Các nhân tố của môi trường bên trong Nhà máy Z195

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại nhà máy để phát triển nguồn nhân lực (Trang 82)

5. Kết cấu luận văn

3.3.2. Các nhân tố của môi trường bên trong Nhà máy Z195

a) Chế độ bố trí sử dụng nguồn nhân lực: Là Nhà máy thuộc Bộ Quốc phòng tư tưởng, chế độ bao cấp vẫn còn ảnh hưởng nhiều đến công tác bố trí, sử dụng nguồn nhân lực của Nhà máy. Nhiều vị trí được phân công vẫn còn bị ảnh hưởng bởi tình cảm riêng tư, nhiều cán bộ trẻ có năng lực không được bố trí vào đúng vị trí mà họ có thể phát huy được hết năng lực, ngoài ra việc sắp xếp còn ảnh hưởng đến tư tưởng, gây ra sự ức chế không thoải mái đối với những cán bộ có năng lực

Mặc dù là Nhà máy sản xuất đặc thù nhưng với sự phát triển kinh tế, các doanh nghiệp với chức năng hoạt động, sản xuất liên quan đến ngành hóa chất phát triển triển ngày càng nhiều, ngoài ra những Nhà máy, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng ngày cũng dần đa dạng về mặt hàng nên sự cạnh tranh không chỉ dừng lại ở chất lượng, giá thành sản phẩm mà cạnh tranh trong việc sử dụng lao động, các chế độ đãi ngộ như: lương, thưởng, vị trí công tác, cơ hội được đào tạo, cơ hội thăng tiến, vì Nhà máy đang chuyển dần sang cơ chế hạch toán kinh doanh nên còn gặp nhiều khó khăn trong công tác thu hút nguồn nhân lực.

b) Chế độ đãi ngộ: So với các doanh nghiệp ngoài Bộ Quốc phòng người lao động bên ngoài tuyển dụng vào Nhà máy được hưởng các chế độ đãi ngộ theo quy định của Bộ Quốc phòng (chuyển CNVQP, QNCN, sỹ quan…) nhưng khi Nhà máy chuyển dần sang chế độ hạch toán kinh doanh phần hỗ trợ lương từ ngân sách giảm dần, thu nhập người lao động giảm, ít nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng cán bộ CNV

c) Chế độ đào tạo và đào tạo lại

Công tác đào tạo của Nhà máy thực hiện chưa thực sự tốt, không phát huy được hết hiệu quả của công tác đào tạo, gây thất thoát lãng phí và ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

d) Chế độ phân bổ cán bộ theo quy định của Bộ Quốc phòng:

Cán bộ được điều động về Nhà máy đôi lúc học những ngành nghề không phải là nhu cầu thiết yếu gây ra tình trạng thừa thiếu cán bộ cục bộ.

e) Điều kiện cơ sở vật chất và môi trường làm việc của người lao động: Điều kiện cơ sở vật chất và môi trường làm việc của người lao động là một nhân tố có tác động rất lớn tới chất lượng thực hiện công việc. Một môi trường làm việc ô nhiễm, ồn ào, lộn xộn, không thân thiện…sẽ tạo cảm giác nặng nề lên người lao động, khiến năng suất lao động sụt giảm, hiệu quả lao động thấp. Nhận thức được vấn đề này trong những năm qua Nhà máy luôn nỗ lực cải thiện nâng cấp cơ sở vật chất nhằm tạo ra môi trường làm việc tốt cho người lao động như trang bị các máy móc thiết bị trợ giúp người lao động trong việc vận chuyển hàng hoá nặng và cồng kềnh, đầu tư các máy móc thiết bị hiện đại năng suất cao, trang bị bộ phận chống ồn ở khu vực sản xuất, lắp đặt bộ phận bảo hiểm an toàn ở các máy gia công như keo hóa, cán tinh, máy cưa, máy cắt…cho người lao động khi thao tác làm việc trên máy, giúp người lao động có điều kiện nâng cao năng suất lao động, yên tâm làm việc. Nhà máy cũng đầu tư hệ thống thu hồi dung môi tạo ra môi trường làm việc trong lành cho người lao động. Hệ thống chống nóng, điều hòa không khí trong nhà xưởng đã được nâng cấp cải thiện tạo môi trường làm việc mát mẻ hơn cho người lao động. Ngoài ra Nhà máy trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho người lao động nhằm hạn chế tối đa các tác động xấu do tính chất nghề nghiệp tới người lao động. Trong Nhà máy còn có khu vực nhà ăn, khu nghỉ ngơi ngoài trời là nơi cho người lao động ăn uống và nghỉ giải lao giữa ca, khu vực nhà vệ sinh cũng rất sạch sẽ thuận tiện cho người lao động, khu vực thể thao như sân tenis, bóng chuyền, cầu lông, bóng đá…. Người lao động ngoài giờ làm việc cũng được tự do tham gia các hoạt động đoàn thể như công đoàn, văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bên cạnh những mặt tích cực trên thì cũng có nhiều mặt hạn chế cần khắc phục nhằm tạo môi trường làm việc cho người lao động được tốt hơn. Tuy đã lắp đặt hệ thống chống ồn rất hiện đại nhưng ở nhiều vị trí làm việc khác vẫn chưa được xử lý tốt như khu vực nhà để máy nén khí, khu vực nhà chạy lạnh những khu vực này cần được xử lý tốt hơn.

Đối với vấn đề an toàn lao động, là một vấn đề rất quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức nào cũng cần phải quan tâm và đảm bảo cho người lao động nhất là trong môi trường nguy hiểm, độc hại như ở Nhà máy. Khi làm việc trong điều kiện không đảm bảo an toàn, người lao động có thể gặp những tai nạn nghề nghiệp không mong muốn, làm ảnh hưởng hoặc mất khả năng lao động, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng người lao động. Do đó trách nhiệm của người sử dụng lao động là đảm bảo các điều kiện an toàn cho người lao động, để hạn chế tối đa các tai nạn gây ra cho người lao động. vì vậy, Nhà máy cần quan tâm hơn nữa đến những trang bị bảo hộ lao động đặc chủng như quần áo, giày ủng, gang tay chống axit, chống cháy, mũ chống ồn…vv.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại nhà máy để phát triển nguồn nhân lực (Trang 82)