An toàn hoá chất

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về an toàn lao động tại các công trình xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài vùng Đông Bắc Bộ (Trang 36)

Các nguyên tắc an toàn hóa chất:

Các loại hoá chất cần có khu vực lƣu trữ đƣợc quy định riêng, đảm bảo khô thoáng, thông gió tốt, tránh ánh nắng trực tiếp và nguồn nhiệt.

Phải quy định khu vực riêng cho các loại hoá chất đặc biệt nguy hiểm nhƣ axit đặc, kiềm đặc, chất dễ cháy nổ…

Tuyệt đối không lƣu trữ các chất oxi hoá mạnh (nhƣ H2SO4) gần các chất dễ cháy nổ (nhiên liệu, N2H4.H2O…)

Hoá chất lƣu trữ phải có nhãn mác rõ ràng, đầy đủ các thông tin: tên hoá chất, nồng độ, ngày nhập (hay ngày pha). Các hoá chất độc phải có nhãn hiệu đặc biệt và đánh dấu nguy hiểm

Các loại hóa chất mất nhãn hiệu nhất thiết không đƣợc sử dụng, chỉ đƣợc dùng sau khi kiểm tra lại chính xác bằng phƣơng pháp phân tích và có biên bản xác nhận. Dụng cụ, hóa chất, các trang bị làm việc phải bố trí gọn gàng, ngăn nắp, theo thứ tự, lấy chỗ nào để vào chỗ đó. Nơi làm việc luôn giữ sạch sẽ, khô ráo, nền nhà không đƣợc có nƣớc hoặc dầu, khi bị vƣơng vãi phải lập tức lau chùi cho thật sạch và khô ráo.

Khi axít rơi xuống nền nhà, không đƣợc dùng nƣớc dội rửa ngay mà phải dùng vôi bột phủ lên rồi quét sạch, sau đó mới dùng nƣớc dội rửa và lau khô.

Bình/dụng cụ chứa hoá chất nguy hiểm là rác thải nguy hại, không rửa và sử dụng cho mục đích khác.

Vận chuyển hóa chất:

Trƣớc khi vận chuyển phải quan sát đƣờng đi, không đƣợc để có vật gì làm cản trở lối đi vận chuyển hóa chất.

Bình chứa hóa chất nặng từ 10 kg trở lên phải có dụng cụ để khiêng hoặc dùng xe, không đƣợc mang, vác.

Khi vận chuyển axít, kiềm có nồng độ đậm đặc và có khối lƣợng lớn hơn 5 kg: phải khiêng hoặc dùng xe đẩy. Phải chứa axit và kiềm trong thùng kín chắc chắn, nếu để trên xe cần chèn chắc.

26 Sử dụng hóa chất:

Khi sử dụng, tiếp xúc với các loại hoá chất phải sử dụng phƣơng tiện bảo hộ thích hợp, nơi làm việc cần có biện pháp thông gió phù hợp.

Các chất độc hại, dễ bay hơi, các loại phản ứng tạo nên các chất đó có ảnh hƣởng tới sức khỏe con ngƣời đều phải đƣa vào tủ hút chất độc.

Tuyệt đối không dùng miệng hút dung dịch hoá chất mà phải lấy bằng bóp cao su.

Khi sửa chữa các thiết bị có kiềm, axit phải xả hết các dung dịch đó ra ngoài, dùng vòi nƣớc rửa sạch hoặc mở nƣớc cho chảy để rửa ống (nếu có trong ống) rồi mới sửa chữa.

Khi rửa các dụng cụ đựng chất độc phải đổ đầy nƣớc từ hai đến ba lần để cho hơi còn lại trong dụng cụthoát ra ngoài. Khi đổ đầy nƣớc phải quay mặt đi chỗ khác để tránh hít phải hơi độc.

Tuyệt đối không ăn uống trong khi thao tác với hoá chất, đặc biệt là hoá chất độc hại; không để thức ăn trong khu vực làm việc. Chỉ đƣợc ăn uống khi đã rửa tay kỹ nhiều lần bằng xà bông và đã ra khỏi nơi làm việc.

Nghiêm cấm hút thuốc hay sử dụng các nguồn nhiệt gây nên cháy tại nơi làm việc có chất dễ cháy. Với công việc cần thiết dùng bếp đun thì phải dùng bếp có cách nhiệt và đƣợc cô lập.

