Giải pháp 1

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về an toàn lao động tại các công trình xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài vùng Đông Bắc Bộ (Trang 109)

Nội dung giải pháp: Tăng cƣờng sự phối hợp liền mạch thông suốt giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc về an toàn vệ sinh lao động sở tại với các công trình xây dựng trên địa bàn.

Căn cứ đề xuất giải pháp: Lý do đƣa ra khuyến nghị này chính là việc thể hiện một số lỗ hổng trong quản lý nhƣ trong phần hạn chế bất cập ở mục 2.5.2 (tr.86) đã nêu. Điều đó chứng minh rằng sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc về an toàn vệ sinh lao động với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoại trên địa bàn còn chƣa linh hoạt, thiếu chặt chẽ. Cụ thể là tại sao vẫn còn hiện tƣợng khai báo và đăng ký thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động với cơ quan quản lý nhà nƣớc còn thiếu, châm trễ và chƣa đầy đủ. Tại sao chƣa tổ chức đƣợc bất cứ lần nào lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động ở cả hai công trình? Tức là vai trò của Công đoàn và liên đoàn lao động ở đâu?

Mục đích giải pháp: Nhằm tăng sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động với các công trình xây dựng trên địa bàn từ đó tăng tính hiệu quả của công tác quản lý an toàn lao động, giảm tai nạn và sự cố có thể xảy ra. Điều kiện thực thực hiện giải pháp: Một là tăng số lƣợng cán bộ chuyên trách quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động. Hai là số lần thực hiện thành kiểm tra về an toàn lao động. Ba là tăng kinh phí dành cho hoạt động quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động.

99

Kết quả dự kiến của giải pháp: Đảm bảo sự phối hợp liền mạch thông suốt giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc về an toàn vệ sinh lao động sở tại với các công trình xây dựng trên địa bàn. Cơ chế phối hợp đƣợc thực hiện từ đó nâng cao hiệu quả của công tác quản lý an toàn lao động. giảm thiểu tai nạn và sự cố có thể xảy ra.

3.4.2 Giải pháp 2

Nội dung giải pháp: Giảm sức ép về mặt chất lƣợng và tiến độ của chủ đầu tƣ. Căn cứ đề xuất giải pháp: Luôn có ba nội dung song hành của việc thực hiện dự án công trình xây dựng là an toàn chất lƣợng và tiến độ. Vì cùng phải thực hiện ba nội dung trong khi tổng nguồn lực không đổi nên giữa các nội dung thƣờng hạn chế nhau, ví dụ tiến độ cao sẽ dẫn đến hạn chế về mặt chất lƣợng, an toàn và ngƣợc lại. Vì vậy để có thể đảm bảo hiệu quả quản lý an toàn lao động cần phải giảm sức é về mặt chất lƣợng tiến độ. Nhất là ở những công trình xây dựng nhà máy công nghiệp bằng kết cấu thép tiền chế nhƣ công trình xây dựng nhà máy Samsung và nhiệt điện Mông dƣơng khi mà tiến độ đòi hỏi gấp gáp từng ngày từng giờ.

Mục đích giải pháp

Tăng cƣờng nguồn lực cho công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động bằng cach giảm sức ép chất lƣợng và tiến độ.

Điều kiện thực thực hiện giải pháp: Các cơ quan nhà nƣớc cần tăng cƣờng công tác thanh kiểm tra giám sát quản lý an toàn lao động. Chủ sử dụng lao động cần lên kế hoạch tiến độ dự án một cách chính xác đảm bảo hài hòa giữa an toàn với chất lƣợng tiến độ. Đối với công trình nhà máy Samsung, một số tổ hợp chƣa hoàn thành xây dựng cấn khắc phục các hạn chế bất cập nêu trên. Đối với công trình Nhiệt điện Mông dƣơng đƣợc chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn 2013 -2015 còn tiếp tục xấy dựng và lắp ráp hoàn thiện thì công tác an toàn cần đƣợc tiếp tục quản lý chặt chẽ theo hƣớng các công tác an toàn xây dựng. Giai đoạn 2015 – 2017 quản lý công tác an toàn vệ sinh lao động theo hƣớng nhà máy vận hành.

Kết quả dự kiến của giải pháp: Đảm bảo công tác quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động đƣợc thực hiện nhƣ kế hoạch đề ra.

