3.1.1. Tuổi, giới tính Bảng 3.1: Tỷ lệ nam nữ (n=34) Giới tính Số lượng Tỉ lệ (%) Nam 9 26,4 Nữ 25 73,6 Cộng 34 100
Trong nghiên cứu này, số bệnh nhân nữ chiếm 73,6%cao hơn số bệnh nhân nam.
3.1.2. Nghề nghiệp
Bảng 3.2: Phân bố nghề nghiệp (n=34)
Nghề nghiệp Số lượng Tỉ lệ (%)
Học sinh, sinh viên 23 67,6
Công nhân viên 11 32,4
Cộng 34 100
* Nhận xét:
Đa số BN trong lứa tuổi học sinh, sinh viên, lứa tuổi có nhiều dự tính cho tương lai, hy vọng tìm được việc làm tốt và bắt đầu có nhiều giao tiếp xã hội, do đó họ sẽ không tự tin nếu vẻ bề ngoài có khuyết điểm.
65 3.1.3. Lý do phẫu thuật Bảng 3.3: Lý do phẫu thuật (n=34) Lý do Số lượng Tỉ lệ (%) Thẩm mỹ 10 29,4 Chức năng 9 26,5 Cả hai 15 44,1 Cộng 34 100 p=0,023 * Nhận xét:
Bệnh nhân điều trị phẫu thuật có nhu cầu cả về chức năng và thẩm mỹ chiếm đa số (44,1%). Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
3.1.4. Các số đo trước phẫu thuật
Bảng 3.4: Các số đo trước phẫu thuật (n=34)
Trung Bình Độ lệch chuẩn SNA (°) 78,12 4,77 SNB (°) 84,16 4,31 ANB (°) -6,03 3,49 Overjet (mm) -3,74 2,73 Overbite (mm) 0,37 3,14
Góc răng cửa hàm trên(°) 33,2 5,04
Góc răng cửa hàm dưới (°) 21,2 6,12
Góc mặt phẳng khớp cắn (°) 3,29 5,12
Góc đường viền mặt (°) 0,2 5,65
Góc mũi môi (°) 87,32 11,01
* Nhận xét:
66
3,29o), gương mặt lõm (góc đường viền mặt trung bình là 0,2o) và góc mũi môi nhọn (trung bình 87,32o).
3.1.5. Lệch lạc xương hàm trước phẫu thuật
Bảng 3.5: Lệch lạc xương hàm trước phẫu thuật (n=34)
Loại lệch lạc xương hàm Số BN
(%) Phương pháp điều trị
Lệch lạc xương hàm loại III với nền xương hàm dưới dài
10 (29,4)
Cắt Le Fort I, BSSO, đẩy xương HD lui sau, xoay phức hợp
HT-HD Lệch lạc xương hàm loại III
với xương hàm trên kém phát triển
3 (8,8)
Cắt Le Fort I, BSSO, đẩy xương HT ra trước,xoay phức hợp HT-
HD, PT tạo hình cằm Lệch lạc xương hàm loại III
kết hợp xương hàm trên kém phát triển và xương hàm dưới
quá phát triển
12 (35,3)
Cắt Le Fort I, BSSO, đẩy xương HT ra trước, đẩy xương HD lui
sau, xoay phức hợp HT-HD Lệch lạc xương hàm loại III
với khớp cắn loại I
9 (26,5)
Cắt Le Fort I, BSSO, xoay phức hợp HT-HD
Tổng cộng 34 (100)
* Nhận xét:Tất cả 34 bệnh nhân đều có lệch lạc xương hàm loại III. Ngoài
phương pháp cắt Le Fort I, BSSO, xoay phức hợp HT-HD theo chiều kim đồng hồ, một số trường hợp (8,8%) chúng tôi có áp dụng phẫu thuật tạo hình cằm để đạt hiệu quả thẩm mỹ tối ưu cho bệnh nhân.
3.1.6. Chỉnh nha trước PT
+ Thời gian chỉnh nha trước phẫu thuật: Bệnh nhân được chỉnh nha tiền phẫu
thuật nhằm sắp xếp các răng ngay ngắn trên cung hàm và không chủ đích dựng lại trục các răng cửa. Thời gian nhanh nhất là 5 tháng và lâu nhất là 1 năm.
67
Bảng 3.6: Thời gian chỉnh nha trước phẫu thuật (n=34)
Thời gian Số lượng Tỉ lệ (%)
≤ 6 tháng 15 44,1
6 - 8 tháng 4 11,8
8 – 10 tháng 6 17,6
10 – 12 tháng 9 26,5
Cộng 34 100
3.1.7. Tình trạng loạn năng khớp thái dương hàm trước phẫu thuật
Bảng 3.7: Loạn năng khớp thái dương hàm trước phẫu thuật (n=34)
Mức độ loạn năng khớp Số lượng Tỉ lệ (%)
Không có 25 73,5 Có ít 6 17,6 Vừa 3 8,9 Nhiều 0 0,00 Cộng 34 100 * Nhận xét:
Trong nghiên cứu này, đa số các trường hợp lệch lạc khớp cắn không có rối loạn chức năng khớp trước phẫu thuật (73,5%). 6/34 trường hợp (17,6%) có rối loạn khớp nhẹ, trong đó, 5 trường hợp bị mỏi hàm, 1 trường hợp có tiếng kêu hai bên khớp nhưng không đau. 3/34 trường hợp còn lại (8,9%) có rối loạn vừa với triệu chứng mỏi hàm, thỉnh thoảng có tiếng kêu ở khớp, đau khớp nhẹ.
68