Vai trò của các bên liên quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Bắc Kạn. (Trang 72)

5. Ý nghĩa của đề tài

3.4.1.Vai trò của các bên liên quan

tài nguyên rừng của KBT Kim Hỷ tác giả đã thực hiện việc thảo luận nhóm với đại diện các bên liên quan, kết hợp với việc cho điểm về mối quan tâm và vai trò của các bên trong quản lý nguồn tài nguyên tại KBT Kim Hỷ, đồng thời cũng xác định được khó khăn thử thách mà các bên đang phải đối mặt. Nhận thức đầy đủ về vấn đề này sẽ là cơ sở để đề xuất các giải pháp đồng quản lý một cách có hiệu quả. Kết quả thảo luận được tổng hợp và trình bày trong bảng 3.12 như sau:

Bảng 3.12: Phân tích mối quan tâm và vai trò của các bên liên quan

TT Bên liên quan

Mối quan tâm đến tài

nguyên

Vai trò đối với đồng quản

Khó khăn Tầm quan trọng A Cộng đồng dân cư Tực tiếp sử dụng các sản phẩm từ rừng

Triển khai các hoạt động cụ thể trong đồng quản lý TNR

Dân trí thấp, thiếu trang thiết bị, ít quyền hạn 10 B Hộ gia đình Sử dụng sản phẩm từ rừng, nhận khoán bảo vệ trên địa bàn

Tham gia các hoạt động của cộng đồng, của chính quyền, cung cấp thông tin

Dân trí thấp, thiếu trang thiết bị, ít quyền

hạn 9

C Các đoàn thể

trong thôn

Giữ gìn và phát triển văn hóa, xã hội; Kinh tế của thôn

Thực hiện, giám sát các hoạt động đồng quản lý rừng Trình độ hạn chế, chưa đồng bộ 8 D Tổ bảo vệ rừng, an ninh thôn

Thu lợi từ rừng, bảo vệ an ninh, phát triển kinh tế - xã hội

Chỉ đạo và thực hiện giám sát các hoạt động đồng quản lý tài nguyên Lực lượng mỏng, trình độ hạn chế, ít được đãi ngộ 10 E Chính quyền xã

Thu lợi từ rừng, bảo vệ rừng, phát triển kinh tế

- xã hội

Tổ chức thực hiện đồng quản lý, chỉ đạo các hoạt động chỉ đạo giám sát, đánh giá

Lực lượng mỏng, trình độ hạn chế 9 F BQL Khu bảo tồn Bảo vệ rừng kết hợp đồng giao đất giao rừng cho người dân nhận khoán chăm sóc bảo vệ

Chỉ đao tổ chức thực hiện đồngquản lý, hỗ trợ kỹ thuật, vốn, trực tiếp tham gia thực hiện

Lực lượng mỏng, thiếu trang bị chuyên

dụng 10

G Kiểm lâm Bắc Kạn

Bảo vệ khai thác tiềm năng sinh thái của rừng

Hỗ trợ kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ; Đê xuất cơ chế chính sách đồng quản lý

Lực lượng mỏng, thiếu trang bị, chưa có cơ chế

8

H Cơ quan du lịch

Bảo vệ tiềm năng khai thác sinh thái của rừng

Đầu tư vốn, kỹ thuật trực tiếp tham gia thực hiện quản lý

Ít cán bộ có chuyên

môn lâm nghiệp 8

I

Cơ quan và nhà kế hoạch, nhà đầu tư

Bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ tài nguyên môi

trường Cung cấp tri thức, vốn

Khó giám sát 10 J Cộng đồng thôn khác Cùng chia sẻ lợi ích từ rừng trong khu bảo tồn Phối hợp công tác QLBVR, Chia sẻ các kiến thức và kinh nghiệm trong việc quản lý phát triển rừng Chưa có sự phối hợp chặt chẽ và thường cuyên 5 K Người khai thác và buôn bán lâm sản

Khai thác và thu mua buôn bán các sản phẩm lấy từ khu bảo tồn

Am hiểu nguốn tài nguyên của Khu bảo tồn, giá trị và lợi ích trước mắt đem lại Mâu thuẫn với các cơ quan quản lý và bảo tồn tài nguyên 7

Ghi chú: Tầm quan trọng được cho điểm từ 1 đến 10 (điểm 1 ít quan tâm, điểm 10 rất quan tâm)

