5. Kết cấu luận văn
4.2.3. Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực
(1) Xác định nhu cầu, nội dung, hình thức và phương pháp đào tạo
Nhu cầu đào tạo là những năng lực cần bổ sung cho phù hợp với yêu cầu công việc của CB-CNV để làm việc tốt hơn, đáp ứng được mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Để xác định nhu cầu đào tạo, cần:
- Xây dựng công cụ cho việc thu thập dữ liệu về đánh giá nhu cầu đào tạo, bao gồm: Phiếu điều tra cá nhân, Phiếu điều tra nhóm, Phiếu điều tra theo cấp quản lý.
- Lập kế hoạch triển khai đánh giá nhu cầu đào tạo: Bộ phận quản lý đào tạo xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đánh giá nhu cầu đào tạo.
- Thu thập và tập hợp thông tin dữ liệu về nhu cầu đào tạo.
- Phân tích, tổng hợp kết quả đánh giá nhu cầu đào tạo: Bộ phận quản lý đào tạo tổng hợp và phân tích dữ liệu điều tra để đánh giá. Có thể sử dụng các mẫu:
+ Mẫu phiếu điều tra nhu cầu đào tạo.
+ Mẫu đánh giá nhu cầu đào tạo đối với cá nhân.
+ Mẫu kết quả đánh giá nhu cầu đào tạo của phòng ban, đơn vị.
(2)Cụ thể hóa mục tiêu đào tạo của nhà máy
Công tác đào tạo, huấn luyện có vai trò rất lớn đối với hoạt động quản trị nguồn nhân lực. Để nâng cao chất lượng và mức độ chuyên nghiệp trong đào tạo, huấn luyện, Nhà máy cần phải:
Một là, thực hiện đào tạo, huấn luyện theo quy hoạch, kế hoạch. Chủ động thực hiện kế hoạch quy hoạch đào tạo cán bộ - nhân viên, xác định thời gian, nội dung, hình thức đào tạo thích hợp. Chương trình đào tạo phải đảm bảo không trở ngại đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 4.1. Mục tiêu đào tạo của nhà máy Z 195 TT Loại hình đào tạo
cho từng đối tƣợng Yêu cầu mục tiêu đặt ra I Công nhân trực tiếp SX
1 Đào tạo nâng bậc 100% đạt yêu cầu nâng bậc 2 Đào tạo an toàn lao động Giảm thiểu tối đa tai nạn LĐ
3 Đào tạo sử dụng trang thiết bị
công nghệ mới Sử dụng thành thạo và an toàn
II Công nhân mới tuyển dụng
1 Đào tạo mới Nắm vững kiến thức và kỹ năng của công nhân quốc phòng
III Cán bộ quản lý
1. Nâng cao chuyên môn & kỹ
năng lãnh đạo Nắm vững kỹ năng quản lý 2
Đào tạo tin học Sử dụng phần mềm chuyên dùng cho quản lý
3 Đào tạo ngoại ngữ Có thể giao tiếp cơ bản khi làm việc với chuyên gia nước ngoài
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả) * Thực hiện đúng quy trình đào tạo lại
Về lâu dài, Nhà máy nên phát triển các hình thức, nội dung đào tạo theo định hướng phát triển của doanh nghiệp, đào tạo đa kỹ năng và đào tạo cách thức phối hợp làm việc theo nhóm, tinh giản biên chế và tổ chức Nhà máy theo hướng sản xuất kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực.
Hai là, nên quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của Bộ phận đào tạo
trực thuộc phòng Tổ chức lao động để việc thực thi công tác đào tạo, huấn luyện diễn ra được suôn sẻ và hiệu quả cao hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Đánh giá sau đào tạo
Việc đánh giá các khóa học, các hoạt động đào tạo hoặc toàn bộ chương trình đào tạo là cần thiết. Nhờ các hoạt động này ta có thể kịp thời điều chỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo thông qua các phương pháp cụ thể:
- Phương pháp trắc nghiệm.
- Phương pháp đánh giá rút kinh nghiệm. - Phương pháp đánh giá bằng giá trị:
+ Tính kinh phí đào tạo K đã bỏ ra. Hiệu quả P mang lại. + Thời gian T thu hồi kinh phí đào tạo là: T = K/P.
+ Tỷ trọng k1 của đào tạo trong tổng giá thành truyền tải Z là: k1 = K/Z. + Tỷ trọng k2 của đào tạo trong tổng quỹ tiền lương V là: k2 = K/V. - Học viên tự đánh giá: Mẫu đánh giá có thể được sử dụng cho việc đánh giá vào giữa và cuối khóa học.
- Nơi đào tạo bên ngoài có tổng kết từng khóa học và chung cho cả chương trình đào tạo bồi dưỡng gửi Bộ phận đào tạo phòng Tổ chức lao động. Bộ phận đào tạo của phòng Tổ chức lao động hoàn chỉnh báo cáo tổng thể về chương trình phát triển nguồn nhân lực để báo cáo lên Ban lãnh đạo.