5. Ý nghĩa của đề tài
3.2.2. Diện tích, ranh giới các phân khu chức năng
Tổng diện tích tự nhiên KBT: 15.246,26 ha, trong đó: - Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 10.974,99 ha,
- Phân khu phục hồi sinh thái: 3.832,14 ha, chiếm 25,13%. - Phân khu Dịch vụ - Hành chính: 439,13 ha, chiếm 2,88 %.
Bảng 3.2: Phân khu chức năng KBTTN Kim Hỷ
Đơn vị:ha Loại đất, loại rừng Hiện trạng 2012 Quy hoạch 2013-2020 Phân khu chức năng BVNN PK PHST DV,HC Tổng DT tự nhiên 14.748,41 15.246,26 10.974,99 3.832,14 439,13 I. DT đất LN 14.103,02 14.977,31 10.806,14 3.774,99 396,17 1. DT đất có rừng 13.495,95 14.356,92 10.586,30 3.393,71 376,91 1.1. Rừng tự nhiên 13.161,18 14.000,95 10.394,02 3.230,01 376,91 1.1.1. Rừng trên núi đất 1.772,53 1.957,44 455,14 1.371,48 130,82 1.1.2. Rừng trên núi đá 11.388,66 12.043,51 9.938,88 1.858,53 246,09 1.2. Rừng trồng 334,77 355,98 192,27 163,70 0,00 2. Đất trống 680,08 848,75 356,26 431,14 61,34
- ĐT không có cây tái sinh 394,52 405,23 148,68 249,15 7,40 - ĐT có cây gỗ tái sinh 212,54 215,16 71,16 132,13 11,86 - Núi đá không Rừng 73,02 74,01 70,39 2,44 1,17 - Nương bãi 0,00 154,36 66,02 47,42 40,92
II. Đất khác 572,38 40,59 32,43 7,29 0,87
( Nguồn: thống kê phân khu chức năng 2013 – KBTTN Kim Hỷ)
a. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt
1) Chức năng, nhiệm vụ
Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là bộ phận chính của khu rừng đặc dụng, được xác lập có diện tích vừa đủ để bảo vệ nguyên vẹn hệ sinh thái tự nhiên, đáp ứng yêu cầu chủ yếu là: duy trì quy luật phát triển tự nhiên của rừng và hệ sinh thái tự nhiên; bảo tồn, phát triển các loài động, thực vật nguy cấp, quý
hiếm; được quản lý, bảo vệ chặt chẽ vì mục đích bảo tồn nguyên vẹn, kết hợp tổ chức thực hiện các chức năng khác của rừng đặc dụng theo quy định của pháp luật.
2)Phạm vi ranh giới, diện tích hiện trạng rừng
Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt bao gồm chủ yếu là rừng tự nhiên trên núi đá ít bị tác động và tập trung, thuộc địa phận 7 xã, gồm các Khoảnh, Tiểu khu: K 11- TK165; K3,4-TK173; K1,2,3,4-TK181; K1,2,3,4-179; K1-184; K1,2,5,6-TK188; K1,2,3,4,5-TK192; K1,2,6-TK199; K1,2-TK200A; K1,2-TK200B; K1,2-TK208; K1,2,3,4,11-TK208;K1,2,3,4,5,6,7,8-TK365;K1,3,2,4-TK378; K1,2,3,4,5,6,7,10,12-TK379. Diện tích đất đai và thảm thực vật phân bố như sau: - Tổng diện tích tự nhiên: 10.974,99 ha. - Đất có rừng: 10.586,30 ha (96,45%). - Rừng tự nhiên:10.394,02 ha (94,7%). - Rừng trên núi đá: 9.938,88 (90,55%). - Rừng trên núi đất: 455,14ha (4,14%).
Theo kết quả trên, tổng diện tích tự nhiên phân khu bảo vệ nghiệm ngặt là 10.974,99 ha chiếm 71,98 % diện tích KBT, độ che phủ rừng lớn (96,45%) chủ yếu là rừng tự nhiên (94,7%).
Kiểu thảm thực vật chính:
a. Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp. b. Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp.