1.3 Quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động và nội dung của quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động đối với công trình xây dựng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. an toàn lao động đối với công trình xây dựng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

1.3.1 Quản lý nhà nước về an toàn lao động

1.3.1.1 Nhà nước, quản lý nhà nước về kinh tế.

Nhà nƣớc thực chất là một thiết chế quyền lực chính trị, là cơ quan thống trị giai cấp của một hoặc một nhóm giai cấp này đối với một hoặc toàn bộ các giai cấp khác, đồng thời còn để duy trì và phát triển xã hội thông qua việc cung cấp các dịch vụ công mà nhà nƣớc đó quản lý trƣớc lịch sử và trƣớc các nhà nƣớc khác. [29, tr.14]

27

Quản lý là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đạt đƣợc các mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật. [29, tr.26]

Quản lý nhà nƣớc là một dạng quản lý do nhà nƣớc làm chủ thể, định hƣớng điều hành, chi phối…vv.. để đạt đƣợc mục tiêu kinh tế xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định. [29, tr.27]

Quản lý nhà nƣớc về kinh tế là sự tác động có tổ chức, có mục đích của nhà nƣớc lên các hoạt động kinh tế (đối tƣợng và khách thể hoạt động kinh tế) để sử dụng có hiệu quả tiềm năng, các nguồn lực, các cơ hội nhằm đạt đƣợc mục tiêu trƣớc mắt và lâu dài của nền kinh tế - xã hội. [29, tr. 63],

1.3.1.2 Quản lý nhà nước về an toàn lao động.

Ngày 23/6/1994 Bộ luật lao động đã đƣợc Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ IX và có hiệu lực từ ngày 1/1/1995 đã đáp ứng kịp thời để điều chỉnh các quan hệ lao động trong cơ chế thị trƣờng, trong đó Chƣơng IX từ điều 95 đến điều 108 để điều chỉnh các quan hệ lao động trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động.

Nhà nƣớc quản lý bằng cách đặt ra các quy tắc hành vi, ứng xử của con ngƣời (ban hành văn bản quy phạm pháp luật) và ban hành các quyết định quản lý. Tác động quản lý mang tính tổ chức, tính điều chỉnh; mang tính chất quyền lực; tính khoa học; tính liên tục. Nhƣ vậy từ cách hiểu trên và các nội dung liên quan đến an toàn lao động đã tìm hiểu ở mục 1.1 chƣơng 1 dƣới góc độ kinh tế có thể hiểu Quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động là nhà nƣớc thông qua hệ thống công cụ của mình tác động có tổ chức, có mục đích lên hoạt động an toàn lao động để sử dụng có hiệu quả tiềm năng, các nguồn lực, các cơ hội để đạt đƣợc mục tiêu định trƣớc về an toàn lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dƣới góc độ luật học có thể hiểu quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động là sự tác động mang tính tổ chức và điều chỉnh của nhà nƣớc (thông qua luật và hệ thống các cơ quan nhà nƣớc) đến việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động nhằm bảo đảm điều kiện lao động không gây ra sự nguy hiểm cho ngƣời lao động trong sản xuất, chấn chỉnh trật tự, duy trì, hoạt động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động dựa trên cơ sở quyền lực của nhà nƣớc bằng pháp luật.

28

1.3.1.3 Quản lý nhà nước về an toàn lao động đối với các công trình xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài

Trên cơ sở khái niệm quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động ở trên, ta có thể hiểu quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động đối với các công trình xây dựng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là nhà nƣớc thông qua hệ thống công cụ tác động có tổ chức, có kế hoạch, có mục đích vào hoạt động an toàn lao động thông qua khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (trực tiếp là các công trình xây dựng) nhằm thực hiện mục tiêu định trƣớc về an toàn lao động của nhà nƣớc.

1.3.2 Nguyên tắc của quản lý nhà nước về an toàn lao động đối với các công trinh xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài. trinh xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài.

1.3.2.1 Nguyên tắc thống nhất lãnh đạo chính trị và an toàn lao động trong quản lý.

Chính trị là tổng thể các quan điểm, các phƣơng pháp hoạt động thực tế nhất định của một đảng, một nhóm giai cấp, một nhóm lợi ích xã hội mà mấu chốt là vấn đề chính quyền nhà nƣớc.

Cụ thể là: Một là đảm bảo sự lãnh đạo của đảng trên mặt trận quản lý kinh tế trong đó có quản lý an toàn lao động.

