Hệ thống tổ chức của Nhà máy

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại nhà máy để phát triển nguồn nhân lực (Trang 46)

5. Kết cấu luận văn

3.1.4. Hệ thống tổ chức của Nhà máy

3.4.1.1. Ban giám đốc

Gồm Giám đốc, chính ủy (kiêm phó giám đốc phụ trách hậu cần) và 03 phó giám đốc khác

- Giám đốc Nhà máy:

Thực hiện chức trách, nhiệm vụ của người chỉ huy, chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành chung toàn bộ các mặt công tác của nhà máy theo quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc nhà máy thuộc Bộ Quốc phòng và các nhiệm vụ được Bộ Quốc phòng giao.

- Các phó Giám đốc: Chức năng nhiệm vụ giúp việc cho Giám đốc Nhà máy, điều hành một số lĩnh vực hoạt động của Nhà máy theo sự phân công của Giám đốc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(1) Chính ủy kiêm phó giám đốc phụ trách hậu cần: Thực hiện chức trách, nhiệm vụ Chính ủy nhà máy theo Quyết định số 1723/QĐ-CT ngày 01/12/2007 của Tổng cục Chính trị, chịu trách nhiệm chỉ đạo chung toàn bộ hoạt động CTĐ, CTCT của nhà máy.

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức của Nhà máy năm 2013

(2) Phó Giám đốc Kỹ thuật: Giúp Giám đốc nhà máy chỉ đạo triển khai thực hiện các lĩnh vực Công tác kỹ thuật, sản xuất đối với toàn bộ các sản phẩm quốc phòng và các sản phẩm kinh tế của nhà máy, công tác giữ gìn, nâng cao chất lượng và nghiệm thu sản phẩm của nhà máy.

GIÁM ĐỐC CHÍNH ỦY Phó giám đốc Kỹ thuật Phó giám đốc Kinh doanh Phó giám đốc dự án Phòng KH- VT Phòng TCLĐ Phòng Tài chính Phòng An Toàn Phòng KT- CN Phòng Cơ điện Phòng KCS Phòng Chính trị Phòng HC- HC Xí nghiệp 92 Xí nghiệp 95 Xí nghiệp Amon

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(3) Phó Giám đốc Dự án Giúp Giám đốc nhà máy chỉ đạo triển khai thực hiện các lĩnh vực công tác an toàn, bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ và tai nạn lao động, công tác nghiên cứu phát triển; đề tài nghiên cứu chế thử sản phẩm mới.

(4) Phó Giám đốc Kinh doanh giúp Giám đốc nhà máy chỉ đạo triển khai thực hiện các lĩnh vực công kinh doanh, công tác đảm bảo vật tư cho SXQP, sản xuất kinh tế và các hoạt động sản xuất khác của nhà máy.

3.4.1.2. Các phòng chức năng

(1) Phòng Kế hoạch-Vật tư

Chức năng: Phòng Kế hoạch-Vật tư có chức năng tham mưu tổng hợp, giúp việc cho Đảng uỷ, Giám đốc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và công tác đầu tư phát triển; kế hoạch mua sắm, quản lý, dự trữ, cung ứng vật tư, nguyên vật liệu đảm bảo cho sản xuất, kinh doanh; tổ chức thực hiện tiêu thụ sản phẩm; kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản; tổng hợp kế hoạch tác nghiệp của các bộ phận; quản lý và điều vận xe đảm bảo cho công tác chỉ huy, điều hành chung của nhà máy.

(2) Phòng Tài chính-Kế toán

Chức năng: Phòng Tài chính-Kế toán có chức năng tham mưu, giúp Đảng ủy, Giám đốc tổ chức, quản lý công tác tài chính, kế toán của nhà máy. Đề xuất phương hướng, biện pháp, quy chế quản lý tài chính, thực hiện các quyết định tài chính của Giám đốc và tổ chức thực hiện công tác kế toán có hiệu quả, đúng quy chế, quy định và chế độ kế toán.

(3) Phòng An toàn

Chức năng: Phòng An toàn có chức năng tham mưu , giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực công tác An toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chức năng: Phòng KT-CN có chức năng tham mưu, giúp việc cho Đảng uỷ, Giám đốc, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Giám đốc kỹ thuật nhà máy về công tác thiết kế tài liệu công nghệ, quản lý công nghệ sản xuất sản phẩm quốc phòng, kinh tế; đầu tư, qui hoạch, mở rộng phát triển sản xuất; nghiên cứu chế thử sản phẩm mới; quản lý theo dõi sáng kiến cải tiến kỹ thuật; quản lý tài liệu thiết kế công nghệ.

(5) Phòng Cơ điện

Chức năng: Phòng Cơ điện có chức năng tham mưu, giúp việc cho Đảng uỷ, Giám đốc, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Giám đốc Kỹ thuật về công tác cơ điện của nhà máy. Quản lý toàn bộ máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, phương tiện đo kiểm, trang bị công nghệ, các hệ thống cung cấp năng lượng và các trang thiết bị khác được giao; chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ về công tác cơ điện đối với các bộ phận trong nhà máy.

(6) Phòng Kiểm nghiệm (KCS)

Chức năng: Phòng KCS có chức năng quản lý và thực hiện việc kiểm tra giám sát chất lượng từ nguyên vật liệu đầu vào, bán thành phẩm, sản phẩm của nhà máy; nghiệm thu sản phẩm.

(7) Phòng Chính trị

Chức năng:Phòng Chính trị là cơ quan đảm nhiệm CTĐ, CTCT ở nhà máy; hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ nhà máy, sự chỉ đạo trực tiếp của Chính uỷ và sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan Chính trị cấp trên; sự quản lý, điều hành của Giám đốc. Có chức năng tham mưu, đề xuất để Đảng uỷ xem xét quyết định những nội dung, biện pháp tiến hành CTĐ, CTCT trong nhà máy; tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các nội dung, kế hoạch CTĐ, CTCT trong nhà máy.