100

3.4.3 Giải pháp 3

Nội dung giải pháp: Hoàn thiện pháp luật về vệ sinh, an toàn lao động để từ đó đổi mới việc tổ chức thực hiện việc thực thi pháp luật về vệ sinh, an toàn lao động cụ thể là ngay tại hai công trình này.

Căn cứ đề xuất giải pháp: Nhƣ đã trình bày ở phần hạn chế bất cập cũng nhƣ phần thực trạng của quản lý an toàn vệ sinh lao động chúng ta thấy rằng ở nƣớc ta chƣa có luật an toàn vệ sinh lao động, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực này còn thiếu tính thống nhất, chồng chéo. Trong khi đó bộ máy quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động với cơ chế phối hợp và cơ chế phân cấp chƣa hoàn toàn triệt để và đội ngũ nhân viên còn thiếu và yếu. Tất cả dẫn đến cần phải trƣớc mắt phải hoàn thiện pháp luật về an toàn vệ sinh lao động để từ đó mới có tiêu chí mà dựa vào mà thực thi nó trên cả nƣớc nói chung và tại hai công trình này nói riêng. Cần nói thêm rằng Từ năm 1991 ATVSLĐ là nội dung quan trọng của Pháp lệnh Bảo hộ lao động. Vấn đề này cũng đƣợc thể hiện tại một số điều trong Bộ luật Lao động ban hành năm 1994. Trong một số luật khác, nhƣ Luật Hóa chất, Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên và Môi trƣờng, Luật Công đoàn, Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, Luật Hợp tác xã,... và nhiều văn bản dƣới luật do Chính phủ, các bộ, ngành ban hành, vấn đề ATVSLĐ cũng đƣợc đề cập và áp dụng trong đời sống xã hội. Nhìn chung, vấn đề đƣợc xem xét khá cụ thể, đề cập tới nhiều nội dung, rộng nhƣng lại rải rác và rất tản mạn, vô hình tạo ra sự phức tạp, chồng chéo, lại không toàn diện, gây khó khăn cho việc thực thi. Do đó, việc nghiên cứu, tiến tới xây dựng Luật ATVSLĐ của Việt Nam là một nội dung đƣợc nêu trong Quyết định số 2281/QĐ- TTg, ngày 10-12-2010, do Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt thuộc Chƣơng trình quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2011 - 2015 và là một nội dung của Chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh tại Quốc hội khóa XIII theo Nghị quyết số 20/2011, ngày 26-11-2011. Nhằm thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, ngày 17-2-2012, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 207/QĐ-TTg, giao cho Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội chủ trì xây dựng Dự thảo Luật ATVSLĐ.

101 Mục đích giải pháp:

Hoàn thiện cho đƣợc một bộ luật về an toàn vệ sinh lao động. Từ bộ luật này hệ thống những văn bản quy phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động tuân theo. Tiến tới quản lý thống nhất về mặt pháp luật an toàn vệ sinh lao động trên các công trình xây dựng. Không để xảy ra tình trạng có nhiều cách hiểu nhiều cách áp dụng và nhiều tiêu chuẩn nhƣ hiện nay.

Kết quả dự kiến của giải pháp: Quản lý thống nhất về an toàn vệ sinh lao động trên tất cả các công trình xây dựng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

3.4.4 Giải pháp 4

Nội dung giải pháp: Thực hiện công tác kiểm định máy móc thiết bị trực tiếp tại công trình và đăng ký khai báo với cơ quan quản lý nhà nƣớc ngay sau khi công tác này kết thúc.

Căn cứ đề xuất giải pháp: Nhƣ đã trình bày ở tiêu chí 4 mục 2.3.2.2 phần hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động với máy móc thiết bị máy móc chứng tỏ rằng nếu áp dụng quy trình kiểm định tại công trình xây dựng nhƣ với các tổ chức kinh doanh có tính ổn định khác sẽ tạo ra lỗ hổng trong quản lý. Nhƣ trên đã trình bày ở cả hai công trình mỗi khi máy móc thiết bị ra vào công trình đều phải nộp hồ sơ trong đó có biên bản kiểm định của cơ quan nhà nƣớc. Tuy nhiên vì quá lệ thuộc chủ quan vào biên bản kiểm định mà các nhà thầu trình nộp khi đăng ký làm việc trên công trình và chỉ dựa vào khâu này mà không lần nào tổng thầu thực hiện yêu cầu đơn vị kiểm định phải kiểm định trực tiếp máy móc thiết bị khâu đầu vào tại công trình dẫn đến đôi khi có thể tình trạng mất kiểm soát diễn ra. Chẳng hạn biên bản kiểm định của chủ máy móc thiết bị có thể là biên bản giả, biên bản khống…mà cán bộ các đơn vị tổng thầu không đủ năng lực phát hiện ra.

