Sự cần thiết phải hoàn thiện quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về an toàn lao động tại các công trình xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài vùng Đông Bắc Bộ (Trang 98)

sinh lao động.

Một là hoàn thiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động là một nhu cầu tất yếu hiện nay ở nƣớc ta, nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động. Mặt khác nhằm cơ sở pháp lý bảo vệ các quyền của ngƣời lao động góp phần phòng chống các bệnh nghề nghiệp, bảo đảm khả năng tái tạo sức lao động, bảo đảm cho hiệu quả của sản xuất.

Hai là trong khi đó Việt Nam trong điều kiện đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, tạo môi trƣờng và điều kiện an toàn lao động cho ngƣời lao động đảm bảo An toàn - vệ sinh lao động nhằm góp phần phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong nền kinh tế hội nhập.

Ba là Vấn đề an toàn lao động là một trong những tiêu chí để đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Báo cáo của ILO 2012 về Ngày Thế giới vì an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc cũng đồng quản điểm này khi cho rằng nội dung ATVSLĐ phải phù hợp và tôn trọng nguyên tắc “phát triển bền vững”; công tác ATVSLĐ phải luôn gắn với bảo vệ môi trƣờng sinh thái, bảo vệ sức khỏe của nhân dân, sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên; phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trƣờng và việc làm bền vững. Chúng ta cần tiến tới “Việc làm xanh”. Môi trƣờng làm việc an toàn, lành mạnh và bảo vệ môi trƣờng nói chung thƣờng là “hai mặt của một vấn đề”. Cần có nhiều biện pháp làm giảm tác động xấu tại nơi làm việc trong môi trƣờng nói chung, giúp bảo vệ ngƣời dân địa phƣơng. Khi kết hợp những biện pháp bảo vệ môi trƣờng dƣới tác động của quá trình sản xuất, phải hết sức chú trọng việc bảo vệ sức khỏe của NLĐ. Việc làm bền vững góp phần trực tiếp làm giảm tác động về môi trƣờng của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế

88

hay toàn bộ nền kinh tế thông qua giảm tiêu thụ năng lƣợng và tiết kiệm tài nguyên, giảm xả chất thải, ô nhiễm và bảo tồn hay phục hồi hệ sinh thái. Ứng dụng các biện pháp ATVSLĐ là động lực chính để “làm xanh” doanh nghiệp và nền kinh tế.

Từ năm 1991 ATVSLĐ là nội dung quan trọng của Pháp lệnh Bảo hộ lao động. Vấn đề này cũng đƣợc thể hiện tại một số điều trong Bộ luật Lao động ban hành năm 1994. Trong một số luật khác, nhƣ Luật Hóa chất, Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên và Môi trƣờng, Luật Công đoàn, Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, Luật Hợp tác xã,... và nhiều văn bản dƣới luật do Chính phủ, các bộ, ngành ban hành, vấn đề ATVSLĐ cũng đƣợc đề cập và áp dụng trong đời sống xã hội. Nhìn chung, vấn đề đƣợc xem xét khá cụ thể, đề cập tới nhiều nội dung, rộng nhƣng lại rải rác và rất tản mạn, vô hình tạo ra sự phức tạp, chồng chéo, lại không toàn diện, gây khó khăn cho việc thực thi. Do đó, việc nghiên cứu, tiến tới xây dựng Luật ATVSLĐ của Việt Nam là một nội dung đƣợc nêu trong Quyết định số 2281/QĐ-TTg, ngày 10-12-2010, do Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt thuộc Chƣơng trình quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2011 - 2015 và là một nội dung của Chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh tại Quốc hội khóa XIII theo Nghị quyết số 20/2011, ngày 26-11- 2011. Nhằm thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, ngày 17-2-2012, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 207/QĐ-TTg, giao cho Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội chủ trì xây dựng Dự thảo Luật ATVSLĐ.

