Những ảnh hưởng của hình thức đồng quản lý tới các bên liên quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Bắc Kạn. (Trang 25)

5. Ý nghĩa của đề tài

1.3.2.Những ảnh hưởng của hình thức đồng quản lý tới các bên liên quan

Sự thay đổi về mặt chính sách vào các hình thức quản lý tài nguyên rừng có ảnh hưởng lớn đến sinh kế của các bên tham gia, mà đặc biệt là của người dân địa phương. Việc chuyển đổi từ phương thức lâm nghiệp truyền

thống sang lâm nghiệp xã hội tạo ra những cơ hội và cả thách thức cho người trong việc nâng cao chất lượng cuốc sống của mình.

Hình thức đồng quản lý được áp dụng cho những nơi chịu nhiều áp lực cho con người, nhất là người dân địa phương gây bất lợi cho nguồn tài nguyên này vẫn đang xảy ra dưới nhiều hình thức và cấp độ khác nhau. Trong bối cảnh đó, công tác bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên đặt ra nhiều vấn đề bức thiết hơn và không thể gói gọn trong các hoạt động chuyên biệt mà còn đòi hỏi ở mức độ cao hơn như bảo tồn ở cấp độ vùng với nhiều bên tham gia và lồng ghép nhiều lĩnh vực hoạt động như một sự lồng ghép giữa lợi ích bảo tồn và phát triển theo hướng bền vững. Cộng đồng địa phương được đánh giá có tính quyết định cao hơn để bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Hiện Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã và đang xúc tiến giải pháp đồng quản lý rừng, nhằm phát triển tài nguyên này một cách bền vững trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.

Trước mắt, Bộ sẽ tổ chức thực hiện thí điểm tại một số Công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ để tổng kết, rút kinh nghiệm và hoàn thiện chính sách thực thi trong cả nước.

Theo đó, ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, doanh nghiệp được Nhà nước giao rừng và đất lâm nghiệp sẽ thực hiện cơ chếđồng quản lý với dân cư địa phương, trên cơ sở cùng chia sẻ trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và cùng hưởng lợi ích từ rừng và sự đóng góp của các bên chủ rừng và cộng đồng dân cư địa phương.

Thông qua cơ chế chia sẻ trách nhiệm và lợi ích tạo cho cộng đồng, các cá nhân, hộ gia đình sống trong và gần rừng (chủ yếu là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất tự nhiên), có cơ hội tiếp cận có kiểm soát các nguồn tài nguyên được chia sẻ, nâng cao động lực của cộng đồng trong bảo

vệ, bảo tồn và phát triển rừng, từng bước thực hiện xã hội hóa hoạt động quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên.

Về cơ chế chính sách đối với rừng đặc dụng, Nhà nước bố trí ngân sách sự nghiệp bảo vệ rừng hàng năm cho khoán bảo vệ rừng đặc dụng ở khu vực rừng bị đe dọa xâm hại cao, gắn với bảo đảm cuộc sống của người dân với mức bình quân 300 ngàn đồng/hécta/năm.

Việc tổ chức tận thu, tận dụng lâm sản và chia sẻ lợi ích, kể cả việc tiếp cận nguồn gen trong các khu rừng đặc dụng phải theo quy định của pháp luật. Người dân tham gia bảo vệ rừng được hưởng lợi ích từ chi trả các dịch vụ môi trường của rừng, như cung cấp nước cho nhà máy điện, nước, cho thuê cảnh quan kinh doanh du lịch sinh thái theo dự án.

Đối với rừng phòng hộ, sẽ thành lập các ban quản lý những khu rừng phòng hộ quy mô lớn. Những diện tích dưới 5 ngàn hécta giao cho các tổ chức, hộ gia đình, doanh nghiệp quản lý; trong đó ưu tiên giao cho cộng đồng dân thôn, hộ gia đình và cá nhân sinh sống trên địa bàn.

Riêng với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề xuất Nhà nước bố trí ngân sách sự nghiệp hàng năm, để tiếp tục ổn định diện tích giao khoán bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc tại chỗ (đặc biệt là khu vực thuộc đối tượng quy định tại Nghị quyết 30a của Chính phủ), ở một số khu rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển với mức khoán bình quân 200 ngàn đồng/hécta/năm. Đồng thời, tiếp tục thực hiện việc khai thác lâm sản theo phương án điều chế, tận thu, tận dụng lâm sản theo quy định của pháp luật. Người nhận khoán bảo vệ rừng cũng được hưởng lợi ích từ chi trả các dịch vụ của rừng [21].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Bắc Kạn. (Trang 25)