Đối với máy và các tổ chức ngành dọc

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại nhà máy để phát triển nguồn nhân lực (Trang 106)

5. Kết cấu luận văn

4.3.2. Đối với máy và các tổ chức ngành dọc

Song song với công tác quản trị và phát triển nguồn nhân lực, lãnh đạo Nhà máy cần phối hợp với tổ chức Công đoàn thực hiện tốt một số nội dung quan trọng như:

Một là, giáo dục động viên người lao động phát huy mọi năng lực như: Xây dựng phòng truyền thống, tổ chức các hoạt động nhân ngày truyền thống (ngày thành lập) của Nhà máy,... để khơi dậy niềm tự hào trong mỗi người lao động về những truyền thống vẻ vang đó.

Tạo niềm tin cho người lao động về tính ổn định của hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như triển vọng phát triển của Nhà máy là phát triển bền vững, thu nhập của người lao động hứa hẹn ngày một khả quan. Tất cả những đóng góp của người lao động đều được trân trọng và ghi nhận, người lao động sẽ nhận về cho mình những quyền lợi tương xứng với những gì đã đóng góp.

Các chính sách, chế độ mà Nhà máy đang áp dụng đều phù hợp với những quy định hiện hành của Nhà nước, Bộ Quốc phòng. Bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách, chế độ đều cần có những giải thích rõ ràng, xác đáng và công khai đến người lao động.

Lãnh đạo Nhà máy sẵn sàng tiếp thu ý kiến của cán bộ, nhân viên, đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng chính đáng của họ, tạo mọi điều kiện để họ phát huy hết năng lực sẵn có. Lãnh đạo đồng hành cùng cán bộ, nhân viên trong mọi mặt hoạt động của Nhà máy .

Kịp thời động viên, khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích tốt. Hai là, thực hiện tốt công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người lao động như:

Thực hiện tốt việc trang bị phương tiện bảo hộ lao động cho người lao động và trợ cấp độc hại cho nhóm đối tượng làm việc trong các môi trường có nhiều bụi (kho quỹ), sử dụng máy vi tính thường xuyên,...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị Quân Y đơn vị , phải thường xuyên đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ phụ trách Quân y.

Liên hệ các bệnh viện trong lực lượng vũ trang và bên ngoài có uy tín thực hiện khám chữa bệnh định kỳ cho người lao động 1 lần/năm.

Duy trì chế độ nghỉ điều dưỡng đối với CBCNV cần phục hồi sức lực. Thăm hỏi, trợ cấp khó khăn, động viên người lao động khi bị ốm đau.

Thường xuyên giám sát hoạt động của bếp ăn phục vụ ăn uống các bộ phận trong Nhà máy (nguồn gốc thức ăn và nước uống, cách thức chế biến thức ăn,...), đảm bảo chất lượng bữa ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm; người phục vụ phải mặc trang phục, được đưa đi khám chữa bệnh định kỳ,...

Ba là, đẩy mạnh hoạt động phong trào thể dục thể thao như:

Đầu tư xây dựng thêm các công trình phúc lợi chung như: Sân tennis, sân bóng chuyền,... Khuyến khích, động viên CBCNV tham gia chơi tennis, bóng chuyền, tập thể dục, chạy bộ,... ngoài giờ làm việc. Từng bước gây dựng phong trào, tạo thành thói quen và hướng đến thành lập câu lạc bộ thể thao trong Nhà máy.

Vào các ngày lễ lớn như: 30/4 và 1/5; 2/9; 22/12;... tổ chức thi đấu các môn thể thao như: Bóng đá, tennis, bóng chuyền,... nhằm tạo không khí sôi nổi và sân chơi lành mạnh cho toàn thể CBCNV. Đây cũng là dịp để người lao động giao lưu, tìm hiểu, học hỏi lẫn nhau, tạo tinh thần đoàn kết, vui tươi, gắn bó.

Bốn là, nâng cao mức sống. Mức sống CBCNV được nâng cao, họ có điều kiện thỏa mãn đời sống vật chất và tinh thần cao hơn, đó cũng là tiền đề giúp họ cống hiến nhiều hơn cho Nhà máy

Các biện pháp có thể thực hiện:

Tối ưu hóa định biên lao động. Tổng số lao động nên thấp hơn hoặc tối đa bằng định biên nhưng vẫn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra trơn tru, kích thích tăng năng suất lao động.

Vận động, tuyên truyền đến từng người lao động để họ có ý thức hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Giải thích để họ hiểu rằng kết quả thực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hiện công việc của từng người có ảnh hưởng trực tiếp đến thành quả hoạt động chung của toàn Nhà máy và tác động ngay đến thu nhập của bản thân họ.

Các chế độ đối với người lao động (tham quan nghỉ mát, trợ cấp khó khăn,...) Nhà máy có thể đứng ra bảo lãnh (với một hạn mức tín dụng nhất định) để cán bộ công nhân viên vay vốn ngân hàng, mua đất, xây nhà nhằm giúp họ có điều kiện trang trải những nhu cầu thiết yếu trước mắt trong cuộc sống.