Trong khi đó thực trạng các quy định về an toàn vệ sinh lao động trong Bộ luật Lao động hiện nay còn cho thấy sự phức tạp chồng chéo và kém hiệu quả. Cụ thể là sau hơn 16 năm thực hiện, các quy định về công tác ATVSLĐ xác lập đƣợc tính pháp lý trong các doanh nghiệp. Điều đó đã tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức và hành vi trong doanh nghiệp và ngƣời lao động. Quyền và nghĩa vụ của NLĐ, NSDLĐ đƣợc bảo đảm khá đầy đủ trong khuôn khổ và theo các chế định của pháp luật trong Bộ luật Lao động. Tuy nhiên, qua thực tiễn triển khai cho thấy, còn nhiều bất cập, đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới toàn diện và cụ thể hơn trên lĩnh vực công tác này.

89

Về phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Lao động hiện nay là quan hệ lao động giữa NLĐ làm công ăn lƣơng với NSDLĐ và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ xã hội đó. Tuy vậy, về bản chất, công tác ATVSLĐ lại bao quát phạm vi rộng hơn, liên quan đến cả khu vực không có quan hệ lao động.

Về đối tƣợng điều chỉnh trong Bộ luật Lao động hiện nay chỉ mới áp dụng đối với hoạt động lao động có quan hệ lao động, mà chƣa có quy định các hoạt động ngoài quan hệ lao động (cá nhân có sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; chủ nhà thuê lao động làm công việc dân sự; NLĐ trong lĩnh vực nông nghiệp, ngƣ nghiệp; lao động tự do). Những đối tuợng này chủ yếu tập trung trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, trong các làng nghề và hộ gia đình. Chẳng hạn, hiện nay, riêng khu vực làng nghề, cả nƣớc có 369.000 tổ hợp tác, 19.127 hợp tác xã và 57 liên hiệp hợp tác xã, thu hút 12,5 triệu xã viên, thành viên là hộ gia đình và cá nhân là NLĐ. Trong đó, số ngƣời có quan hệ lao động trực tiếp và thƣờng xuyên với các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đƣợc trả tiền công, tiền lƣơng chiếm khoảng 4,5 triệu ngƣời.

Về nội dung ATVSLĐ, Bộ luật Lao động còn chƣa quy định rõ quyền, trách nhiệm của tất cả các bên liên quan. Nội dung chủ yếu chỉ tập trung vào những yêu cầu đối với NSDLĐ, NLĐ, các cơ quan quản lý, chƣa quy định đầy đủ và rõ ràng về các hoạt động cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực kiểm định, tƣ vấn, huấn luyện (từ điều kiện thành lập, phƣơng thức tổ chức hoạt động đến kiểm soát). Một số nội dung này đang nằm rải rác trong các văn bản pháp luật liên quan khác, nhƣ Luật Doanh nghiệp, Luật Hóa chất, các nghị định quy định về kinh doanh có điều kiện,…

Lĩnh vực ATVSLĐ là lĩnh vực đặc thù có sự kết hợp giữa nội dung chế độ chính sách đối với NLĐ và các quy định nghiêm ngặt về kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động. Các quy định về kỹ thuật này hiện có nhiều văn bản khác điều chỉnh nhƣ Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn, Luật Phòng cháy, chữa cháy, Luật Chất lƣợng sản phẩm, Luật Bảo vệ môi trƣờng nên đang tạo ra sự phức tạp trong quá trình triển khai thực hiện.

90

Nhiều nội dung quan trọng khác về ATVSLĐ chƣa đƣợc (và không thể) quy định trong Bộ luật Lao động hiện hành. Vì vậy, phải có một luật riêng mới bao phủ đƣợc, nhƣ các quy định về tổ chức quản lý công tác ATVSLĐ; việc quản lý các cơ sở, cá nhân sản xuất, chế tạo các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; quỹ bồi thƣờng, trợ cấp tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN); văn hóa phòng ngừa TNLĐ, BNN; cơ chế hoạt động của các cơ sở dịch vụ ATVSLĐ; lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ATVSLĐ.

