5. Kết cấu luận văn
1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với địa phương nghiên cứu
Qua nghiên cứu thực trạng phát triển nguồn nhân lực của đại diện nêu trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm:
Một là Phát triển nguồn nhân lực là một bộ phận quan trọng của tổng thể các chiến lược phát triển của doanh nghiệp, tổ chức. Phù hợp với từng thời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
kỳ và sự biến động của môi trường hoạt động, Doanh nghiệp, tổ chức cần có các quyết sách và giải pháp thích hợp về thời gian, không gian để phát triển nguồn nhân lực hiệu quả.
Hai là Sự tiến bộ của mỗi thành viên là thành công của tổ chức, nên sự phát triển không ngừng của doanh nghiệp, tổ chức là điều kiện và cũng là yêu cầu đối với mỗi nhân viên. Đào tạo nâng cao trình độ nhân viên là một quá trình lâu dài, liên tục và muốn làm việc tốt phải học tập suốt đời, mỗi thành viên phải tự có nhu cầu thăng tiến, nhu cầu phát triển. Từ đó tạo dựng nên quan niệm học tập suốt đời, hay "văn hóa học" cho nguồn nhân lực của tổ chức.
Ba là Cân bằng lợi ích của các bên tham gia phát triển nguồn nhân lực để bảo đảm sự phát triển bền vững và ổn định. Doanh nghiệp, tổ chức là nơi tạo môi trường nuôi dưỡng, đặt yêu cầu và thực hiện các hoạt động phát triển, công nhân viên chức là khách thể trong hoạt động phát triển của Doanh nghiệp, tổ chức, nhưng là người giải quyết mọi bài toán của Doanh nghiệp, tổ chức. Do vậy chỉ khi tạo được sự đồng thuận của hai bên tham gia thì phát triển nguồn nhân lực mới đi đúng mục tiêu và hiệu quả.
Bốn là Phát triển nguồn nhân lực phải được hỗ trợ tích cực bởi các công cụ tin học và truyền thông. Quản lý nguồn nhân lực không chỉ là công tác tham mưu, hỗ trợ mà còn là nhiệm vụ mang tính quyết định cho thành công của công cuộc đổi mới, phát triển của doanh nghiệp, tổ chức. Do đó, phải coi công tác phát triển nguồn nhân lực là một ngành khoa học, trong đó các chức năng của phát triển nguồn nhân lực được xem xét giải quyết trong một tổng thể, định hướng theo tôn chỉ hoạt động của tổ chức.
Năm là Cần xây dựng các công cụ quản lý nhân sự phù hợp với các qui định của doanh nghiệp, tổ chức, điều kiện của công tác tổ chức cán bộ trong Doanh nghiệp, tổ chức đó là những qui định đã được lượng hóa cho hoạt động phát triển nhân sự, như: bản tiêu chuẩn công việc (có các yêu cầu về năng lực cá nhân); bản mô tả công việc, mô tả chức năng, có bản tối ưu hóa công việc và tối ưu hóa chức năng cho từng vị trí công việc; bản phân tích tiềm năng cho cán bộ hoặc cho nhóm công tác; qui định về sự tăng tiến cho đội ngũ lãnh đạo và đội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ngũ chuyên môn; chương trình khuyến khích và động viên vật chất; qui định về các tiêu chí thành tích dùng để đánh giá nhân sự. qui định và chuẩn hóa các biện pháp nâng cao trình độ.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
* Thực trạng vấn đề phát triển nguồn nhân lực của Nhà máy Z195 là như thế nào?
** Nhân tố nào tác động ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực? *** Giải pháp nào nhằm tăng cường phát triển nguồn nhân lực tại Nhà máy Z 195?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Các phương pháp thu thập thông tin
a. Thu thập tài liệu thứ cấp:
Thông tin thứ cấp được thu thập từ các nguồn tài liệu như: sách, báo, tạp chí chuyên ngành, internet, các báo cáo tổng kết hàng năm của Nhà máy Z195.
