Các nội dung quản lý nhà nước về an toàn lao động tại 2 công trình

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về an toàn lao động tại các công trình xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài vùng Đông Bắc Bộ (Trang 57)

2.3.1.1 Thiết lập cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy với cơ chế phối hợp và phân cấp từ trung ương đến địa phương.

47

Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Ghi chú: Mối quan hệ phân cấp, quản lý. Mối quan hệ phối hợp.

Nhà nƣớc thống nhất quản lý an toàn lao động và tổ chức bộ máy từ trung ƣơng đến cơ sở để thực hiện chức năng này. Hạt nhân trung tâm của quản lý và ở cấp cao nhất trong bộ máy là chính phủ. Từ chính phủ là trung tâm một hệ thống bộ máy bên dƣới đƣợc phân cấp và phối hợp. Cụ thể là chính phủ giao cho Bộ lao động thƣơng binh xã hội thực hiện chức năng nhiệm vụ trong vai trò của mình. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà

48

nƣớc về các lĩnh vực: Việc làm, dạy nghề, lao động, tiền lƣơng, tiền công, bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp), an toàn lao động, ngƣời có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng, chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực lao động, ngƣời có công và xã hội) trong phạm vi cả nƣớc; quản lý nhà nƣớc các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Bộ. [18. Tr. 1]

Dƣới Bộ lao động thƣơng binh xã hội là Các Sở lao động thƣơng binh xã hội cấp tỉnh, Các phòng Lao động thƣơng binh xã hội cấp huyện. Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tham mƣu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về các lĩnh vực: việc làm; dạy nghề; lao động; tiền lƣơng, tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; ngƣời có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (gọi chung là lĩnh vực lao động, ngƣời có công và xã hội); về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật. [27. Tr. 1]

Phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, tham mƣu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực lao động, ngƣời có công và xã hội; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật. [27. Tr.3]

Bên cạnh đó trực thuộc Bộ lao động thƣơng binh xã hội cũng có cơ quan chuyên trách về an toàn lao động đó là cục an toàn lao động. Cục An toàn lao động là đơn vị thuộc Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, có trách nhiệm giúp Bộ trƣởng thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động, bảo hộ lao động trong phạm vi cả nƣớc theo quy định của pháp luật. Cụ thể là nghiên cứu, xây dựng trình Bộ về: Chiến lƣợc, chƣơng trình, kế hoạch dài hạn và hàng năm, dự án, đề án

49

về an toàn lao động, bảo hộ lao động; Các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn lao động, bảo hộ lao động; về chế độ bảo hộ lao động; về an toàn lao động và quy chuẩn kỹ thuật an toàn……Các nhiệm vụ khác nhƣ Chỉ đạo, hƣớng dẫn và kiểm tra, tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn lao động, quản lý công tác huấn luyện an toàn lao động …..[41. Giới thiệu]. Cục an toàn lao động là cơ quan chuyên trách quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động. Cục an toàn lao động là đơn vị thuộc Bộ lao động thƣơng binh xã hội có trách nhiệm giúp bộ trƣởng thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động trong cả nƣớc theo quy định của pháp luật. [19. Tr1]. Đối với hai công trình trên cơ quan quản lý nhà nƣớc là sở lao động thƣơng binh xã hội tỉnh Quảng ninh và Bắc ninh trực tiếp theo dõi có sự đồng phối hợp kiểm tra giám sát của phòng lao động thƣơng binh xã hội huyện Phổ yên Thái nguyên và huyện Yên phong Bắc ninh.

Song hành với cơ chế phân cấp là cơ chế phối hợp. Cụ thể là Sự phối hợp giữa Bộ lao động thƣơng binh xã hội và các cơ quan thuộc Bộ với hệ thống cơ quan thuộc Công đoàn bao gồm Tổng liên đoàn lao động Việt nam, các liên đoàn lao động cấp tỉnh, huyện cung có vai trò tham gia vào công tác quản lý thanh kiểm tra công tác an toàn lao động.

Đó còn là sự phối hợp giữa Bộ lao động thƣơng binh xã hội với các Bộ ban ngành khác trong phạm vi lĩnh vực quyền hạn và trách nhiệm của mình cũng tham gia vào công tác quản lý an toàn lao động và ban hành văn bản liên quan đến nội dung quản lý an toàn lao động nhƣ Bộ công an, Bộ y tế, Bộ xây dựng, Bộ công nghiệp, Bộ tài chính, Bộ tài nguyên môi trƣờng...

2.3.1.2 Ban hành, bổ sung, sửa đổi hệ thống văn bản quy phạm an toàn lao động.

Cụ thể là:

Nhà nƣớc đã ban hành Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về an toàn lao động và hệ thống đã đƣợc áp dụng tại các công trình xây dựng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vùng đông bắc bộ

