Trong lao động ngành cơ khí có nhiều nguyên nhân gây ra tai nạn lao động. Đó là những mối nguy hiểm trong cơ khí và luyện kim, trong gia công nguội, lắp ráp, sửa chữa, trong gia công cắt gọt, trong công việc đúc, trong hàn, cắt kim loại, trong gia công áp lực.
Từ những nguyên nhân này cần có những biện pháp kỹ thuật an toàn cơ bản để ngăn ngừa tai nạn lao động. [17, tr.51]
Kĩ thuật an toàn trong khâu thiết kế máy và trang thiết bị:
Khi thiết kế máy và thiết bị phụ trợ phải đảm bảo ecgonomy. Máy đƣợc thiết kế phải phù hợp với đặc điểm của ngƣời sử dụng, khả năng điều khiển của con ngƣời, các bộ phận máy phải dễ quan sát kiểm tra bảo dƣỡng sửa chữa...phải có cơ cấu bao che, cơ cấu tự ngắt, cơ cấu phanh hãm...
Kĩ thuật an toàn khi lắp ráp, sửa chữa và thử máy: Kĩ thuật an toàn khi gia công nguội:
Kĩ thuật an toàn khi gia công áp lực Kĩ thuật an toàn trong đúc – luyện kim. Kĩ thuật an toàn trong hàn cắt kim loại.
* Khi hàn điện:
Hàn điện hay hàn khí là những hoạt động thi công không thể thiếu tại công trình xây dựng. Cho nên cần chú ý những công tác an toàn sau: Cần có mặt nạ che mặt, quần áo bảo hộ lao động chuyên dùng để tránh làm bỏn da đau mặt. Không hàn gần những nơi có vật bắt lửa, tạo không gian thoáng đãng, thông gió. Vật trƣớc khi hàn phải đƣợc cạo sạch, không hàn các vật dụng đang chứa có áp lực. Máy hàn phải có bao che, cách điện và nối đất.
*Khi hàn khí:
Kiểm tra các bình khí xem còn thời hạn sử dụng hay chƣa, đã đƣợc kiểm định an toàn chƣa. Không để các bình chứa khí nén gần nguồn nhiệt. Bảo quản các bình khí nơi khô ráo trong tình trạng buộc đứng, không di chuyển vác vai hoặc đá lăn mà phải dùng xe đẩy.
22