Nội dung tài liệu thu thập gồm: Thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực, các hoạt động về phát triển nguồn nhân lực, các chế độ chính sách áp dụng tại Nhà máy Z195…
b. Thu thập tài liệu sơ cấp
Nguồn tài liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn, điều tra trực tiếp người lao động bằng phiếu phỏng vấn (mẫu in sẵn); Thu thập các số liệu thực tế tại các phòng, ban của Nhà máy về thực trạng quản lý, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực của đơn vị.
Số lượng phiếu phỏng vấn 350 lao động. lựa chọn một cách ngẫu nhiên 50 trong số 672 lao động đang làm việc tại nhà máy năm 2013
Bảng 2.1. Danh sách chọn mẫu điều tra phỏng vấn
TT Đơn vị TS (LĐ) Số P/v (LĐ) Tỉ lệ (%)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1 Ban Giám đốc 5 1 20
2 Cán bộ phòng ban, đoàn thể 32 2 6,3
3 Quản đốc PX, tổ trưởng, nhóm trưởng 46 4 8,7
B Phỏng vấn lao động trực tiếp 589 43 7,3
1 Nhân viên phòng, ban, bộ phận 147 10 6,8
2 Công nhân trực tiếp sản xuất 442 33 7,5
Nội dung phỏng vấn: Thông tin về tình hình cụ thể (tuổi, giới tính, khả năng chuyên môn, công việc hiện tại của mỗi lao động, môi trường làm việc, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, thu nhập, nhà ở và điều kiện sống, tâm tư nguyện vọng v.v.)
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
Sử dụng các phương pháp để tổng hợp các chỉ tiêu, xử lý, phân tích số liệu.
Phương pháp tổng hợp & phân tích thông tin
(1) Phương pháp thống kê mô tả
Nhằm mô tả về các hoạt động liên quan đến công tác phát triển nguồn nhân lực tại Nhà máy Z195 theo các nội dung đã được xác định qua việc tập hợp, phân loại các tài liệu sơ cấp, thứ cấp. Trong phân tích cần đánh giá mức độ của hiện tượng và tiếp sau đó phát hiện được nguyên nhân của tình hình và các vấn đề phát sinh cần được giải quyết.
(2) Phương pháp phân tích, so sánh
Phương pháp này dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá cùng nội dung và tính chất tương tự như nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh các thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian để có được những nhận xét xác đánh về hiệu quả quản lý sử dụng nguồn nhân lực của Nhà máy.
(3) Phương pháp phân tích tổng hợp
Đây là phương pháp rất phổ biến trong phân tích kinh tế, được vận dụng trong quá trình phân tích đề tài nhằm phân tích từng nội dung thông qua nhận xét đánh giá đối với từng loại đối tượng điều tra liên quan đến phát triển nguồn nhân lực. Từ đó đưa kết luận tổng hợp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
(4) Phương pháp dự tính, dự báo
Dự tính dự báo về qui mô phát triển SXKD, số lượng lao động sử dụng và số lao động cần đào tạo trong kế hoạch o phát triển nguồn nhân lực của Nhà máy.
(5) Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Đây là phương pháp được đánh giá cao trong nhiều lĩnh vực phát triển hiện nay. Đó là tiền hành điều tra, thu thập ý kiến của các nghiên cứu, các nhà quản lý lâu năm về lĩnh vực quản lý sử dụng nguồn nhân lực để đánh giá hiệu quả quản lý sử dụng nguồn nhân lực của nhà máy
2.3. Hệ thống tiêu chí nghiên cứu
1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về đầu vào nguồn lao động.
- Tổng số lao động được điều động, phân bổ về theo quyết định của Bộ. - Tổng số lao động đơn vị ký hợp đồng
2. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của Nhà máy được đánh giá trên các chỉ tiêu:
- Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ chuyên môn. - Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính
- Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi. - Cơ cấu nguồn nhân lực theo hợp đồng
3. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của Nhà máy được đánh giá trên các chỉ tiêu:
- Số lượng, tỷ lệ cán bộ, công nhân viên chức, hợp đồng lao động có trình độ trên đại học.
- Số lượng, tỷ lệ cán bộ, công nhân viên chức, hợp đồng lao động có trình độ đại học, cao đẳng.
- Số lượng, tỷ lệ cán bộ, công nhân viên chức, hợp đồng lao động có trình trung cấp, sơ cấp.