Hai là phát huy vai trò điều hành, quản lý của nhà nƣớc đối với an toàn lao động. Ba là sự ràng buộc mà các doanh nghiệp phải tuân thủ về mặt pháp luật an toàn lao động.

1.3.2.2 Nguyên tắc tập trung dân chủ (phân cấp)

Đảm bảo mối quan hệ biện chứng chặt chẽ giữa tập trung với dân chủ, tập trung dựa trên cơ sở dân chủ và dân chủ trong khuôn khổ tập trung. Tập trung ở chỗ nhà nƣớc quản lý an toàn lao động trên tầm vĩ mô, thông qua các kế hoạch hóa, các hệ thống pháp luật về an toàn lao động.

Cần xác định rõ phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, phân biệt chức năng quản lý vĩ mô về an toàn lao động với chức năng quản lý an toàn lao động trong doanh nghiệp.

29

1.3.2.3 Nguyên tắc kết hợp hài hòa các loại lợi ích trong quản lý an toàn lao động.

Đó là mối quan hệ giữa lợi ích của ngƣời lao động với lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của nhà nƣớc. Nó phải dựa trên cơ sở của các quy luật khách quan. Muốn vậy phải kết hợp tốt các loại lợi ích đó bằng cách xây dựng và thực hiện các kế hoạch, quy hoạch chuẩn xác về an toàn lao động, vận dụng đòn bẩy kinh tế, động cơ tinh thần, tƣ tƣởng thúc đẩy hoạt động lao động của con ngƣời.

1.3.2.4 Nguyên tắc hiệu quả tiết kiệm.

Tiết kiệm bắt nguồn từ tính kế hoạch, tính tổ chức cao. Từ đó giảm chi phí cho an toàn lao động nhƣng vẫn đảm bảo hiệu quả của công tác an toàn lao động.

Tiết kiệm cũng bắt nguồn từ quy luật tận dụng các thành quả khoa học công nghệ. Trƣớc đây nƣớc chúng ta còn nghèo nàn lạc hậu, các phƣơng tiện, biện pháp dành cho an toàn lao động còn thấp kém dẫn đến lãng phí mà không hiệu quả.

Từ nguyên tắc tiết kiệm này làm giảm chí phí sản xuất mang tính vĩ mô với cả nền kinh tế quốc dân và mang tính vi mô đối với cụ thể từng doanh nghiệp.

1.3.3 Nội dung của quản lý nhà nước về an toàn lao động đối với các công trình xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài. xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài.

1.3.3.1. Thiết lập cơ chế quản lý bao gồm : cơ chế phân cấp và cơ chế phối hợp.

Trƣớc hết là việc phân cấp và phối hợp giữa các cơ quan có chức năng quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động từ trung ƣơng đến địa phƣơng.

Cơ chế quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động là : Hoạt động quản lý nhà nƣớc (hệ thống) về an toàn lao động bao gồm nhiều tổ chức, bộ phận tham gia (phân hệ).

Các tổ chức, bộ phận (phân hệ) có mối quan hệ tác động qua lại (tƣơng tác) mật thiết. Tập hợp các mối quan hệ tƣơng tác này hình thành cơ chế quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động. Dƣới đây là Sơ đồ hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động.

30

Hình 1.1 : Sơ đồ hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động

(Nguồn: tác giả tổng hợp) Ghi chú: Mối quan hệ phân cấp

Mối quan hệ phối hợp

Nhà nƣớc thống nhất quản lý an toàn lao động và tổ chức bộ máy từ trung ƣơng đến cơ sở để thực hiện chức năng này. Hạt nhân trung tâm của quản lý và ở cấp cao nhất trong bộ máy là chính phủ. Từ chính phủ là trung tâm một hệ thống bộ máy bên dƣới đƣợc phân cấp và phối hợp hoạt động với chủ thể quản lý là nhà nƣớc còn khách thể quản lý ở đây là các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

1.3.3.2 Ban hành, bổ sung, sửa đổi hệ thống văn bản quy phạm an toàn lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cụ thể là:

Ban hành hệ thống văn bản về tiêu chuẩn an toàn lao động đối với máy móc, thiết bị.

Ban hành hệ thống văn bản về tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động; tiêu chuẩn về sức khỏe đối với các nghề, các công việc.