(8) Phòng Hành chính-Hậu cần

Chức năng: Phòng Hành chính-Hậu cần có chức năng tổng hợp, giúp việc, phục vụ sự chỉ huy điều hành các mặt công tác của lãnh đạo, chỉ huy nhà máy để đảm bảo tính thống nhất, kịp thời, có hiệu lực và hiệu quả; tham mưu,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tổng hợp đề xuất và tổ chức thực hiện trong lĩnh vực hậu cần đời sống và công tác hành chính, pháp chế, thông tin liên lạc, tổ chức hoạt động Trường mầm non.

(9) Xí nghiệp 92

Chức năng: Là xí nghiệp thành viên trực thuộc nhà máy, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ, sự chỉ huy của Giám đốc nhà máy mà trực tiếp là Đảng uỷ xí nghiệp, nhằm:

- Tổ chức sản xuất các sản phẩm quốc phòng và kinh tế.

- Quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả toàn bộ nguồn lực được đầu tư tại xí nghiệp bao gồm: cơ sở vật chất, con người, môi trường… xây dựng và phát triển đơn vị VMTD.

- Chủ động tìm mặt hàng kinh tế để sản xuất, tiêu thụ nâng cao đời sống. - Nâng cao chất lượng sản phẩm.

(10) Xí nghiệp 95

Chức năng: Là xí nghiệp thành viên trực thuộc nhà máy, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ, sự chỉ huy của Giám đốc nhà máy mà trực tiếp là Đảng uỷ xí nghiệp, nhằm:

- Tổ chức sản xuất các sản phẩm quốc phòng và kinh tế.

- Quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả toàn bộ nguồn lực được đầu tư tại xí nghiệp bao gồm: cơ sở vật chất, con người, môi trường… xây dựng và phát triển đơn vị VMTD.

- Chủ động tìm mặt hàng kinh tế để sản xuất, tiêu thụ nâng cao đời sống. - Nâng cao chất lượng sản phẩm.

(11) Xí nghiệp Amon

Chức năng: Là xí nghiệp thành viên trực thuộc nhà máy, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ, sự chỉ huy của Giám đốc nhà máy mà trực tiếp là Chi bộ xí nghiệp, nhằm:

- Tổ chức sản xuất các sản phẩm kinh tế.

- Quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả toàn bộ nguồn lực được đầu tư tại xí nghiệp bao gồm: cơ sở vật chất, con người, môi trường… xây dựng và phát triển đơn vị VMTD.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Chủ động tìm đối tác tiêu thụ sản phẩm nâng cao đời sống. - Nâng cao chất lượng sản phẩm.

(12) Phòng Tổ chức Lao động

a. Chức năng: Phòng Tổ chức lao động có chức năng tham mưu, giúp việc cho Đảng uỷ, Giám đốc và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực tổ chức lực lượng, cơ chế quản lý; quản lý nhân sự, lao động, tiền lương; thực hiện chế độ, chính sách, bảo hiểm xã hội, huấn luyện, đào tạo, nâng lương, nâng bậc, định mức lao động, đơn giá tiền lương, thanh toán lương.

b. Nhiệm vụ

1. Chủ trì phối hợp nghiên cứu xây dựng các văn bản quy định về chế độ, chính sách, cơ chế quản lý để Giám đốc ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành; hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp quy có liên quan cho phù hợp với đặc điểm, tình hình của đơn vị.

2. Chủ trì nghiên cứu xây dựng quy hoạch, kế hoạch tổ chức lực lượng; chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác và cơ cấu tổ chức, biên chế của các bộ phận trong nhà máy; hướng dẫn thực hiện và quản lý các nội dung có liên quan. Quản lý về cơ cấu tổ chức, biên chế đối với các bộ phận trong toàn nhà máy. Đề xuất tuyển dụng, tinh giản lực lượng, điều phối lao động nội bộ để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chung, phù hợp với kế hoạch sản xuất từng thời kỳ.

3. Quản lý quân số và tình hình sử dụng thời gian lao động, quản lý về tiền lương, định mức lao động; theo dõi và điều chỉnh định mức lao động cho phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất kinh doanh của nhà máy; quản lý việc thực hiện các chế độ chính sách và nghiệp vụ ngành đối với các đối tượng thuộc diện quân lực quản lý. Đề xuất, thực hiện các chế độ chính sách có liên quan tới người lao động. Hướng dẫn, tổ chức quản lý thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội; kiểm tra và giải quyết các vướng mắc có liên quan đến chế độ chính sách. Đảm bảo việc phân phối kết quả lao động cho CB CNV công bằng, hợp lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4. Tổ chức thực hiện nâng bậc lương; nâng loại, ngạch lương; chuyển nhóm, ngạch lương; nâng bậc kỹ thuật cho các đối tượng thuộc diện Quân lực quản lý.

5. Chủ trì nghiên cứu xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực diện quân lực quản lý phục vụ cho nhiệm vụ của nhà máy và xây dựng kế hoạch và tổ chức huấn luyện thường xuyên về chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ; tổ chức huấn luyện quân sự cho CB CNV trong nhà máy; tổ chức xét tuyển cho đi đào tạo ở các trường, tuyển người đi nước ngoài (nếu có).

6. Quản lý CB CNV thuộc Phòng theo phân cấp của nhà máy; quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư được nhà máy giao để thực hiện nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại nhà máy để phát triển nguồn nhân lực (Trang 46)