- Số lượng, tỷ lệ cán bộ, công nhân viên chức, hợp đồng lao động có trình trung cấp, sơ cấp.
- Số lượng, tỷ lệ cán bộ, công nhân viên chức, hợp đồng lao động có trình độ khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
4. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá công tác đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực của Nhà máy được đánh giá trên các chỉ tiêu:
- Số lượng nhân lực được đào tạo bồi dưỡng hàng năm. - Cơ cấu trình độ được đào tạo hàng năm.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NHÀ MÁY Z195 THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG
3.1. Đặc điểm cơ bản của Nhà máy Z195
3.1.1. Lịch sử hình thành của Nhà máy
Đảm bảo đầy đủ và kịp thời vũ khí, trang bị cho lực lượng vũ trang và chiến tranh nhân dân là nhiệm vụ của ngành công nghiệp quốc phòng trong thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sau khi thực hiện thắng lợi 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, được sự giúp đỡ của các nước trong phe XHCN, một hệ thống các nhà máy quốc phòng đã hình thành và đi vào hoạt động, cung cấp một phần cơ bản về vũ khí, trang bị cho nhu cầu phòng thủ đất nước. Tuy nhiên, một số lĩnh vực sản xuất vũ khí đạn dược có công nghệ phức tạp nước ta vẫn chưa có. Trong số đó có cơ sở công nghiệp sản xuất thuốc phóng, thuốc nổ. Đây là điểm khiếm khuyết lớn nhất của ngành công nghiệp quốc phòng nước ta.
- Từ cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng mà trực tiếp là Thủ trưởng Tổng cục CNQP qua các thời kỳ đã có chủ trương xây dựng một nhà máy sản xuất thuốc phóng và thuốc nổ mạnh dùng trong quân sự. Thực hiện tư tưởng đó, Nghị quyết 05 BCT đã chỉ đạo và mở đường, Nhà nước và Bộ Quốc phòng thực hiện đầu tư, trên cơ sở đó nhà máy sản xuất thuốc phóng ra đời. Cơ sở vật chất, kỹ thuật của nhà máy dựa trên hai nguồn đảm bảo:
1. Về thiết bị và công nghệ mua từ một số đối tác nước ngoài do ta lựa chọn để phù hợp với điều kiện trong nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2. Về xây dựng nhà xưởng do các doanh nghiệp trong nước thực hiện. Quá trình xây dựng nhà máy chia ra thành 3 giai đoạn:
(1) Giai đoạn từ 1992 đến 2004: Xây dựng nhà máy sản xuất thuốc phóng (Z192) gồm các dây chuyền sản xuất thuốc phóng 1 gốc và 2 gốc.
(2) Giai đoạn từ 1995 đến 2004: Xây dựng nhà máy sản xuất Nitrromas và Hecxogen (Dự án 5) gồm các dây chuyền sản xuất nguyên liệu (bán thành phẩm và thuốc nổ RDX).
(3) Từ năm 2005, hai cơ sở Z192 và Dự án 5 được Bộ Quốc phòng sáp nhập thành một nhà máy sản xuất thuốc phóng hoàn chỉnh nay là Nhà máy Z195.
Mục tiêu đầu tư xây dựng nhà máy là chủ động sản xuất được các loại thuốc phóng và thuốc nổ mạnh, đạt chất lượng và số lượng đáp ứng đủ cho nhu cầu trang bị cho phòng thủ đất nước. Đồng thời có thể phát triển một số loại sản phẩm kinh tế phục vụ cho nhu cầu dân sự.
3.1.2. Hình thức, tên gọi, địa chỉ của Nhà máy
Tên gọi: Nhà máy Z195 - Bộ Quốc phòng Địa chỉ: Hợp Châu - Tam Đảo - Vĩnh Phúc Số điện thoại: 02113 853261 Fax: 02113853195
3.1.3. Ngành nghề kinh doanh của Nhà máy
- Sản xuất, kinh doanh, vận chuyển thuốc phóng, liều phóng và nhiên liệu tên lửa.