Qua bảng tổng hợp 3.12 kết quả phân tích mối quan tâm và vai trò, ảnh hưởng của các tổ chức, cá nhân trong quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Ta thấy mối thành phần đó có vai trò khác nhau trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên rừng và chủ thê này ít nhiều có ảnh hưởng đến công tác quản lý rừng. Điều đó được thể hiện qua biểu đồ như sau:

Hình 3.3. Tầm quan trọng của các đối tác trong đồng quản lý 0 2 4 6 8 10 A B C D E F G H I J K

Nguồn tài nguyên thiên nhiên trong Khu BTTN Kim Hỷ hiện nay có rất nhiều tổ chức, đơn vị, cá nhân quan tâm khác nhau và có vai trò khác nhau trong quản lý, sử dụng tài nguyên Khu bảo tồn, có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến quá trình thực hiên đồng quản lý rừng được mô hình hóa thông qua mô hình sơđồ VENN

Các tổ chức hiện hữu được thể hiện bằng những đường tròn lớn nhỏ khác nhau, so với vòng tròn trung tâm lớn nhất. Mức độ to hay nhỏ, màu sắc đậm hay nhạt của các vòng tròn thể hiện tầm quan trọng của các tổ chức với Khu BTTN Kim Hỷ, vị trí xa hay gần các vòng tròn so với vòng tròn trung tâm thể hiện mức ảnh hưởng, quan hệ của các tổ chức đó với Khu bảo tồn. Các

vòng tròn càng gần, càng chồng chéo lên nhau nhiều nghĩa là ảnh hưởng của các tổ chức đó càng lớn.

Hình 3.4: Sơđồ VENN các bên liên quan đến quản lý tài nguyên rừng - Vai trò của cộng đồng dân cư thôn: Cộng đồng dân cư thôn và người dân địa phương có cuộc sống gắn bó với rừng, họ là những đối tượng chặt phá khai thác lẫn chiếm rừng, đất rừng để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, họ vừa là đối tượng tham gia các hoạt động BVR như tuần tra, thông tin cho các cơ quan ngăn ngừa các hành vi xâm phạm đến rừng. Như vây người trong cộng đồng dân cư thôn đóng vai trò quan trọng có thể trở thành trung tâm đồng quản lý tài nguyên rừng KBT.

- Vai trò của lãnh đạo thôn: Có vai trò quan trọng, giải quyết trong việc nhận rừng để quản lý,bảo vệ và hưởng lợi ích từ chính sách nhà nước, lãnh đạo,

Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ

Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ Hạt kiểm lâm Na

Rì, Bạch Thông

Kiểm lâm viên Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ Tổ quản lý rừng Hộ gia đình Đoàn thể thôn Cộng đồng thôn bản Cộng đồng thôn khác Chính quyền địa phương Chi cụ kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn Cơ quan khoa học kỹ thuật Dịch vụ Các tổ chức, dự án, phi chính phủ

chỉ đạo, quản lý và điều hành các quan hệ giữa chính quyền, các cơ quan chức năng liên quan với hộ gia đình, người dân thuộc cộng đồng trong việc thực hiện đồng quản lý.

- Vai trò của tổ an ninh thôn: Được giao nhiệm vụ tuần tra bảo vệ an ninh trật tự xã hội trên địa bàn đồng thời thực hiện công việc bảo vệ TNR, PCCC, phát hiện bắt giữ và xử lý các hành vi vi phạm TNR theo quy ước của thôn đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng xử lý các vụ vi phạm luật Bảo vệ và phát triển rừng do mình bắt giữ chuyển giao.

- Vai trò của đoàn thể: Các tổ chức chính trị xã hội trong thôn như: Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội nông dân,…là các tổ chức hoạt động theo điều lệ Hội ngoài việc thực hiện công việc chung, Hội còn tham gia rất vào công tác như tuyên truyền, nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học đồng thời vận động nhân dân tham gia các hoạt động quản lý tài nguyên trên địa bàn, bên cạnh đó các tổ chức này còn có năng lực giám sát đánh giá các hoạt động của cộng đồng quản lý TNR nói riêng.

- Vai trò của hộ gia đình:

+ Là thành viên của cộng đồng, có những đóng góp trực tiếp trong các hoạt động của cộng đồng.

