Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại nhà máy để phát triển nguồn nhân lực (Trang 32)

5. Kết cấu luận văn

1.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Môi trường kinh tế

Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát dân số,... có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu nhân lực cả về số lượng và chất lượng, tác động đến thu nhập, đời sống của người lao động. Đất nước ta vừa gia nhập WTO, sự cạnh tranh để tồn tại và phát triển ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp. Cuộc canh tranh đó thể hiện trên tất cả các mặt: Công nghệ, quản lý, tài chính,chất lượng, giá cả…Nhưng trên hết yếu tố đứng đằng sau đó là con người. Thực tế đã cho thấy rằng những bí quyết về công nghệ có thể ít nhiều bị sao chép duy chỉ có đầu tư vào nguồn nhân lực là có thể loại bỏ được tình trạng trên. Mặt khác khi nền kinh tế tăng trưởng tạo điều kiện cho doanh nghiệp đào tạo cho người lao động nhiều hơn. Khi đó người lao động muốn có điều kiện để tăng thu nhập, họ cũng tăng nhu cầu đào tạo lên. Kinh tế phát triển đồng nghĩa với hàm lượng công nghệ gia tăng trong các sản phẩm. Sự phát triển của các tiến bộ công nghệ vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.Tuy công nghệ có thể làm gia tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhưng nó cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi cách thức làm việc để theo kịp sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ nếu không sẽ bị lạc hậu. Vì vậy, để có thể ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất buộc các doanh nghiệp phải tiến hành đào tạo con người để phù hợp với sự thay đổi trong dây chuyền, máy móc thiết bị, trong quản lý… Việt Nam là đất nước được thế giới công nhận về sự ổn định chính trị. Là điều kiện tốt thu hút vốn đầu tư nước ngoài góp phần tăng trưởng nền kinh tế đất nước. Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ có cơ hội đầu tư nhiều hơn vào đào tạo, trong điều kiện kinh tế phát triển và chính trị ổn định người lao dộng sẽ yên tâm hơn để tập trung vào việc học tập, tăng hiệu quả công tác đào tạo. [9]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Mỗi địa phương có môi trường văn hóa xã hội vùng miền riêng nó có tác động trực tiếp đến tâm tính, phong cách, lối sống và sự thay đổi về cách nhìn nhận về các giá trị của người lao động. Ảnh hưởng đến các tư duy và các chính sách phát triển nguồn nhân lực, nhằm phát huy cao độ những yếu tố tích cực đồng thời khắc phục những mặt tiêu cực trong tác phong lao động của nguồn nhân lực tại doanh nghiệp

* Pháp luật về lao động và thị trường lao động

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi các chính sách của Đảng, pháp luật, các chế độ chính sách của nhà nước tác động đến cơ chế, chính sách trả lương của doanh nghiệp, dẫn đến sự thay đổi về chính sách thu hút nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp [9]

* Khoa học và công nghệ

Khoa học và công nghệ được ứng dụng ngày càng rộng rãi và phát triển trên nhiều lĩnh vực làm xuất hiện những ngành nghề mới, sản phẩm mới đòi hỏi người lao động phải được trang bị và cập nhật những kỹ năng mới. Do đó, phát triển nguồn nhân lực ở doanh nghiệp càng trở lên bức bách hơn.

* Sự cạnh tranh thu hút nhân lực

Sự cạnh tranh thu hút nhân lực của các doanh nghiệp trong cùng ngành cũng tác động mạnh đến số lượng, chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Nó tạo sự di chuyển nguồn nhân lực từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao.

* Khả năng cung ứng nhân lực của các cơ sở đào tạo

Khả năng cung ứng nhân lực của các cơ sở đào tạo là một trong những nguồn cung cấp lao động rất quan trọng cho các doanh nghiệp, khả năng này cao hay thấp ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ dư thừa hay khan hiếm nguồn nhân lực trong các thời kỳ khác nhau.

1.1.5.2. Các yếu tố môi trường bên trong doanh nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chính sách thu hút nguồn nhân lực thể hiện ở quan điểm về mục đích, yêu cầu đối tượng và cách thức tuyển chọn lao động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ số lượng và chất lượng nguồn nhân lực với cơ cấu phù hợp để thực hiện các mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện tại hay trong tương lai.[15]

Một doanh nghiệp có chính sách thu hút nguồn nhân lực phù hợp và hấp dẫn xuất phát từ việc hoạch định nguồn nhân lực chính xác và khoa học sẽ thu hút được nhiều nguồn nhân lực đảm bảo và có chất lượng hơn, tức là nhân lực đầu vào có chất lượng cao hơn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp. [15]

- Chế độ bố trí, sử dụng nguồn nhân lực

Chế độ bố trí, sử dụng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Phân công đúng người, đúng trình độ, năng lực đúng công việc đánh giá đúng tính chất và mức độ tham gia, đóng góp của từng người lao động để khích lệ, đãi ngộ họ kịp thời sẽ mang lại hiệu quả cao trong công việc và cũng là tạo sự động viên to lớn đối với người lao động. Khi đó người lao động không chỉ cống hiến tối đa những phẩm chất, năng lực sẵn có mà họ còn tự đầu tư, họa tập không ngừng nâng cao trình độ (kiến thức và kỹ năng) của mình. Tạo tiền đề vững chắc cho phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp

- Chế độ đãi ngộ:

Chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần đối với người lao động là một trong những yếu tố cốt lõi và quan trọng nhất để duy trì và phát triển nguồn nhân lực trong mỗi doanh nghiệp. Cụ thể là thiết lập và áp dụng các chính sách hợp lý về lương bổng, khen thưởng, kỷ luật, môi trường, điều kiện làm việc, thực hiện các chế độ bảo hiểm, y tế, an toàn lao động…Để giữ được nhân viên giỏi, về lâu dài xét trên mặt bằng chung, doanh nghiệp thường phải áp dụng mức lương cao hơn mức trung bình của thị trường trong khu vực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình thức khen thưởng cũng cần được nghiên cứu và cải thiện vì hiện tại hình thức này còn mang tính đại trà không mang lại hiệu quả cao, không tạo được những động lực tích cực thức đẩy sự làm việc và cống hiến hơn nữa của người lao động.

- Chế độ đào tạo và đào tạo lại

Chế độ đào tạo và đào tạo lại là vấn đề cốt lõi có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp dưới góc độ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực một cách toàn diện.

Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp là công việc đòi hỏi phải duy trì thường xuyên. Khi chính sách đào tạo nâng cao trình độ củ doanh nghiệp hướng theo mọi đối tượng lao động, mỗi đối tượng có số lượng hợp lý, có nhiều hình thức đào tạo phù hợp sẽ là chính sách thu hút và có mức độ hấp dẫn cao.

- Văn hóa doanh nghiệp

Là hệ thống các giá trị đặc trưng được gây dựng nên và được gìn giữ trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp và tạo thành hệ thống các chuẩn mực về tinh thần và vật chất chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và các mối quan hệ, thái độ và hành vi ứng xử của mọi thành viên trong doanh nghiệp để theo đuổi và thực hiện các mục tiêu đề ra, văn hóa doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại nhà máy để phát triển nguồn nhân lực (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)