Các phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại nhà máy để phát triển nguồn nhân lực (Trang 41)

5. Kết cấu luận văn

2.2.1. Các phương pháp thu thập thông tin

a. Thu thập tài liệu thứ cấp:

Thông tin thứ cấp được thu thập từ các nguồn tài liệu như: sách, báo, tạp chí chuyên ngành, internet, các báo cáo tổng kết hàng năm của Nhà máy Z195.

Nội dung tài liệu thu thập gồm: Thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực, các hoạt động về phát triển nguồn nhân lực, các chế độ chính sách áp dụng tại Nhà máy Z195…

b. Thu thập tài liệu sơ cấp

Nguồn tài liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn, điều tra trực tiếp người lao động bằng phiếu phỏng vấn (mẫu in sẵn); Thu thập các số liệu thực tế tại các phòng, ban của Nhà máy về thực trạng quản lý, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực của đơn vị.

Số lượng phiếu phỏng vấn 350 lao động. lựa chọn một cách ngẫu nhiên 50 trong số 672 lao động đang làm việc tại nhà máy năm 2013

Bảng 2.1. Danh sách chọn mẫu điều tra phỏng vấn

TT Đơn vị TS (LĐ) Số P/v (LĐ) Tỉ lệ (%)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1 Ban Giám đốc 5 1 20

2 Cán bộ phòng ban, đoàn thể 32 2 6,3

3 Quản đốc PX, tổ trưởng, nhóm trưởng 46 4 8,7

B Phỏng vấn lao động trực tiếp 589 43 7,3

1 Nhân viên phòng, ban, bộ phận 147 10 6,8

2 Công nhân trực tiếp sản xuất 442 33 7,5

Nội dung phỏng vấn: Thông tin về tình hình cụ thể (tuổi, giới tính, khả năng chuyên môn, công việc hiện tại của mỗi lao động, môi trường làm việc, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, thu nhập, nhà ở và điều kiện sống, tâm tư nguyện vọng v.v.)

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại nhà máy để phát triển nguồn nhân lực (Trang 41)