0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Kiểm định Cronbach’s Apha đối với các thang đo lý thuyết

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BÁN LẺ TẠI CÁC CỬA HÀNG TIỆN ÍCH Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 54 -54 )

6. Tóm tắt nội dung nghiên cứu

3.2.1. Kiểm định Cronbach’s Apha đối với các thang đo lý thuyết

Như đã trình bày ở chương 2, các thang đo cần được kiểm định độ tin cậy bằng công cụ Cronbach’s Alpha. Công cụ này cũng giúp loại đi những biến quan sát, những thang đo không đạt. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến-tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên.

Kết quả Cronbach’s Alpha của thành phần Cơ sở vật chất được thể hiện ở bảng 3.2:

Bảng 3.2. Kiểm định Cronbach’s Alpha của thành phần Cơ sở vật chất của các cửa hàng tiện ích ở Tp. HCM

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại

biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại

biến

CSVC_Cơ sở vật chất, Cronbach’s Alpha = 0.804

CSVC1 18.20 7.743 0.687 0.749

CSVC3 18.50 8.171 0.444 0.801

CSVC4 18.52 6.911 0.598 0.769

CSVC5 18.09 8.166 0.532 0.780

CSVC6 18.05 7.968 0.674 0.754

Nguồn: Kết quả phân tích Số liệu điều tra 201 mẫu năm 2013.

Theo bảng 3.2 ta có Cronbach’s Alpha của thành phần Cơ sở vật chất của các cửa hàng tiện ích ở Tp. Hồ Chí Minh là 0.804 lớn hơn 0.6 cho nên thang đo này đạt tiêu chuẩn. Hơn nữa, các biến có hệ số tương quan biến tổng đều cao hơn 0.4 nên các biến này đều phù hợp và đạt độ tin cậy.

Bảng 3.3. Kiểm định Cronbach’s Alpha của thành phần Sự tin cậy của các cửa hàng tiện ích ở Tp. HCM

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại

biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại

biến

STC_Sự tin cậy, Cronbach’s Alpha = 0.805

STC1 14.33 3.743 0.581 0.770

STC2 14.23 3.637 0.626 0.756

STC3 14.32 3.918 0.526 0.786

STC4 13.97 3.814 0.650 0.752

STC5 13.98 3.610 0.576 0.773

Nguồn: Kết quả phân tích Số liệu điều tra 201 mẫu năm 2013.

Theo bảng 3.3 ta có Cronbach’s Alpha của thành phần Sự tin cậy của các cửa hàng tiện ích ở Tp. HCM là 0.805 lớn hơn 0.6 cho nên thang đo này đạt tiêu chuẩn. Hơn nữa, các biến đều có hệ số tương quan biến-tổng cao, đều trên 0.5 nên các biến này đều phù hợp và đạt được độ tin cậy. Tương tự như vậy, hệ số tương quan biến- tổng của từng biến trong thang đo Sự tương tác cá nhân được trình bày ở bảng XX.

Bảng 3.4. Kiểm định Cronbach’s Alpha của thành phần Sự tương tác cá nhân của các cửa hàng tiện ích ở Tp. HCM

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại

biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại

biến

TTCN_Sự tương tác cá nhân, Cronbach's Alpha = 0.926

TTCN1 27.66 27.495 0.831 0.911 TTCN2 27.38 28.146 0.800 0.913 TTCN3 27.10 29.790 0.740 0.918 TTCN4 27.45 27.759 0.822 0.912 TTCN5 27.36 29.732 0.541 0.930 TTCN6 27.50 27.191 0.841 0.910 TTCN7 27.56 28.778 0.605 0.927 TTCN8 26.83 29.401 0.692 0.920 TTCN9 27.29 28.778 0.767 0.916

Nguồn: Kết quả phân tích Số liệu điều tra 201 mẫu năm 2013.

Kết quả Cronbach’s Alpha của thành phần Sự tương tác cá nhân là 0.926 lớn hơn 0.6 cho nên thang đo này đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra, các biến đều có hệ số tương quan biến-tổng đều cao, trên 0.5.

Bảng 3.5. Kiểm định Cronbach’s Alpha của thành phần Cách giải quyết vấn đề của các cửa hàng tiện ích ở Tp. HCM

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại

biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại

biến

GQVD_Giải quyết vấn đề, Cronbach's Alpha = 0.648

GQVD1 7.35 0.938 0.472 0.531

GQVD2 6.98 1.020 0.434 0.583

GQVD3 7.33 0.913 0.469 0.536

Nguồn: Kết quả phân tích Số liệu điều tra 201 mẫu năm 2013.

Kết quả Cronbach’s Alpha của thành phần Giải quyết vấn đề là 0.648 lớn hơn 0.6 cho nên thang đo này đạt tiêu chuẩn. Hơn nữa, tất cả các biến đều có hệ số tương quan biến-tổng cao, hấu hết đều trên 0.45, trừ biến GQVD2 (Khi khách hàng

gặp các vấn đề phát sinh, cửa hàng chân thành quan tâm đến việc giải quyết cho khách hàng) bằng 0.434. Tuy nhiên, hệ số tương quan biến-tổng của biến GQVD2 vẫn lớn hơn 0.3 nên các biến này đều phù hợp và đạt độ tin cậy. Cuối cùng, hệ số tương quan biến-tổng của từng biến trong thang đo Chính sách của các cửa hàng tiện ích ở Tp. HCM được trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Kiểm định Cronbach’s Alpha của thành phần Chính sách của các cửa hàng tiện ích ở Tp. HCM

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại

biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại

biến CS_Chính sách, Cronbach's Alpha = 0.756 CS1 14.24 4.585 0.576 0.693 CS2 14.54 4.660 0.622 0.680 CS3 14.06 4.981 0.567 0.702 CS4 14.45 4.729 0.427 0.752 CS5 14.39 4.689 0.465 0.736

Nguồn: Kết quả phân tích Số liệu điều tra 201 mẫu năm 2013.

Kết quả Cronbach’s Alpha của thành phần Chính sách của các cửa hàng tiện ích ở Tp. HCM là 0.756 lớn hơn 0.6 cho nên thang đo này đạt tiêu chuẩn. Hơn nữa, các biến đều có hệ số tương quan biến-tổng đều cao, phần lớn các hệ số này lớn hơn 0.45, trừ biến CS4 (cửa hàng chấp nhận hầu hết các loại thẻ thanh toán) bằng 0.42. Tuy nhiên hệ số tương quan biến-tổng của biến CS4 vẫn lớn hơn 0.3 nên các biến này đều đạt yêu cầu và độ tin cậy.

Như vật, hệ số Cronbach’s Alpha của các thành phần thang đo chất lượng dịch vụ bán lẻ tại các cửa hàng tiện ích ở Tp. HCM đều đạt tiêu chuẩn (> 0.60), đồng thời tương quan biến-tổng của các biến đều đạt yêu cầu và độ tin cậy (> 0.30). Do đó, các thang đo lý thuyết đảm bảo được độ tin cậy và các biến đo lường của các thang đo này đều được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA tiếp theo.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BÁN LẺ TẠI CÁC CỬA HÀNG TIỆN ÍCH Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 54 -54 )

×