Đặc biệt, phân khu là môi trường sống của hầu hết các loài nguy cấp, quý hiếm.
Các ưu hợp thực vật có giá trị bảo tồn:
a. Ưu hợp: Du sam đá vôi, Thiết sam giả lá ngắn. b. Ưu hợp: Nghiến, Trai, Kháo, Gội, Thị rừng.... c. Ưu hợp: Nghiến, Trâm, Nhãn rừng, Sồi, Dẻ....
d. Ưu hợp: Nghiến, Kháo, Thị rừng, Re, Chẹo.... e. Ưu hợp: Nghiến, Ké, Mạy tèo, Ô rô....
Đồng thời trong phạm vi phân khu bảo vệ nghiêm ngặt không có dân cư sinh sống, điều này rất thuận lợi cho công tác quản lý, bảo vệ rừng.
b.Phân khu phục hồi sinh thái
1. Chức năng nhiệm vụ
Phân khu phục hồi sinh thái là bộ phận của khu rừng đặc dụng, chức năng nhằm phục hồi rừng và các hệ sinh thái tự nhiên. Phân khu này được quản lý có tác động bằng một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh như khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, làm giàu rừng, trồng rừng… nhằm nhanh chóng khôi phục lại hệ sinh thái, phục hồi rừng, mở rộng phạm vi hoạt động của các loài động thực vật. Bảo tồn kết hợp với tổ chức thực hiện các chức năng khác theo quy định của pháp luật: Tổ chức các hoạt động phát triển kinh tế nhằm ổn định đời sống của cộng đồng dân cư sống trong khu bảo tồn. Quy hoạch vùng sản xuất ổn định, hướng dẫn áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng cao hệ số sử dụng đất, giúp ngươi dân không còn lệ thuộc vào các sản phẩm khai thác từ rừng tự nhiên, góp phần bảo vệ nguyên vẹn trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.
2) Phạm vi ranh giới, diện tích hiện trạng rừng
Phân khu phục hồi sinh thái có diện tích 3.832,14 ha, gồm một phần diện tích 2 xã Côn Minh và Cao sơn, gồm các Khoảnh, Tiểu Khu sau: K15,18- TK378; K8,9,11,13-TK379; K1,2-TK203; K4,5,6,7,8,9-206;K1,2,3,4,5,6,7,8,9- TK211; K1,2,3,4,5,6,7-TK211.
- Tổng diện tích tự nhiên: 3.832,14 ha Xã Côn Minh: 2.927,74 ha, Xã Cao Sơn: 904,40 ha.
- Đất có rừng: 3,393.71 ha. Về chất lượng rừng:
- Rừng giàu núi đá: 106,69 ha (2,7%). - Rừng trung bình: 1.111,88 ha (29%).
- Rừng nghèo: 1.186,28 ha (30,9%). - Rừng phục hồi: 432,81 ha (15,37%). - Đất trống: 431,14 ha (11,18%).
Như vậy, phân khu phục hồi sinh thái bao gồm chủ yếu là diện tích rừng
nghèo, rừng trung bình, rừng phục hồi và đất trống. Diện tích này cần có những biện pháp tác động nhằm phục hồi rừng và các hệ sinh thái.
c. Phân khu dịch vụ-hành chính
1) Chức năng nhiệm vụ
Phân khu Dịch vụ - Hành chính là nơi xây dựng các công trình: Nhà làm việc, sinh hoạt của Ban quản lý khu rừng đặc dụng; nghiên cứu (Vườn thực vật, vườn ươm, khu thực nghiệm khoa học, khu cứu hộ và phát triển sinh vật..); cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái, vui chơi giải trí và tổ chức thực hiện các chức năng khác.
2) Phạm vi ranh giới, diện tích hiện trạng rừng
Phân khu Dịch vụ - Hành chính là trung tâm điều hành mọi hoạt động trong Khu bảo tồn, là đầu mối quan hệ với các đơn vị tổ chức trong và ngoài khu bảo tồn. Vì vậy trụ sở ban quản lý phải được xây dựng ở nơi thuận tiện về giao thông, gần trung tâm tài nguyên rừng và có diện tích mặt bằng đủ lớn.
