5. Ý nghĩa của đề tài
3.5.2.5. Kinh phí đầu tư và phân kỳ đầu tư các Chương trình 2013-2020
- Kinh phí đầu tư bảo vệ, bảo tồn và phát triển bền vững: 60.746,53 triệu đồng.
- Kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: 59.145 triệu đồng. - Kinh phí đầu tư trang thiết bị: 5.385 triệu đồng.
- Kinh phí phát triển kinh tế vùng đệm: 35.940 triệu đồng.
Bảng 3.14: Tổng hợp kinh phí đầu tư và phân kỳđầu tư các chương trình
TT Hạng mục Tổng tiền (Tr.đồng)
Chia theo nguồn vốn Chia theo giai đoạn
Vốn NSNN Nguồn vốn khác 2013-2015 2016- 2020 1 Bảo vệ, bảo tồn và phát triển rừng 60.746,53 51.149,76 12.446,77 13.187,62 47.558,91 2 Đẩu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 59.145,00 59.145,00 21.435,00 37.765,00 3 Đầu tư trang thiết bị 5.385,00 3.770,00 1.615,00 2.712,00 2.673,00 4 Phát triển kinh tế vùng đệm 35.940,00 28.872,00 7.068,00 10.190,00 25.750,00 Cộng (1-4) 161.216,53 142.936,76 21.129,77 47.524,62 113.746,91
(Kế hoạch, ngân sách giai đoạn 2013-2020: Sở Tài chính UBND tỉnh Bắc Kạn) 3.5.2.6. Huy động nguồn vốn
Để thực hiện nhiệm vụ quy hoạch phát triển KBT Kim Hỷđạt được mục tiêu đặt ra, nguồn vốn đầu tư được huy động từ các nguồn sau:
- Vốn Ngân sách nhà nước: Đầu tư cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng trong KBT, xây dựng rừng, nghiên cứu khoa học, dịch vụ công cộng, hệ thống đường trục, đường tuần tra bảo vệ, theo chế độ chính sách hiện hành. Các nguồn vốn ngân sách bao gồm: nguồn kinh phí từ quỹ bảo vệ và phát triển rừng, nguồn ngân sách Trung ương đầu tư cho các khu rừng đặc dụng, nguồn vốn ngân sách cho nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ bản,...
- Vốn huy động của các doanh nghiệp rừng, các doanh nghiệp đầu tư du lịch theo hình thức cho thuê môi trường rừng: Đóng góp để xây dựng cơ sở hạ tầng trong các khu vực hợp đồng thuê môi trường như nhà nghỉ mini, khu vui chơi giải trí, hệ thống đường trục, đường dạo, bãi đỗ xe, hệ thống cấp nước, thu gom và xử lý rác thải,...
- Vốn tự có: Huy động nguồn vốn tự có từ nguồn thu dịch vụ du lịch, cho thuê môi trường rừng, sản xuất cây giống, quầy hàng dịch vụ. Tuy nhiên, trước mắt nguồn vốn này rất hạn chế.
- Vốn huy động trong dân: Huy động vốn từ dân, có thể bằng ngày công đóng góp để làm đường giao thông. Người dân có thể đầu tư vốn vào các diện tích được giao khoán quản lý bảo vệ.
3.5.2.7. Hiệu quả đầu tư
a. Hiệu quả về môi trường
- Quy hoạch đã xác định được phạm vi ranh giới KBT, các phân khu chức năng và đặc biệt là đối tượng cần bảo tồn đó là các hệ sinh thái rừng, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.
- Các hệ sinh thái rừng của Khu BTTN Kim Hỷ được bảo tồn và phát triển bền vững. Các nguồn gen động thực vật rừng quý hiếm được bảo vệ tốt sẽ góp phần bảo tồn nguồn gen quý của đất nước, trong khu vực cũng như trên thế giới với nét đặc trưng của hệ sinh thái rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đá vôi vùng Đông Bắc.
- Chương trình bảo vệ, bảo tồn và phát triển rừng thông qua việc giao khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng sẽ tạo điều kiện cho thảm thực vật phục hồi nhanh chóng góp phần cải thiện môi trường, điều tiết nguồn nước, cung cấp nước cho đời sống nhân dân và hạn chế thiên tai lũ lụt.