Cơ quan ban hành luật lao động, bhld, atld Chính phủ Bộ chức năng Cơ quan chuyên trách Bộ lao động Sở lao động Phòng lao động Các cơ quan nghiệp đoàn, công đoàn, liên đoàn lao động Các Sở chức năng tại tỉnh, địa phƣơng Các cơ quan chuyên trách Các công trình xây dựng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài

31

Ban hành các văn bản về vệ sinh lao động.

Ban hành văn bản về quyền và nghĩa vụ của ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động.

1.3.3.3 Tổ chức, triển khai thực hiện hệ thống văn bản quy phạm về an toàn lao động.

Cụ thể là:

Tổ chức kiểm định máy móc, thiết bị an toàn lao động.

Tổ chức khám sức khỏe lao động và các công tác liên quan đến sức khỏe lao động.

Tổ chức huấn luyện, đào tạo về an toàn lao động, quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động.

Tổ chức thực hiện vệ sinh lao động

Tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ của ngƣời lao động, ngƣời chủ sử dụng lao động.

1.3.3.4 Thanh tra kiểm tra, giám sát về an toàn lao động, xử lý sai phạm.

Hoạt động thanh kiểm tra an toàn lao động và xử phạt sai phạm an toàn lao động là hoạt động đƣợc tiến hành bởi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý an toàn lao động.

1.3.3.5. Đánh giá tình hình an toàn lao động.

Cụ thể là trên hai tiêu chí :

Thực hiện tổng kết đánh giá tình hình thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động định kỳ (hàng năm, hàng quý, hàng tháng).

Điều tra thống kê tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

1.4 Công cụ quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động đối với công trình xây dựng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

1.4.1 Pháp luật

Cũng nhƣ các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc khác, nhà nƣớc quản lý an toàn lao động bằng công cụ pháp luật. Cụ thể là :

Hệ thống văn bản luật và dƣới luật liên quan đến nội dung quản lý an toàn lao động bao gồm :

32

+ Bộ Luật lao động (Chƣơng IX), Luật phòng cháy chữa cháy, luật an toàn hóa chất, luật xây dựng, luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại nƣớc sở tại……..

+ Các nghị định, chỉ thị, quyết định, thông tƣ, thông tƣ lien tịch…… + Hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt nam.

1.4.2 Cơ chế chính sách.

Cơ chế là cách thức nguyên lý mà theo đó một quá trình đƣợc vận hành và thực hiện. Cơ chế là tập hợp các mối quan hệ mà các mối quan hệ này chi phối sự vận hành hay hoạt động của tổ chức hay của quá trình.Nhƣ vậy, khi nói đến trách nhiệm quản lý của bộ, ngành và của ngƣời đứng đầu bộ, ngành là nói đến cách thức mà theo đó việc quản lý, điều hành của bộ, ngành đó, của ngƣời đứng đầu thực hiện việc quản lý, điều hành, là mối quan hệ, điều phối, phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan, giữa bộ, ngành đó với Chính phủ và các cơ quan công quyền cũng nhƣ với ngƣời dân.

Vậy Quốc hội soạn thảo ban hành luật, trong đó có luật lao động. Chính phủ ra các nghị định trong đó có nghị định về an toàn lao đông để hƣớng dẫn thực hiện luật. Bộ trƣởng ra các văn bản, quy chế điều hành, quản lý công công việc của bộ và các cơ quan trực thuộc liên quan đến an toàn lao động. Các bộ, ngành ra các thông tƣ liên ngành quy định cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành đó về an toàn lao động. Các tổ chức kinh tế, cá nhân thực hiện hoạt động an toàn lao động. Đó là cơ chế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chính sách: Chính sách là biện pháp, công cụ mà nhà nƣớc sử dụng để tác động vào đối tƣợng quản lý sao cho đối tƣợng vận hành theo mục tiêu nhà nƣớc định trƣớc.

Nhà nƣớc đƣa ra một tập hợp các biện pháp quản lý an toàn lao động đƣợc thể chế hóa, trong đó tạo sự ƣu đãi cho một hoặc một số nhóm xã hội (công nhân lao động), bkích thích vào động cơ hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ƣu tiên nào đó trong chiến lƣợc phát triển của một hệ thống xã hội. Đó là chính sách.

33

1.4.3 Bộ máy.

Một công cụ nữa để nhà nƣớc quản lý an toàn lao động đó là bộ máy. Đó là hệ thống các cơ quan quản lý nhà nƣớc thống nhất từ trung ƣơng đến địa phƣơng có

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về an toàn lao động tại các công trình xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài vùng Đông Bắc Bộ (Trang 36)