Phương pháp ngoại nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Bắc Kạn. (Trang 41)

5. Ý nghĩa của đề tài

2.2.2. Phương pháp ngoại nghiệp

*Lựa chọn địa điểm nghiên cứu: Địa điểm nghiên cứu là đại diện điển hình cho cả khu vực nghiên cứu, bao gồm các thôn phân bố gần rừng, các yếu tố về địa hình và khả năng tiếp cận với rừng tương đối đồng nhất.

Trên cơ sở các tiêu chí này lựa chọn xã trọng điểm để nghiên cứu: Lương Thượng, Ân Tình, Kim Hỷ, Côn Minh. Đây là các xã điển hình của khu vực nghiên cứu, đã bao gồm các xã có thôn nằm ở trong vùng lõi, vùng đệm trong và vùng đệm ngoài của Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ.

* Khảo sát thực địa kế thừa các giá trịđa dạng sinh học đã được nghiên cứu cần được bảo tồn.

Đa dạng sinh học Khu BTTN Kim Hỷđã được điều tra đánh giá, nên đề tài sẽ kế thừa các tài liệu có sẵn là chủ yếu, chỉ kiểm tra bổ sung cập nhật một số thông tin ngoài thực địa và hiện trạng rừng, thực vật bậc cao và động vật có xương sống nhằm đánh giá mức độ đe dọa và nguyên nhân gây giảm sút.

* Khảo sát thựa địa theo tuyến kết hợp sử dụng phương pháp PRA phỏng vấn người dân bản địa.

Kim Hỷ 9 km:

+ Bản Kẹ đi Lán vàng 2 (L2) đến đến hang Minh Tinh 5 km; + Bản Kẹ đi Mu Tèo 4 km

- Lương Thượng 3 km:

+ Bản Kẹ đi Đỉnh Du Sam đi Hang Minh Tinh 3 km. - Ân Tình 6 km:

+ Trạm Nà Dường đi Hang Hươu - Xạ - Thẳm Nậm 3 km + Từ Thôn Thẳm Mu đi Lũng Liền 3 km

- Côn Minh 6km:

+ Từ chốt Thẳm Mu đi lán Ông Kỳđến đầu xóm Cốc Keng 4 km + Từ Chốt Lủng Pảng đi Lũng Xòm 2 km

+ Cốc Lùng đi Len Giảo, Lủng Peo đến hang Dơi tiếp địa bàn xã Cao Sơn + Trạm Vũ Muộn đi Lũng Cậu

* Điều tra tiềm năng đồng quản lý trong cộng đồng:

Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn RRA (Rapid Rural Appraisad) để thu thập những thông tin bổ sung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, thuận lợi, khó khăn, nguy cơ và thách thức trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia PRA (Participatory Rural Appraisad): được áp dụng để củng cố thông tin thu thập được từ phương pháp kế thừa và RRA. Đồng thời xác định những phong tục, tập quán, kiến thức và các quy ước, hương ước bản địa liên quan đến bảo vệ rừng cũng như vai trò của các bên liên quan đến công tác quản lý tài nguyên rừng, mấu thuẫn và khả năng hợp tác của các bên liên quan trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.

* Các công cụ sử dụng trong điều tra

- Bảng câu hỏi phỏng vấn dùng cho các cơ quan cấp xã, thôn, trưởng thôn và hộ gia đình.

- Ma trận SWOT và sơ đồđánh giá tiềm năng các bên liên quan. - Xác định mức độ ưu tiên bằng phương pháp cho điểm.

- Công cụ lược sử thôn bản để tìm hiểu về lịch sử thôn và những diễn biến về mặt xã hội, phương thức sản xuất, canh tác của người dân, những thách thức mà họđang đối mặt.

* Chọn hộ gia đình phỏng vấn

- Thống nhất lập danh sách chia nhóm theo vùng, theo đặc thù từng địa bàn nghiên cứu.

* Chọn nhóm người dân làm cộng tác viên tham gia các cuộc thảo luận - Tổ chức thảo luận cấp xã tại Khu bảo tồn gồm kiểm lâm, cán bộ xã và đại diện ban ngành ở cấp thôn để làm rõ vai trò và khả năng hợp tác giữ cac bên liên quan trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

- Mỗi thôn có 7 - 10 người tham gia thảo luận.

- Bao gồm các độ tuổi: cao tuổi, trung niên, thanh niên.

- Là những người sống ổn định, lâu dài tại thôn, có những kinh nghiệm và hiểu biết nhất định về thôn mình.

- Đảm bảo có mặt đầy đủ các thành phần về giới tính, nghề nghiệp và các đoàn thể trong thôn như: hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, đoàn viên thanh niên...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Bắc Kạn. (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)