triển kinh tế xã hội của đất nước.
Mà sự phát triển này phải là sự phát triển xanh và bền vững. Do đó, nội dung ATVSLĐ phải phù hợp và tôn trọng nguyên tắc “phát triển bền vững”; công tác ATVSLĐ phải luôn gắn với bảo vệ môi trƣờng sinh thái, bảo vệ sức khỏe của nhân dân, sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên; phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trƣờng và việc làm bền vững. Chúng ta cần tiến tới “Việc làm xanh”. Môi trƣờng làm việc an toàn, lành mạnh và bảo vệ môi trƣờng nói chung thƣờng là “hai mặt của một vấn đề”. Cần có nhiều biện pháp làm giảm tác động xấu tại nơi làm việc trong môi trƣờng nói chung, giúp bảo vệ ngƣời dân địa phƣơng. Khi kết hợp những biện pháp bảo vệ môi trƣờng dƣới tác động của quá trình sản xuất, phải hết sức chú trọng việc bảo vệ sức khỏe của NLĐ. Việc làm bền vững góp phần trực tiếp làm giảm tác động về môi trƣờng của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế hay toàn bộ nền kinh tế thông qua giảm tiêu thụ năng lƣợng và tiết kiệm tài nguyên, giảm xả chất thải, ô nhiễm và bảo tồn hay phục hồi hệ sinh thái. Ứng dụng các biện pháp ATVSLĐ là động lực chính để “làm xanh” doanh nghiệp và nền kinh tế.
Bên cạnh đó, phát triển nhanh và mạnh các doanh nghiệp, nhất là khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ (với trên 95% số doanh nghiệp hiện có và đóng góp trên 47% GDP hằng năm của Việt Nam) phải đi đôi với phát triển bền vững, bảo vệ môi trƣờng và ATVSLĐ. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa luôn phát sinh những yếu tố nguy hiểm, độc hại mới tác động tới NLĐ, họ phải đối mặt với điều kiện làm việc có nhiều nguy cơ mất an toàn mới, việc phát triển công nghệ mới đi kèm với các nguy cơ rủi ro mới chƣa có các biện pháp phát hiện kịp thời và chủ động phòng tránh. Do đó, các quy định pháp luật phải có những điều chỉnh phù hợp với thực tế, tiến tới hòa hợp các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế về ATVSLĐ.
97