Trồng rừng mới trong kỳ quy hoạch 1.730,6 ha góp phần tăng độ che phủ của rừng tại địa phương. Chương trình khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh giúp diện tích rừng nghèo, rừng phục hồi, chất lượng rừng được cải thiện, tăng cường chức năng bảo vệ môi trường của rừng.
- Tạo địa bàn thuận lợi cho công tác giáo dục môi trường, nghiên cứu khoa học về các vấn đề liên quan đến phát triển lâm nghiệp bền vững.
b. Hiệu quả về kinh tế
- Tạo hành lang pháp lý cho các dự án đầu tư xây dựng phát triển rừng, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế xã hội, góp phần tạo việc làm cho người lao động.
- Sau khi dự án được phê duyệt, các dự án đầu tư thu hút lao động tại chỗ, tạo việc làm, nâng cao nâng cao thu nhập cho người dân trong khu vực, góp phần ổn định và phát triển đời sống kinh tế xã hội, văn hoá tinh thần của nhân dân, từ đó giảm thiểu áp lực đối với tài nguyên động, thực vật rừng trong khu bảo tồn.
- Các chương trình của dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm trong đó chú trọng hỗ trợ, đầu tư nâng cao năng lực phát triển sản xuất: khuyến nông, khuyến lâm; đầu tư giống cây trồng, vật nuôi mới năng suất cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng-vật nuôi và cơ cấu kinh tế; tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật sản xuất Nông-Lâm nghiệp tạo cơ hội cho phát triển bền vững kinh tế của địa phương.
c. Hiệu quả về xã hội
- Thông qua việc thực hiện dự án, thu nhập của những hộ dân tham gia được cải thiện thêm, góp phần giải quyết khó khăn cho người dân.
- Huy động được sự vào cuộc nhiệt tình và trách nhiệm cao của các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội vào công tác bảo vệ rừng.
- Thông qua việc tham gia các hoạt động bảo vệ rừng, nhận thức về môi trường và kỹ năng sử dụng đất, sử dụng rừng của người dân được nâng lên, góp phần thực hiện mục tiêu xã hội hóa công tác bảo vệ và phát triển rừng.
3.5.3. Giải pháp tổ chức quản lý thực hiện
3.5.3.1. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu rừng đặc dụng
Hiện nay Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ vẫn đang hoạt động chưa có các phòng ban chuyên trách cụ thể, cơ cấu bộ máy còn đơn giản. Vì vậy, theo thông tư 78, cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu rừng đặc dụng bao gồm:
1. Ban Giám đốc có Giám đốc và các Phó giám đốc. 2. Các đơn vị trực thuộc:
Có thể tổ chức tối đa các phòng, ban chức năng sau: a) Hạt Kiểm lâm.
b) Phòng Tổ chức, Hành chính. c) Phòng Kế hoạch, Tài chính.
d) Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, giáo dục môi trường và Dịch vụ môi trường rừng, cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật.
Với quy mô chặt chẽ và chuyên trách như trên giúp cho công tác vận hành quản lý, hành chính cũng như công tác quản lý bảo vệ rừng được hoàn thiện và đạt hiệu quả hơn.
3.5.3.2. Quy hoạch bộ máy BQL Khu BTTN Kim Hỷ 2013 - 2020
Để đáp ứng yêu cầu, mục tiêu bảo tồn và phát triển rừng bền vừng KBTTN Kim Hỷ giai đoạn 2013-2020 cần bổ sung biên chế theo quy định của Nghịđịnh 117/2010/NĐ-CP, nhân sự và cơ cấu tổ chức, quản lý KBT như sau:
- Ban giám đốc: 3 người (1 Giám đốc kiêm Hạt trưởng, 1 phó giám đốc phụ trách công tác khoa học kỹ thuật, 1 phó giám đốc phụ trách công tác TC-HC.
1) Phòng Tổ chức - Hành chính: 4 người, trong đó 1 trưởng phòng, 1 nhân viên tổ chức, 1 văn thư, 1 lái xe.
2) Phòng Kế hoạch, Tài chính: 3 người (1 trưởng phòng, 1 cán bộ kế hoạch tổng hợp, 1 kế toán).