50

OSHA là từ viết tắt của Occupational Safety and Health Administration (Quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp) - là hệ thống tiêu chuẩn đƣợc thiết lập bởi Bộ lao động Mỹ (US department of labor). Tiêu chuẩn này có từ 1926 và nó trở thành một bộ luật kể từ 1970. Bộ luật năm 1970 về Sức khỏe và An toàn nghề nghiệp (còn gọi là luật OSHA) đƣợc ban hành nhằm giúp ngƣời lao động khỏi bị tử nạn hoặc bị thƣơng tật nặng tại nơi làm việc. Luật buộc ngƣời chủ phải cung cấp cho nhân viên khung cảnh lao động không có những mối nguy đƣợc biết đến. Luật cũng lập ra cơ quan OSHA, có nhiệm vụ đặt ra và thực thi các biện pháp an toàn lao động và các tiêu chuẩn bảo vệ sức khỏe. Cơ quan OSHA cũng cung cấp thông tin, huấn luyện và giúp đỡ cho ngƣời lao động và ngƣời chủ. Ngƣời lao động có thể nộp khiếu nại để cơ quan OSHA thanh tra nơi làm việc nếu cảm thấy ngƣời chủ không tuân hành các tiêu chuẩn OSHA hoặc nếu thấy có những rủi ro nghiêm trọng.

Qua ba năm 2010, 2011, 2012, cả hai công trƣờng xây dựng nhà máy Samsung và nhà máy nhiệt điện Mông dƣơng 2 đều quản lý an toàn lao động theo tiêu chuẩn OSHA.

Tiêu chuẩn OHSAS 18001

OHSAS 18001 là Tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý An toàn sức khỏe nghề nghiệp do Viện tiêu chuẩn Anh (BSI) xây dựng và ban hành. OHSAS là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Occupational Health and Safety Assessment Series.

OHSAS 18001:2007 (tên đầy đủ là BS OHSAS 18001:2007) là phiên bản hiện hành. Phiên bản trƣớc đó của tiêu chuẩn OHSAS 18001 là BS OHSAS 18001:1999 (có bổ sung năm 2002).

Các OHSAS 18001:1999 đƣợc ban hành bởi BSI vào năm 1999 và sửa đổi năm 2007, là tiêu chuẩn để một tổ chức có thể đƣợc cấp giấy chứng nhận phù hợp. Việc chứng nhận OHSAS khẳng định việc thực hiện tự nguyện một hệ thống đảm bảo một sự giám sát đầy đủ về an toàn và sức khỏe của ngƣời lao động trong tổ chức, ngoài việc tuân thủ các tiêu chuẩn bắt buộc.

Tiêu chuẩn OHSAS 18001:20007 đƣa ra những yêu cầu đƣợc sử dụng nhƣ một khuôn khổ cho một Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp cho

51

một tổ chức. Tiêu chuẩn này cũng đƣợc sử dụng cho mục đích đánh giá chứng nhận phù hợp và cấp giấy chứng nhận phù hợp cho một Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp. Năm 2000, Viện tiêu chuẩn Anh xuất bản một hƣớng dẫn đặc biệt cho tiêu chuẩn này, OHSAS 18002: Hệ thống quản lý an ninh và sức khỏe của công nhân - Hƣớng dẫn việc thực hiện OHSAS 18001. OHSAS thƣờng đƣợc xây dựng bằng cách tích hợp nó với hệ thống quản lý môi trƣờng (ISO 14001).

Qua ba năm 2010, 2011, 2012, bên cạnh việc cả hai công trƣờng xây dựng nhà máy Samsung và nhà máy nhiệt điện Mông dƣơng 2 đều quản lý an toàn lao động theo tiêu chuẩn OSHA và tiêu chuẩn nội bộ còn có tham khảo tiêu chuẩn OHSAS.

Tiêu chuẩn nội bộ

Là hệ thống tiêu chuẩn mà mỗi doanh nghiệp tự thiết lập và áp dụng cho riêng nội bộ cơ sở của mình. Thƣờng thì hệ thống tiêu chuẩn này đƣợc đƣa ra trong bản kế hoạch về quản lý an toàn, an ninh, môi trƣờng, sức khỏe của công trình. Ban hành hệ thống văn bản về tiêu chuẩn an toàn lao động đối với máy móc, thiết bị.

Nhà nƣớc quy định việc xây dựng mới hoặc mở rộng, cải tạo cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lƣu giữ và tàng trữ các loại máy, thiết bị, vật tƣ, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phải có luận chứng về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của ngƣời lao động và môi trƣờng xung quanh theo quy định của pháp luật. Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tƣ, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành. Bên cạnh đó việc sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại máy, thiết bị, vật tƣ, năng lƣợng, điện, hoá chất, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt chuột, việc thay đổi công nghệ, nhập khẩu công nghệ mới phải đƣợc thực hiện theo tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động. Các loại máy, thiết bị, vật tƣ, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động phải đƣợc khai báo, đăng ký và

52

xin cấp giấy phép với cơ quan thanh tra Nhà nƣớc về an toàn lao động hoặc vệ sinh lao động. [4, tr.47], [15, tr.2].

Trong các loại máy móc vật tƣ có loại máy móc vật tƣ cần sự quản lý nghiêm ngặt về an toàn lao động. Loại máy móc vật tƣ này cần phải đƣợc các cơ quan nhà nƣớc chuyên môn thực hiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. Đây là hoạt động kỹ thuật theo một quy trình kiểm định nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp tình trạng kỹ thuật an toàn của đối tƣợng kiểm định đƣợc quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật tƣơng ứng đối với đối tƣợng kiểm định. [22, tr.2], [20, tr.4]

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về an toàn lao động tại các công trình xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài vùng Đông Bắc Bộ (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)