1.2.1.1 Với người lao động
Công tác an toàn và sức khỏe cho ngƣời lao động có vai trò:
Bảo đảm cho ngƣời lao động đƣợc làm việc trong những điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, thuận lợi hơn.
Hạn chế sự tác động xấu của môi trƣờng làm việc đến ngƣời lao động thông qua việc trang bị các trang thiết bị bảo hộ phù hợp với công việc của ngƣời lao động đang làm.
17
Ngƣời lao động đƣợc quan tâm, chăm sóc sức khỏe, khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ, qua đó phát hiện bệnh và đƣợc chữa trị kịp thời.
Thực hiện công tác an toàn sẽ giúp ngƣời lao động nắm vững các quy định, quy trình về an toàn trong lao động, thực hiện nghiêm túc công tác bảo hộ lao động nâng cao ý thức trách nhiệm và kỷ luật của công nhân, giảm thiểu tai nạn lao động do ý thức chủ quan của ngƣời lao động.
Bên cạnh việc đảm bảo, nâng cao sức khỏe cho ngƣời lao động về mặt thể chất, công tác an toàn và sức khỏe cho ngƣời lao động còn nâng cao sức khỏe về mặt tinh thần cho ngƣời lao động. Tạo cho ngƣời lao động sự thoải mái, tâm lý yên tâm lao động.
Ngƣời lao động đƣợc làm việc với các trang thiết bị công nghệ cao, có điều kiện nâng cao chất lƣợng, tay nghề.
1.2.1.2 Với doanh nghiệp và cộng đồng xã hội.
Nguồn nhân lực đƣợc xem là tài sản quý giá nhất, nên thực hiện công tác an toàn lao động và chăm sóc sức khỏe cho ngƣời lao động là một trong những việc làm tích cực bảo vệ và phát triển nguồn nhân lực đồng thời là nhân tố đảm bảo phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Thực hiện công tác an toàn lao động và chăm sóc sức khỏe cho ngƣời lao động là một biện pháp giảm chi phí sản xuất.
Khi thực hiện bảo hộ lao động, doanh nghiệp sẽ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm phòng ngừa tai nạn lao động xảy ra. Thông qua đó nâng cao năng lực sản xuất, giữ gìn thƣơng hiệu doanh nghiệp.
Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động sẽ hạn chế đƣợc tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, giảm bớt gánh nặng xã hội trong việc giải quyết tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.