Thứ hai là, theo quy định của thông tƣ 04 ở trên, sau 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đƣợc kiểm định cơ sở phải đăng ký với sở lao động thƣơng binh xã hội máy móc thiết bị của mình. Nhƣng công tác này hầu nhƣ không đƣợc thực hiện ở cả hai công trình hoặc có thực hiện nhƣng chậm trễ. Điều này dẫn đến thanh tra sở lao động thƣơng binh xã hội chỉ có thể nắm đƣợc con số chính xác khi tiến hành thanh

102

tra trực tiếp tại cơ sở. Đây là một vấn đề khó, khó cho cả cơ quan nhà nƣớc và cơ sở và cần có giải pháp. Lý do là đặc điểm loại hình kinh doanh ở đây là công trƣờng xây dựng, nó không giống nhƣ một thực thể ổn định nhƣ nhà máy hay tổ chức cố đinh. Điều này dẫn đến máy móc thiết bị, nhiều khi chỉ làm việc mang tính chất tạm thời. Có nhiều trƣờng hợp máy móc thiết bị chỉ làm trong ngày, thậm chí vài tiếng, sáng đăng ký vào, chiều đăng ký ra. Chƣa kip đăng ký với cơ quan nhà nƣớc thì đã rút khỏi công trình này để đi làm tại công trình khác.

Mục đích giải pháp: Khắc phục tình trạng chậm trễ trong khai báo đăng ký thiết bị với cơ quan quản lý nhà nƣớc và tình trạng sử dụng biên bản kiểm định không chuẩn xác nhƣ quá hạn, biên bản giả, biên bản khống….

Kết quả dự kiến của giải pháp: Tạo đƣợc quy trình chuẩn và thống nhất trong công tác quản lý an toàn lao động đối với máy móc thiết bị. Tránh tình trạng hiểu sai hoặc cố tình làm sai, làm ngơ trong công tác này và cũng tránh đƣợc tình trạng mỗi nơi áp dụng một khác mỗi nơi làm một phách.

3.4.5 Giải pháp 5

Nội dung giải pháp: Nâng cao vai trò của công tác quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động trong lĩnh vực đào tạo an toàn lao động.

Căn cứ đề xuất giải pháp: Nhƣ đã phân tích ở tiêu chí 5 mục 2.3.2.1 trang 65 cho thấy lỗ hổng trong công tác quản lý nhà nƣớc về đào tạo an toàn lao động. Nhà nƣớc chƣa thực hiện triệt để vấn đề đào tạo cho chủ sử dụng lao động trong khi theo thông tƣ Số: 37/2005/TT-BLĐTBXH quy định trách nhiệm này thuộc về Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội tổ chức huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện đối với ngƣời làm công tác an toàn vệ sinh lao động của các cơ sở có trụ sở chính đóng trên địa bàn địa phƣơng. Các Bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty tổ chức huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện đối với ngƣời làm công tác an toàn vệ sinh lao động thuộc tập đoàn, tổng công ty và các cơ sở trực thuộc quyền quản lý hoặc phối hợp với các cơ quan, tổ chức có chức năng huấn luyện, bồi dƣỡng cho ngƣời làm công tác an toàn vệ sinh lao động để tổ chức huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện. [23, tr.6]. Việc hai công trình này tự tổ chức đào tạo cho

103

chủ sử dụng lao động này trƣớc hết trách nhiệm thuộc về cơ quan quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động tại địa phƣợng cụ thể là Sở lao động thƣơng binh xã hội tỉnh Quảng ninh và Bắc ninh. Trách nhiệm tiếp theo thuộc về lãnh đạo hai công trình đã không báo cáo tình hình và xin phép Sở tiến hành đào tạo cho cán bộ chủ sử dụng lao động tại hai đơn vị mình