Năm là cải thiện môi trường làm việc, trong đó cần chú trọng một số nội dung: Thực hiện trồng và chăm sóc cây xanh, xử lý bụi và tiếng ồn tại nơi làm việc. Hệ thống ánh sáng phải đảm bảo; Mua sắm trang bị các vật dụng thiết yếu phục vụ làm việc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Nguồn nhân lực luôn là nguồn lực quan trọng nhất đối với mỗi doanh nghiệp, nó hiện diện ở tất cả các khâu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nó quyết định đến hiệu quả của các nguồn lực khác. Nhà máy Z195 thuộc Bộ Quốc phòng là một doanh nghiệp đặc thù nhưng vẫn hoạt động tuân thủ theo Luật doanh nghiệp, mặc dù đã đi vào hoạt động được hơn 20 năm nhưng Nhà máy vẫn vẫn còn những tồn tại và hạn chế về công tác phát triển nguồn nhân lực...

Sau khi phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại Nhà máy Z195 thuộc Bộ Quốc phòng, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác phát triển nguồn nhân lực, các nhân tố ảnh hưởng, những mặt đạt được và chưa đạt được và nguyên nhân của công tác phát triển nguồn nhân lực tại Nhà máy Z195. Luận văn đã đề xuất được một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Phát triển nguồn nhân lực tại Nhà máy Z195. Trong đó lưu ý đến các giải pháp sau:

(1) Giải pháp về xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực (2) Giải pháp về hoàn thiện chính sách tuyển dụng, bố trí sử dụng nhân sự (3) Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực

(4) Giải pháp về cải tiến phương pháp đánh giá năng lực cán bộ, nhân viên trong Nhà máy

(5) Giải pháp về phát triển văn hóa doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm ngành nghề

Tất cả các giải pháp nêu ra với mục đích cuối cùng nhằm làm cho công tác phát triển nguồn nhân lực tại Nhà máy Z195 thuộc Bộ Quốc phòng ngày càng hiệu quả hơn, đáp ứng được nhiệm vụ chính trị, định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Nhà máy và làm tăng thêm giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên vì nhiên vì thời gian nghiên cứu có hạn nên luận văn không tránh được những thiết xót và hạn chế. Rất mong nhận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

được sự tham gia góp ý kiến của các thầy cô, ban lãnh đạo nhà máy và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh và áp dụng tốt hơn với thực tế của Nhà máy và các doanh nghiệp./.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ LĐ và TBXH, Lao động- Tiền lương - NXB HN - 2011

2. TS. Trần Xuân Cầu, Giáo trình Phân tích lao động xã hội, NXB LĐ HN 2006 3. Đặng Vũ Chư và Ngô Văn Quế (1995), Phát huy nguồn nhân lực - yếu tổ

con người trong sản xuất kinh doanh, NXB Giáo dục.

4. GS TS Trần Minh Đạo (2007), Giáo trình Ma rketing căn bản, NXB ĐH KTQD HN.

5. Đề cương phát triển giai đoạn 2010 -2015, tầm nhìn 2020 Nhà máy Z195. 6. Ths. Nguyễn văn Điểm (2004), Giáo trình Quản trị nhân sự, NXB LĐ-

XH Hà Nội.

7. GS Viện sĩ Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH - HĐH, NXB Chính trị Quốc gia.

8. TS Hà Văn Hội, Quản trị nguồn nhân lực, tài liệu lưu hành nội bộ Học viện Bưu chính viễn thông, Hà nội - 2006

9. Khoa học tổ chức và quản lý (2009), NXB Thống kê.

10. Nghị quyết về phát triển hàng kinh tế giai đoạn 2013-2020 Thường vụ Đảng ủy Nhà máy Z195.

11. Nghị quyết về phát triển con người giai đoạn 2013-2020, Thường vụ Đảng ủy Nhà máy Z 195.

12. PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân (2008), Giáo trình QTKD, NXB ĐH KTQD HN.

13. PGS.TS Lê Văn Tâm (2008), Giáo trình Quản trị doanh nghiệp, NXB ĐH KTQD HN.

14. Ngô Hoàng Thi (2004), Đào tạo nguồn nhân lực, NXB trẻ.

15. PGS TS Bùi Anh Tuấn (2011), Giáo trình Hành vi tổ chức, NXB ĐH KTQD HN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

PHỤ LỤC

PHIẾU XIN Ý KIẾN

ĐÁNH GIÁ CỦA NHÂN VIÊN ĐỐI VỚI CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA NHÀ MÁY Z195

(Bạn chọn ô nào thì đán dấu nhân (x) vào ô đó)

1. Nội dung đào tạo

- Phong phú, hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu - Chưa phù hợp với nhu cầu

2. Phương pháp đào tạo

- Không tạo được hứng thú cho người học, tính ứng dụng thực tế không cao - Dễ hiểu, tạo được hứng thú cho người học, có tính ứng dụng thực tế cao 3. Về giáo viên

- Đạt yêu cầu - Chưa đạt yêu cầu

4. Công tác tổ chức lớp học - Đạt yêu cầu

- Chưa đạt yêu cầu

5. Thời gian khoá đào tạo - Quá dài

- Vừa - Ngắn

6. Mức độ tiếp thu của anh/chị đối với toàn khoá đào tạo - Xuất sắc

- Khá

- Trung bình - Yếu kém

7. Tác dụng của khoá đào tạo

- Nâng cao hiệu quả thực hiện công việc - Nâng cao kinh nghiệm và kiến thức - Không có tác dụng

8. Khả năng vận dụng kiến thức được học - Ứng dụng được phần lớn vào công việc - Chỉ ứng dụng được một phần

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại nhà máy để phát triển nguồn nhân lực (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)