Tích cực

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về an toàn lao động tại các công trình xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài vùng Đông Bắc Bộ (Trang 90)

Đối chiếu với nội dung quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động đã có về cơ bản tất cả các tiêu chí và đảm bảo an toàn xây dựng, sản xuất tại hai công trình trên. Nhìn chung về chất lƣợng quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động đối với hai công trình có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đạt mức cho phép – không có tai nạn lao động chết ngƣời nào đƣợc ghi nhận. Cụ thể hơn qua mục 1.3 quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động và mục 2.2 thực trạng an toàn lao động tại ba công trình tác giả nhận thấy có tình hình quản lý nhà nƣớc vê an toàn lao động có những mặt tích cực sau:

Đã xây dựng đƣợc hệ thống quản lý an toàn lao động vệ sinh lao động cụ thể là: Đã có hệ thống tiêu chuẩn nội bộ.

Đã có hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động đối với máy móc, thiết bị nơi làm việc.

Đã có hệ thống tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động; tiêu chuẩn về sức khỏe đối với các nghề, các công việc.

Đã có các quy phạm an toàn an toàn vệ sinh lao động.

Đã có quyền và nghĩa vụ của ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động.

Đã tổ chức hệ thống bộ máy quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động từ trung ƣơng đến cơ sở.

Đã có huấn luyện, đào tạo về an toàn lao động, quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động.

80

Đã có điều tra thống kê tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Đó là những mặt đã làm, chứng tỏ rằng đã có thực hiện, nhƣng một câu hỏi đặt ra là có làm nhƣng làm đƣợc đến đâu? Câu trả lời chính là những dữ liệu trong nội dung của phần 2.3.2 thực trạng quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động tại hai công trình kể trên. Cụ thể là:

Đã hạn chế đƣợc tai nạn lao động ở mức thấp nhất cả về mặt số lƣợng cũng nhƣ mức độ nghiêm trọng. trong ba năm liên tục tổng số vụ tai nạn lao động đƣợc nghi nhận là 13 ở công trình Samsung và 6 ở công trình nhiệt điện Mông dƣơng trong đó hầu hết là tai nạn lao động nhẹ và không có tai nạn lao động chết ngƣời. Để xảy ra số lƣợng sự cố (một điều không thể tránh khỏi của công trình xây dựng) tuy nhiều (với 359 sự cố tại công trình Samsung và 198 sự cố tại công trình Mông dƣơng trong 3 năm liên tục) nhƣng cái thành công ở đây là tính chất không nghiêm trọng và không trở thành tai nạn lao động. Bên cạnh đó số lƣợng sự cố giảm dần theo năm đã chứng tỏ có sự cải thiện trong quản lý và hầu hết đƣợc giải quyết triệt để (chiếm trên 96%). Số lƣợng sự cố đƣợc giải quyết chƣa triệt để hoặc tồn đọng chiếm tỉ lệ thấp (dƣới 4%), với 7 sự cố ở công trình Samsung và 6 sự cố ở công trình Mông dƣơng.

Đã có hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động đối với máy móc, thiết bị nơi làm việc. Và số trang thiết bị này đƣợc chú trọng khâu kiểm định cụ thể là 91,99% trang thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động ở công trình Samsung đƣợc kiểm định và con số này lên tới 94,51% ở công trình xây dựng nhà máy nhiệt điện Mông dƣơng 2.

Đã có huấn luyện, đào tạo về an toàn lao động, quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động, và số ngƣời đƣợc đào tạo chiếm tỉ lệ cao với 93.66% tại công trình Samsung và 90.69 % tại công trình Mông dƣơng. Đã có đào tạo an toàn lao động cho khách thăm là một điểm tích cực của hai công trình xây dựng so với các công trình khác.

81

Đã có thanh tra kiểm tra về an toàn lao động và xử lý vi phạm an toàn lao động. Và công tác này đƣợc thực hiện một cách thƣờng xuyên liên tục. Các cơ quan quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động trên địa bàn công trình xây dựng đều tiến hành thanh kiểm tra định kỳ một năm một lần hoặc sáu tháng một lần (bảng 18) và các đơn vị, phòng ban chức năng trong nội bộ công trình cũng tự thanh kiểm tra công tác quản lý an toàn lao động (bảng 19).

Bảng 1- Sơ đồ hệ thống bộ máy cơ quan quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động - đã chỉ ra rằng, giữa các cơ quan vừa có cơ chế phối hợp vừa có cơ chế phân cấp trong quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động. Phân cấp ở chỗ cơ quan cấp trên quản lý vấn đề rộng hơn, cơ quan nhỏ quản lý lĩnh vực hẹp hơn. Phân cấp ở chỗ mỗi cơ quan thực hiện một chức năng riêng. Tuy vậy phân cấp nhƣng không tách riêng, có nghĩa là cần có phối hợp, mỗi cơ quan có chức năng riêng nhƣng để thực hiện đƣợc chức năng đó cần có sự phối hợp. Ví dụ, để hƣớng dẫn tổ chức thực hiện công tác an toàn – vệ sinh lao động trong cơ sở lao động trong đó có nội dung liên quan đến quản lý sức khỏe ngƣời lao động, Bộ lao động thƣơng binh xã hội phối hợp với Bộ Y tế ban hành thông tƣ liên tịch ngày 10 tháng một năm 2011 về nội dung này. Và ở tại hai công trình này cũng đã thể hiện rõ vấn đề cơ chế phối hợp và phân cấp trong quản lý này.

Hạ tầng kỹ thuật tốt. Đó là hệ thống trang thiết bị máy móc an toàn lao động phục vụ cho quá trình lao động. Ví dụ đối với công việc trong khu vực không gian hạn chế, công tác kiểm tra nồng độ oxy là một việc làm bắt buộc. Nhƣng công tác này chỉ thực hiện ở những nơi có hạ tầng kỹ thuật tốt, tức là ở đó có máy kiểm tra nồng độ oxy. Hầu nhƣ các công trình xây dựng việt nam chƣa đƣợc trang bị máy móc này. Đó là hệ thống thông tin liên lạc, công nghệ thông tin quản lý an toàn lao động. Ở các nƣớc tiên tiến, cơ quan quản lý nhà nƣớc quản lý an toàn bằng các phần mềm công nghệ thông tin. Hàng tuần, hàng ngày thậm chí là hàng giờ công tác quản lý an toàn lao động đƣợ cập nhật liên tục và cán bộ quản lý nhà nƣớc có thể ngồi một chỗ nhƣng nắm đƣợc tất cả các vấn đề mà địa phƣơng mình quản lý. Ở việt nam, hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế nên những công tác này thƣờng phải đƣợc báo

82

cáo trực tiếp định kỳ. Ở một số công trình có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại việt nam đã có ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào quản lý an toàn lao động. Ví dụ tại công trình Nhiệt điện Mông dƣơng 2, Chủ đầu tƣ là công ty AES đã áp dụng phần mêm quản lý an toàn lao động để quản lý toàn bộ nhà thầu trong công trình mình.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về an toàn lao động tại các công trình xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài vùng Đông Bắc Bộ (Trang 90)