Nhƣ vậy nâng cao vai trò của công tác quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động trong lĩnh vực đào tạo an toàn lao động bằng cách nào. Thứ nhất cơ quan quản lý nhà nƣớc phải tiến hành thanh kiểm tra thƣờng xuyên về tình hình đào tạo an toàn lao động tại các công trình xây dựng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Thứ hai là yêu cầu các công trình phải báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện công tác đào tạo của mình, tình hình thực tế về số lƣợng cán bộ công nhân viên của mình. Ba là các cơ quan quản lý nhà nƣớc phải tiến hành tổ chức đào tạo một cách thƣờng xuyên liên tục cho chủ sử dụng lao động. Bốn là nếu thấy có tính hợp lý nên chăng loại bỏ yêu cầu này trong thông tƣ mà sửa đổi bằng cách cho phép các đơn vị tự đào tạo cán bộ công nhân viên của mình. Điều này cũng đã đƣợc Bộ lao động đƣa ra bàn thảo và sẽ triển khai trong thời gian tới.

Mục đích giải pháp: Một là lấp đƣợc chỗ trống trong công tác quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động trong lĩnh vực đào tạo an toàn lao động. Hai là tạo điều kiện cho cá nhân đơn vị tự túc trong công tác đào tạo cán bộ chủ sử dụng lao động. Điều này vừa đem lại tính hiệu quả cao vừa giảm chi phí và áp lực cho cả bản thân đơn vị và cơ quan quản lý nhà nƣớc.

Kết quả dự kiến của giải pháp: Xóa bỏ tình trạng tự đào tạo cán bộ chủ sử dụng lao động hoặc chỉ đào tạo khi đã có hƣớng dẫn sửa đổi thông tƣ. Hoàn thiện vấn đề đào tạo an toàn lao động cho toàn thể cán bộ công nhân viên.

3.4.6 Giải pháp 6

Nội dung giải pháp: Nâng cao vai trò của công đoàn, đại diện tập thể lao động, quyền và nghĩa vụ của ngƣời lao động trong việc xây dựng kế hoạch và thực hiện các kế hoạch đảm bảo an toàn lao động.

104

Căn cứ đề xuất giải pháp: Nhƣ đã phân tích ở tiêu chí 7 mục 2.3.2.2 phần ban hành quyền và nghĩa vụ của ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động chúng ta thấy còn tồn tại thực trạng là Ở ca hai công trình chủ sử dụng lao động hầu nhƣ chƣa lấy ý kiến ngƣời lao động trong việc xây dựng kế hoạch và thực hiện các kế hoạch đảm bảo an toàn lao động mà chỉ coi họ là cái máy phải thực thi và tuân thủ quy định mà mình đƣa ra hoặc có lấy ý kiến cũng chỉ là qua loa đại khái và thực hiện không đƣợc tốt. Thậm chí tổ chức công đoàn chƣa đƣợc thành lập dẫn đến không lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động đƣợc. Nhƣ vậy việc xây dựng và thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động cũng nhƣ các chế độ phúc lợi cho ngƣời lao động chủ yếu phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của ngƣời chủ sử dụng lao động.

Mục đích giải pháp: Nâng cao vai trò của công đoàn, đại diện tập thể lao động trong việc xây dựng kế hoạch và thực hiện các kế hoạch đảm bảo an toàn lao động. Xét cho cùng thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc về an toàn lao động cuối cùng là để đảm bảo mỗi cá nhân, mỗi ngƣời lao động đƣợc làm việc trong một môi trƣờng an toàn, công việc an toàn vậy mà vai trò của chính ngƣời lao động trong chƣơng trình thực hiện kế hoạch an toàn lao động dành cho mình lai không có thì tính khách quan của vấn đề không còn. Ngƣời chủ sử dụng lao động còn mang nặng tính chủ quan áp đặt. Đôi khi họ không thể hiểu hết sự khó khăn vƣớng mắc của ngƣời lao động trong việc đảm bảo an toàn lao động. Hơn nữa ngƣời chủ sử dụng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về an toàn lao động tại các công trình xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài vùng Đông Bắc Bộ (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)