Hơn thế nữa còn nhiều hạn chế, bất cập trong quá trình thực thi các quy định về an toàn vệ sinh lao động nhƣ: Việc tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ của phần lớn các doanh nghiệp hiện nay còn rất yếu kém, đặc biệt là ở khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực sản xuất nông nghiệp, làng nghề. Mặt khác, họ chỉ quan tâm đến quy định chung trong Bộ luật Lao động để tránh những sai phạm mắc phải, còn các văn bản hƣớng dẫn thực hiện chƣa đƣợc quan tâm thực hiện đầy đủ. Điều này càng đòi hỏi tính cấp thiết pháp điển hóa vấn đề ATVSLĐ trong một luật riêng.

Thời gian qua, nhiều cơ quan quản lý nhà nƣớc còn ban hành chồng chéo một số văn bản, đặc biệt là trong lĩnh vực ATVSLĐ. Chẳng hạn, việc kiểm soát an toàn các chất độc hại, nguy hiểm theo quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động trong Bộ luật Lao động với Nghị định số 06/CP, ngày 20- 01-1995, của Chính phủ và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn,… có nhiều điểm không thống nhất nên rất khó thực hiện, nhất là trong lĩnh vực kiểm định và kiểm tra chất lƣợng sản phẩm.

Việc kiểm soát chất lƣợng và hiệu quả hoạt động của các tổ chức cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực ATVSLĐ, vì vậy, cũng đang gặp nhiều khó khăn. Hoạt động kiểm định kiểm tra an toàn các loại máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động chƣa đƣợc quản lý chặt chẽ, chƣa có bộ tiêu chí chuẩn xác về điều kiện hoạt động kiểm định và đào tạo kiểm định viên.

Tình hình TNLĐ xảy ra ngày một nghiêm trọng làm chết và bị thƣơng nhiều ngƣời nhƣng không đƣợc thống kê báo cáo đầy đủ đang là vấn nạn. Số doanh nghiệp báo cáo, thống kê TNLĐ rất thấp (khoảng dƣới 8%). Nếu qua báo cáo, mỗi

91

năm xảy ra khoảng 5.000 vụ TNLĐ nhƣng con số thực tế cao gấp khoảng 20 lần, nên không phản ánh đúng thực trạng về công tác ATVSLĐ hiện nay. Theo ƣớc tính của Tổ chức Lao động quốc tế tổn thất do TNLĐ gây ra làm giảm khoảng 4% GDP toàn cầu. Việc xử phạt hành vi vi phạm pháp luật về ATVSLĐ chƣa nghiêm, những chế tài xử phạt chƣa đủ sức răn đe đối với các chủ doanh nghiệp.

Kinh phí đầu tƣ cho công tác bảo đảm ATVSLĐ của doanh nghiệp còn rất hạn hẹp. Nhiều chủ sử dụng chƣa quan tâm, đầu tƣ chăm lo cải thiện điều kiện làm việc cho NLĐ. Những vi phạm phổ biến hiện nay của các doanh nghiệp là không tổ chức huấn luyện và thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hiểm lao động cho ngƣời lao động; không tổ chức khám sức khỏe định kỳ; vi phạm quy trình và các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn trong sử dụng máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, không trang bị và sử dụng phƣơng tiện bảo vệ công nhân; nhiều doanh nghiệp không tổ chức bộ phận chuyên trách làm công tác ATVSLĐ theo đúng quy định. Nguồn lực cho công tác về ATVSLĐ, lực lƣợng thanh tra ATVSLĐ càng ngày càng ít, nhiều địa phƣơng không có hoặc không coi trọng đúng mức vấn đề này.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về an toàn lao động tại các công trình xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài vùng Đông Bắc Bộ (Trang 98)