- Sản xuất kinh doanh Nitroxenlulo (NC), Dinitrotoluen (DNT), Nitroglyxerin (NG)
- Sản xuất kinh doanh thuốc nổ Hecxozen (RDX)
- Sản xuất kinh doanh vận chuyển các hóa chất cơ bản, axit nitric (HNO3), cồn, ete etylic công nghiệp và y tế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
các hợp chất nito và các muối nitrat khác.
- Sản xuất, vận chuyển và kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp.
- Thiết kế chế tạo thiết bị cơ khí hóa chất, sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn.
- Sửa chữa và lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp
- Sửa chữa bảo dưỡng máy móc, thiết bị và sản phẩm kim loại đúc sẵn. - Sản xuất mô tơ, máy phát điện; Sản xuất đồ điện dân dụng
- Sản xuất sơn, vecni và các chất sơn quét tương tự, matit - Sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất vôi.
- Sản xuất bao bì bằng gỗ.
- Nhập khẩu trực tiếp các nguyên liệu, vật tư, hóa chất máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất của Nhà máy và xuất khẩu các sản phẩm kinh tế do Nhà máy sản xuất.
- Hoạt động của trạm y tế ngành - Giáo dục mầm non.
3.1.4. Hệ thống tổ chức của Nhà máy
3.4.1.1. Ban giám đốc
Gồm Giám đốc, chính ủy (kiêm phó giám đốc phụ trách hậu cần) và 03 phó giám đốc khác
- Giám đốc Nhà máy:
Thực hiện chức trách, nhiệm vụ của người chỉ huy, chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành chung toàn bộ các mặt công tác của nhà máy theo quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc nhà máy thuộc Bộ Quốc phòng và các nhiệm vụ được Bộ Quốc phòng giao.
- Các phó Giám đốc: Chức năng nhiệm vụ giúp việc cho Giám đốc Nhà máy, điều hành một số lĩnh vực hoạt động của Nhà máy theo sự phân công của Giám đốc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
(1) Chính ủy kiêm phó giám đốc phụ trách hậu cần: Thực hiện chức trách, nhiệm vụ Chính ủy nhà máy theo Quyết định số 1723/QĐ-CT ngày 01/12/2007 của Tổng cục Chính trị, chịu trách nhiệm chỉ đạo chung toàn bộ hoạt động CTĐ, CTCT của nhà máy.
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức của Nhà máy năm 2013
(2) Phó Giám đốc Kỹ thuật: Giúp Giám đốc nhà máy chỉ đạo triển khai thực hiện các lĩnh vực Công tác kỹ thuật, sản xuất đối với toàn bộ các sản phẩm quốc phòng và các sản phẩm kinh tế của nhà máy, công tác giữ gìn, nâng cao chất lượng và nghiệm thu sản phẩm của nhà máy.
GIÁM ĐỐC CHÍNH ỦY Phó giám đốc Kỹ thuật Phó giám đốc Kinh doanh Phó giám đốc dự án Phòng KH- VT Phòng TCLĐ Phòng Tài chính Phòng An Toàn Phòng KT- CN Phòng Cơ điện Phòng KCS Phòng Chính trị Phòng HC- HC Xí nghiệp 92 Xí nghiệp 95 Xí nghiệp Amon
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
(3) Phó Giám đốc Dự án Giúp Giám đốc nhà máy chỉ đạo triển khai thực hiện các lĩnh vực công tác an toàn, bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ và tai nạn lao động, công tác nghiên cứu phát triển; đề tài nghiên cứu chế thử sản phẩm mới.
(4) Phó Giám đốc Kinh doanh giúp Giám đốc nhà máy chỉ đạo triển khai thực hiện các lĩnh vực công kinh doanh, công tác đảm bảo vật tư cho SXQP, sản xuất kinh tế và các hoạt động sản xuất khác của nhà máy.
3.4.1.2. Các phòng chức năng
(1) Phòng Kế hoạch-Vật tư
Chức năng: Phòng Kế hoạch-Vật tư có chức năng tham mưu tổng hợp, giúp việc cho Đảng uỷ, Giám đốc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và công tác đầu tư phát triển; kế hoạch mua sắm, quản lý, dự trữ, cung ứng vật tư, nguyên