Ban quản lý Khu bảo tồn.

- Cán bộ xã 01 thành viên, cử cán bộ nông lâm nghiệp xã trực tiếp là đại diện cho chính quyền xã.

- Đại diện cộng đông thôn thành viên. Các thành viên này được Ban đồng quản lý rừng các thôn bầu chọn.

- Đại diện kiểm lâm huyện 01 người, do Hạt kiểm lâm cử là kiểm lâm địa bàn

Tổ chức:

- Trưởng ban: 01 người chỉ đạo các hoạt động, nhiệm kỳ của trưởng ban là 3 năm.

- Tổ bảo vệ tài nguyên rừng - Tổ tuyên truyền giáo dục.

- Tổ xử lý vi phạm: Thi hành các thể chế, xử lý các vụ việc vi phạm trái phép nguồn tài nguyên.

* Các Ban đồng qun lý thôn

Mỗi thôn có một Hội đồng quản lý rừng, chịu trách nhiệm, sự chỉ đạo của chính quyền thôn, chính quyền các cấp và Ban quản lý Khu bảo tồn.

Nhiệm vụ:

- Chịu trách nhiệm về công tác quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn thôn và các địa bàn khác được phân công, tham gia xây dựng kế hoạch hàng năm.

Triển khai các hoạt động như xây dựng quy ước bảo về rừng cấp thôn, triển khai các hoạt động tuần tra rừng, tuyên truyền về công tác BTTN.

- Hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội của người dân trong hông

- Báo cáo tính hình, thực hiện công tác báo cáo cấp có thảm quyền những vụ việc mà ban không đủ khả năng và thẩm quyền giải quyết.

- Phối hợp với các ban quản lý rừng thôn khác trong các hoạt động.

Quyền hạn:

- Được xử lý các vụ việc vi phạm trái phép TNTN trong phạm vi quản lý. - Được chia sử lợi ích cho những người tham gia trong phạm vi quy định.

- Được chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động quản lý tài nguyên dựa trên phong tục tập quán của cộng đồng, không trái với pháp luật hiện hành.

Tổ chức nhân sự:

- Trưởng ban: 01 người, phó ban 01 người do cộng đồng bầu trọn với nhiệm kỳ 2 năm.

- Thành lập tổ bảo vệ rừng cấp thôn gồm 5 thành viên được cộng đồng bầu chọn.

- Thành viên nhóm tuyên truyền bảo vệ rừng và hỗ trợ phát triển kinh kế xã hộ, gồm 5 thành viên: 02 hội phụ nữ, 01 đoàn thanh niên, 01 hội cựu chiến binh, 01 hội nông dân. Nhóm tuyên truyền chủ yếu làm việc kiêm nhiệm và một phần mang tính chất tình nguyện.

* Ban đánh giá giám sát

Được thành lập độc lập với Ban đồng quản lý tài nguyên, chịu sự chỉđạo trực tiếp của UBND xã, Ban quản lý Khu bảo tồn

Nhiệm vụ và quyền hạn

- Giám sát và đánh giá định kỳ và không định kỳ.

- Tham gia xây dựng các tiêu chí giám sát đánh giá đồng quản lý rừng. - Báo cáo điều chỉnh các hoạt động theo tiến đôn và kế hoạch thực hiện, đề xuất các giải pháp mới nhằm đạt hiệu quả cao hơn cho Ban đồng quản lý rưng.

Tổ chức nhân sự:

Sử dụng cán bộ của hội đồng nhân dân xã làm nòng cốt: 03 thành viên kiêm nhiệm, các bên tham gia khác được cử 01 người trong Ban giám sát đánh giá cấp xã.

* Hi đồng tư vn khoa hc

- Tổ chức về khoa học kỹ thuật, các phương pháp đánh giá, tiếp cận và quản lý TNTN; Các kỳ thuật bảo vệ rưng, phục hồi rừng và trồng rừng; Các kỹ thuật phát triển cộng đồng; Các kỹ năng giám sát đánh giá,…

Về tổ chức: Hội đồng tư vấn được đề xuất Hội Khoa học lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn chủ trì.

Thành viên gồm chi cục kiểm lâm tỉnh các sở như: Sở nông nghiệp, sở tài nguyên và môi trường, sở khoa học công nghệ, sở kế hoạch và đầu tư, sở du lịch và thương mai, sở tài chính, các cơ quan, tổ chức chính phủ và phi chính phủ. Các thành viên chủ yếu là kiêm nhiệm và mang tính chất tình nguyện vì sự nghiệp bảo tồn thiên nhiên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Bắc Kạn. (Trang 86)