3) Phòng Khoa học kỹ thuật và Hợp tác quốc tế: 6 người (1 trưởng phòng và 3 Nghiên cứu khoa học; 1 Giáo dục môi trường; 1Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật).
4) Hạt Kiểm lâm trực thuộc BQL Khu bảo tồn:
+ Hạt Trưởng và 4 Phó Hạt trưởng.
+ 47 Kiểm lâm viên, trong đó có 8 Trạm trưởng, 8 Phó trạm trưởng, 31 kiểm lâm viên ở 8 Trạm và 6 Chốt).
* Tổng nhu cầu cán bộ, công nhân viên chức: 68 biên chế, cần bổ sung thêm 36 biên chế (hiện lực lượng cán bộ KBT có 32 cán bộ).
3.5.3.3. Giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực
- Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn: cần thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ về lâm sinh, kiểm lâm và du lịch dịch vụ cho lực lượng cán bộ kiểm lâm, cán bộ công nhân viên trong mọi lĩnh vực hoạt động của KBT. Ưu tiên tuyển dụng cán bộđược đào tạo chính quy, con em địa phương đểđưa đi đào tạo nghiệp vụ.
- Đào tạo sau đại học: KBT tạo điều kiện cho các kỹ sư theo học sau đại học theo lộ trình của chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
- Nâng cao trình độ ngoại ngữ và kỹ năng tin học: Động viên và khuyến khích cán bộ trong KBT tham gia các khoá đào tạo về công nghệ thông tin và ngoại ngữ.
3.5.4. Giải pháp về cơ chế chính sách
3.5.4.1. Chính sách đất đai
- Sau khi quy hoạch được phê duyệt, cần tiến hành ngay việc đóng mốc ranh giới Khu bảo tồn, rà soát diện tích vùng đệm bên trong, thực hiện các thủ tục lập hồ sơ giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân
và BQL Khu bảo tồn. Giúp người dân ổn định cuộc sống, yên tâm đầu tư cho sản xuất và Khu bảo tồn có căn cứ pháp lý để hoàn thiện hồ sơ quản lý cũng như xây dựng và thực hiện các chương trình dự án bảo vệ, bảo tồn và phát triển rừng lâu dài.
- Ưu tiên khoán bảo vệ rừng và các hoạt động liên quan đối với người dân sống trong vùng lõi Khu bảo tồn.
- Hoàn thiện công tác khoán bảo vệ đến từng hộ dân sống trong vùng đệm, thực hiện mô hình "Đồng quản lý" trong công tác bảo tồn, huy động cộng đồng dân cư tham gia vào công tác bảo tồn.
- Về sử dụng đất trong Khu bảo tồn, thực hiện theo Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020:
+ Được sử dụng diện tích đất để xây dựng cơ sở hạ tầng có tỷ lệ nhỏ hơn 5% diện tích rừng đặc dụng; Ban quản lý rừng đặc dụng làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất một lần cho toàn bộ các hạng mục sử dụng đất sau khi hoàn thành đầu tư dự án hoặc cùng với kỳ quy hoạch sử dụng đất 5 năm của địa phương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Được lập các tuyến đường mòn chiều rộng tối đa không quá 1,5 m, lều trú chân, cắm biển chỉ dẫn để tuần tra kết hợp phục vụ dịch vụ du lịch sinh thái, không được làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng.
+ Trong phân khu phục hồi sinh thái: Được mở các đường trục chính, xây dựng công trình để bảo vệ và phát triển rừng kết hợp phục vụ các hoạt động dịch vụ - du lịch. Mức độ tác động của các công trình hạ tầng phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái tối đa là 20% tổng diện tích quy hoạch cho hoạt động dịch vụ - du lịch. Trong đó, diện tích xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động dịch vụ - du lịch tối đa không quá 5%; diện tích xây dựng đường mòn, điểm dừng chân, bãi đỗ xe không quá 15%.
+ Trong phân khu dịch vụ hành chính: diện tích tối đa để xây dựng các công trình phục vụ hoạt động dịch vụ - du lịch không quá 20% tổng diện tích của phân khu.
+ Ban quản lý rừng đặc dụng được phép cho các tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng đặc dụng (gắn liền với đất, mặt nước) để kinh doanh du lịch sinh thái. Thời gian thuê không quá 50 năm, sau thời gian này nếu bên thuê thực hiện đúng hợp đồng thì Ban quản lý rừng đặc dụng xem xét tiếp tục kéo dài thời gian cho thuê, nhưng không kéo dài quá 20 năm.