Sau khi điều tra, nghiên cứu, bàn bạc, thống nhất với BQL KBT và các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng, vị trí để xây dựng phân khu hành chính dịch vụ tại khu vực thôn Lủng Chuông xã Cao Sơn (tiểu khu 200, khoảnh 8&9), với tổng diện tích 439,13ha.
Tổng diện tích tự nhiên Phân khu Hành chính - Dịch vụ: 439,13 ha, chiếm 2,88% tổng diện tích KBT, toàn bộ diện tích phân khu nằm trên địa bàn xã Cao Sơn, huyện Bạch Thông.
- Đất có rừng: 376,91ha, chiếm 85,8% tổng diện tích phân khu DV-HC
c. Cơ cấu tổ chức và lực lượng quản lý
cán bộ hợp đồng. Trình độ đại học 21 người, cao đẳng 3 người, trung cấp 7 người, sơ cấp 01 người.
Các các bộ phận chức năng gồm:
- Bộ phận Kỹ thuật, Tổng hợp; Kế toán, Văn thư;
- Hạt Kiểm lâm gồm có 25 Kiểm lâm viên, quản lý 8 Trạm Kiểm lâm phụ trách địa bàn thực hiện chức năng tham mưu cho Ban quản lý, chính quyền các xã trong công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn được phân công phụ trách.
Theo quy định của Nghị định số 117/2010/NĐ-CP: Biên chế Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng thuộc biên chế công chức nhà nước, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng theo quy định hiện hành với định biên tối đa 500 ha rừng đặc dụng có 01 công chức Kiểm lâm.
Mặt khác, KBT có địa bàn rộng, địa hình phức tạp, nhiều đường mòn đi vào rừng, giao thông khó khăn; nằm trong địa bàn dân cư kinh tế, văn hóa còn nhiều hạn chế, quản lý nhiều nguồn tài nguyên có giá trị cao (gỗ quý, động vật quý hiếm, khoáng sản...) là đối tượng của các hoạt động bất hợp pháp. V| vậy phải có cơ chế quản lư đặc thù, tăng cường lực lượng Kiểm lâm.
Bảng 3.3: Danh sách, vị trí 8 Trạm QLBVR hiện có TT Tên trạm/chốt Vị trí (tọa độ) X Y 1 Văn phòng Hạt/Trạm Lạng San 0458765 2461155 2 Chốt Chợ Mới, xã Lạng San 0457820 2460290 3 Chốt Nà Dường, xã Ân Tình 0456369 2456564 4 Chốt Thẳm Mu, xã Ân Tình 0455493 2455045 5 Chốt Lủng Pảng, xã Côn Minh 0452889 2451849 6 Trạm Kiểm lâm xã Côn Minh 0450396 2447582 7 Trạm Kiểm lâm xã Vũ Muộn 0444176 2462670 8 Trạm Khau Pi, xã Kim Hỷ 0451859 2468474
Như vậy, từ các thông tin tóm tắt về Khu BTTN Kim Hỷ cho thấy Khu BTTN là đã có Ban quản lý tuy nhiên chưa hoàn chỉnh với cơ cấu tổ chức đầy đủ các bộ phận phòng ban, ranh giới đã được phân định rõ ràng trên bản đồ và thực địa nên thuận tiện cho công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng. Bên cạnh những thế mạnh đó thì công tác quản lý tài nguyên rừng trong khu vực vẫn còn nhiều khó khan như diện tích Khu BTTN lớn mà lực lượng quản lý tài nguyên rừng vẫn còn mỏng, chưa thành lập được Hạt kiểm lâm thuộc Khu bảo tồn để trực tiếp xử lý các vụ việc xảy ra trên địa bàn khiến chưa chủ động hoàn toàn trong quá trình công tác và thực hiện nhiệm vụ của cán bộ kiểm lâm. Vì vậy, rất cần tìm ra những giải pháp để khắc phục hạn chế này.