Tài nguyên rừng khu bảo tồn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Bắc Kạn. (Trang 31)

5. Ý nghĩa của đề tài

1.5.1.4. Tài nguyên rừng khu bảo tồn

Do nạn đốt nương làm rẫy lâu dài, do khai thác trái phép gỗ xây dựng nên diện tích rừng ở đây bị thu hẹp đáng kể, điện tích rừng còn lại phân bố không liền khoảnh mà thường tồn tại theo mảng, theo đám. Thực vật rừng trong khu vực phát triển ở các bậc diễn thế khác nhau: Rừng tự nhiên tốt ít bị tác động còn tập trung ở những thung áng núi đá hiểm trở xa dân ở các xã Vũ

Muôn, Cao Sơn, Kim Hỷ. Rừng thứ sinh kiệt sau khai thác và rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy ở thấp hơn và quanh làng xóm nơi ít núi đá và đi lại dễ dàng thuộc có ở các vùng của 7 xã trong khu bảo tồn. Phần lớn diện tích chân, sườn núi đất và dọc các trục đường giao thông là rừng nghèo, trảng cây bụi, trảng cỏ, nương rẫy, đồng ruộng đan xen với làng bản.

Thực vật rừng trong khu nghiên cứu phong phú về thành phần loài nhưng kích thức cá thể trung bình loài nhỏ; nhiều loài cây gỗ quí như Trai, Nghiến, Re, Kháo, Chò chỉ, Đinh, Giổi bà… còn gặp nhưng ở trên núi đá hiểm trở, khó đi lại. Thiết sam giả, Hinh núi đá trở nên hiếm vì ít cây lớn (có D > 25 cm), khó tái sinh. Nhiều loài thực vật ưa sáng như: Màng tang, Cà muối, Ba soi, Sau sau, Cỏ tranh, Cỏ chít, Cỏ Lào, Ràng ràng, v. v. tăng vụt về số lượng cá thể trong loài.

Khu BTTN Kim Hỷ có diện tích rừng lớn chủ yếu nằm trên núi đá vôi, xa xôi hiểm trở, địa hình bị chia cắt mạnh, đi lại khó khăn, vì vậy nơi đây cơ bản còn lưu giữ được tính đa dạng sinh học cao, phong phú về thành phần, nhất là một số loài đặc hữu, quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam như: Nghiến, Trai lý, Đinh, Lát hoa, Du Sam núi đá, Thiết sam giả, Lan kim tuyến… Đặc biệt là 2 loài Du sam núi đá (Keteleeria davidiana), Thiết sam giả (Pseudotsuga sinensis) phân bố trên đỉnh núi đá vôi hiện nay số lượng quần thể còn rất ít. Đây chính là nguồn gien quí hiếm của địa phương cũng như vùng núi phía Bắc Việt Nam. Do đặc điểm vị trí địa lý khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ thuộc vùng cao của hai huyện Na Rì và Bạch Thông, diện tích rừng tự nhiên còn nhiều, đặc biệt là rừng trên núi đá vôi ít bị tác động chiếm tỷ lệ lớn.

1.5.2. Đặc đim Kinh tế - Xã hi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Bắc Kạn. (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)