3.5.4.2. Cho thuê môi trường rừng
- Ban quản lý KBT thực hiện cho các tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái. Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng căn cứ theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
- Việc cho thuê môi trường rừng phải được công khai và gắn với cộng đồng dân cư, những tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động du lịch phải nắm được chủ trương này và thực hiện theo đúng quy định. Địa điểm cho thuê môi trường rừng kinh doanh du lịch sinh thái có thể là các danh thắng có giá trị văn hóa lịch sử, có khu hệ động vật, thực vật rừng hoang dã đa dạng và phong phú. hệ sinh thái có khả năng phục vụ khách tham quan mà không ảnh hưởng tới văn hóa, bản sắc dân tộc.
- Thời gian cho thuê môi trường rừng không qua 50 năm, sau mỗi chu kỳ 10 năm phải xem xét, đánh giá tác động môi trường và điều chỉnh hoạt động.
- Nghiêm cấm các hoạt động thay đổi mục đích sử dụng đất, rừng và xâm hại đến tài nguyên thiên nhiên và đất rừng được thuê.
- Cho thuê môi trường rừng là một chính sách của Nhà nước nhằm giúp cho các Khu Bảo tồn thiên nhiên giải quyết những khó khăn trong việc đầu tư phát triển du lịch sinh thái; đồng thời tạo chi phí cho công tác bảo vệ rừng và nghiên cứu khoa học.
3.5.4.3. Chính sách đầu tư và tín dụng
- Khuyến khích các Nhà đầu tư trong và ngoài nước, huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân. Tổ chức đấu thầu các công trình theo quy định hiện hành về công tác đầu thầu. Riêng nguồn vốn tín dụng cho dân vay để sản xuất nông lâm kết hợp, đề nghị tăng thời gian vay vốn để phù hợp, do thời gian xây dựng cơ bản thường dài, tối thiểu thời gian cho vay là 5 - 7 năm.
- Vận dụng chính sách trong kinh doanh dịch vụ và đầu tư trong rừng đặc dụng được áp dụng ưu đãi theo quy định tại điều 8, Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, đối với các dự án đầu tư phát triển rừng đặc dụng theo quy hoạch được duyệt cũng vận dụng được hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định hiện hành của Nhà nước.
3.5.4.4. Chính sách thuế
Nhà nước và các địa phương thường có chính sách ưu tiên như miễn thuế trong một số năm đầu để thu hút các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư. Chỉ thu thuế khi doanh nghiệp đi vào hoạt động và áp dụng mức thuế ưu đãi. Như vậy, đối với chương trình cho thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, KBT hoàn toàn có thể áp dụng chính sách này.
3.5.4.5. Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế vùng đệm
- Vận dụng chính sách hỗ trợ vùng đệm theo Quyết định số 24/2012/QĐ- TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng, giai đoạn 2011-2020. Theo đó, đầu tư nâng cao năng lực phát triển sản xuất (Khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ cây giống, con giống, thiết bị chế biến lâm sản quy mô hộ gia đình); hỗ trợ vật liệu xây dựng cho các thôn bản (đối với các công trình công cộng của cộng đồng như nước sạch, điện chiếu sáng, thông tin liên lạc, đường giao thông nông thôn,…). Mức đầu tư 40 triệu đồng/thôn/năm, trong đó ưu tiên các thôn, bản vùng đệm trong, vùng liền kề ranh giới KBT.
3.5.5. Giải pháp đối với công tác bảo tồn
3.5.5.1. Nâng cao nhận thức bảo tồn
Nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền, nhân dân địa phương thông qua các cuộc hội thảo bảo tồn và phát triển, các lớp bồi dưỡng, tập huấn giáo dục môi trường.
Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về vai trò của các đối tượng chính cần bảo tồn: Vai trò, giá trị môi trường và bảo tồn của các hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi; Các loài động thực vật nguy cấp, quý hiếm, loài đặc hữu, loài biểu tượng của khu bảo tồn; Tài nguyên du lịch, cảnh quan thiên nhiên, bản sắc dân tộc, lễ hội truyền thống.