Quản lý nhà nước về an toàn lao động

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về an toàn lao động tại các công trình xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài vùng Đông Bắc Bộ (Trang 37)

1.3.1.1 Nhà nước, quản lý nhà nước về kinh tế.

Nhà nƣớc thực chất là một thiết chế quyền lực chính trị, là cơ quan thống trị giai cấp của một hoặc một nhóm giai cấp này đối với một hoặc toàn bộ các giai cấp khác, đồng thời còn để duy trì và phát triển xã hội thông qua việc cung cấp các dịch vụ công mà nhà nƣớc đó quản lý trƣớc lịch sử và trƣớc các nhà nƣớc khác. [29, tr.14]

27

Quản lý là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đạt đƣợc các mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật. [29, tr.26]

Quản lý nhà nƣớc là một dạng quản lý do nhà nƣớc làm chủ thể, định hƣớng điều hành, chi phối…vv.. để đạt đƣợc mục tiêu kinh tế xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định. [29, tr.27]

Quản lý nhà nƣớc về kinh tế là sự tác động có tổ chức, có mục đích của nhà nƣớc lên các hoạt động kinh tế (đối tƣợng và khách thể hoạt động kinh tế) để sử dụng có hiệu quả tiềm năng, các nguồn lực, các cơ hội nhằm đạt đƣợc mục tiêu trƣớc mắt và lâu dài của nền kinh tế - xã hội. [29, tr. 63],

1.3.1.2 Quản lý nhà nước về an toàn lao động.

Ngày 23/6/1994 Bộ luật lao động đã đƣợc Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ IX và có hiệu lực từ ngày 1/1/1995 đã đáp ứng kịp thời để điều chỉnh các quan hệ lao động trong cơ chế thị trƣờng, trong đó Chƣơng IX từ điều 95 đến điều 108 để điều chỉnh các quan hệ lao động trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động.

Nhà nƣớc quản lý bằng cách đặt ra các quy tắc hành vi, ứng xử của con ngƣời (ban hành văn bản quy phạm pháp luật) và ban hành các quyết định quản lý. Tác động quản lý mang tính tổ chức, tính điều chỉnh; mang tính chất quyền lực; tính khoa học; tính liên tục. Nhƣ vậy từ cách hiểu trên và các nội dung liên quan đến an toàn lao động đã tìm hiểu ở mục 1.1 chƣơng 1 dƣới góc độ kinh tế có thể hiểu Quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động là nhà nƣớc thông qua hệ thống công cụ của mình tác động có tổ chức, có mục đích lên hoạt động an toàn lao động để sử dụng có hiệu quả tiềm năng, các nguồn lực, các cơ hội để đạt đƣợc mục tiêu định trƣớc về an toàn lao động.

Dƣới góc độ luật học có thể hiểu quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động là sự tác động mang tính tổ chức và điều chỉnh của nhà nƣớc (thông qua luật và hệ thống các cơ quan nhà nƣớc) đến việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động nhằm bảo đảm điều kiện lao động không gây ra sự nguy hiểm cho ngƣời lao động trong sản xuất, chấn chỉnh trật tự, duy trì, hoạt động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động dựa trên cơ sở quyền lực của nhà nƣớc bằng pháp luật.

28

1.3.1.3 Quản lý nhà nước về an toàn lao động đối với các công trình xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài

Trên cơ sở khái niệm quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động ở trên, ta có thể hiểu quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động đối với các công trình xây dựng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là nhà nƣớc thông qua hệ thống công cụ tác động có tổ chức, có kế hoạch, có mục đích vào hoạt động an toàn lao động thông qua khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (trực tiếp là các công trình xây dựng) nhằm thực hiện mục tiêu định trƣớc về an toàn lao động của nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về an toàn lao động tại các công trình xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài vùng Đông Bắc Bộ (Trang 37)