+ Có thể nhận quản lý một phần đất đai, tài nguyên trên địa bàn thôn. + Có khả năng tham gia giám sát các hoạt động của cộng đồng và các hoạt động quản lý.

- Vai trò của cộng đồng khác:

Các cộng đồng khác bao gôm các cộng đồng dân cư thôn bên cạnh và trong cac, có vai trò cụ thể như sau:

+ Giống như vai trò của cộng đồng thôn trong các hoạt động đồng quản lý tài nguyên rèng trên địa bàn của họ.

+ Hợp tác với thôn trong các hoạt động đồng quản lý tài nguyên đặc biệt là các vùng giáp ranh giữa các thôn.

+ Phối hợp giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong sử dụng TNR giữa các cộng đồng.

- Vai trò của chính quyền xã

+ Là trung tâm của các mối quan hệ giữa cộng đồng và các bên liên quan trong đồng quản lý tài nguyên.

+ Chỉ đạo các hoạt đồng đồng quản lý ở cấp thôn đáp ứng các mục tiêu BTTN của BQL Khu bảo tồn, đồng thời đảm bảo mục tiêu phát triển cộng đồng thôn bản.

+ Giám sát đánh giá các hoạt động đồng quản lý tài nguyên của cộng đồng thôn bản trên địa bàn xã.

+ Phối hợp với các hoạt động đồng quản lý tài nguyên khu bảo tồn với các xã bạn và giải quyết mâu thuẫn giữa các cộng đồng.

- Vai trò của BQL Khu bảo tồn

+ BQL chịu trách nhiệm trước tình và nhà nước về công tác quản lý KBT, có trách nhiệm tổ chức, phát triển đồng quản lý mang lại hiệu quả cao.

+ Phối hợp với chính quyền và các cơ quan chức năng cấp tỉnh, huyện và xã trong việc xúc tiến tổ chức các hoạt động đồng quản lý tài nguyên.

+ Quyết định lựa chọn các đối tác tham gia đồng quản lý tài nguyên trên địa bàn của từng thôn.

+ Chuyển giao chuyên môn nghiệp vụ, khoa học kỹ thuật cho lãnh đạo cấp xã, thôn, người dân và các bên liên quan trong công tác đồng quản lý tài nguyên.

+ Chỉ đạo các hoạt động đánh giá giám sát đồng quản lý tài nguyên.

- Vai trò của Kiểm lâm các cấp trong tỉnh Bắc Kạn

+ Giám sát các hoạt động quản lý và sử dụng TNR trên địa bàn tỉnh, huyện trong đó có các vùng đệm và vùng lõi Khu bảo tồn.

+ Phối hợp với Ban quản lý khu bảo tồn trong công tác kiêm tra, giám sát các hoạt động BTTN và kiểm soát các hoạt động khai thác trái phép lâm sản trong Khu bảo tồn.

+ Hỗ trợ về chuyên môn và nghiệp vụ trong công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng công tác đồng quản lý.

+ Đề xuất cơ chế, chính sách đồng quản lý với UBND tỉnh Bắc Kạn.

- Vai trò ca người khai thác và buôn bán lâm sn

Bên liên quan này gồm: Thợ săn, thợ khai thác vận chuyển gỗ, khai thác trai phép các lâm sản khác và những người buôn bán lâm sản. Họ có vai trò cụ thê sau:

+ Hiểu biết sâu hơn vê tài nguyên thiên nhiên trong khu bảo tồn là đối tượng khai thác và phụ thuộc vào chúng.

+ Hiểu biết các quá trình và kỹ năng khai thác các nguồn tài nguyên. + Mâu thuẫn với các hoạt động quản lý bảo vệ nguồn tài nguyên.

Các đối tượng này nếu là người trong thôn thì nên vận động họ tham gua các hoạt đông đồng quản lý hoặc đánh giá, giám sát.

- Vai trò ca các cơ quan khoa hc - k thut, nhà khoa hc và nhà đầu tư

Bên liên quan này gồm các cơ quan khoa học - kỹ thuật Nhà nước, các cơ quan đầu tư của chính phủ, xây dụng các giải pháp cho đồng quản lý, chuyển giao kỹ thuật.

+ Đánh giá các giá trị tài nguyên cần bảo tồn theo các tiêu chí về khoa học.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Bắc Kạn. (Trang 72)