Đánh giá trên phim sọ nghiêng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị lệch lạc xương hàm loại III bằng phẫu thuật xoay phức hợp hàm trên - hàm dưới (Trang 30)

1.2.4.1. Lệch lạc xương hàm loại III với nền xương hàm dưới dài

Bệnh nhân lệch lạc xương hàm loại III với nền xương hàm dưới dài có các đặc điểm sau: - Cả nền hàm dưới và nhánh đứng đều lớn. - SNA bình thường nhưng SNB lớn hơn bình thường, do đó ANB < 0.

- Góc hàm thường lớn và góc nền sọ thường nhỏ, nhưng không phải luôn luôn như vậy.

- Xương hàm dưới không những lớn mà còn ở vị trí ra trước.

- Hình thể lưỡi phẳng, vị trí lưỡi đưa trước và nằm thấp trong miệng.

- Trục nghiêng của răng cửa trong dạng này là răng cửa trên nghiêng ngoài và răng cửa dưới nghiêng trong. Đây là do bù trừ xương ổ răng, hạn chế khả năng điều trị. Trong trường hợp này thường thấy cắn chéo răng trong và cung răng trên thường hẹp.

Nhiều trường hợp sai khớp cắn dạng này có thể điều trị ở thời kỳ răng hỗn hợp sớm. Chỉnh hình phẫu thuật là cách điều trị tốt nhất cho những trường hợp lệch lạc trầm trọng hoặc ở bệnh nhân lớn tuổi.

12

Hình 1.5: Lệch lạc xương hàm loại III với xương hàm trên

kém phát triển [5]

1.2.4.2. Lệch lạc xương hàm loại III với xương hàm trên kém phát triển

Bệnh nhân lệch lạc xương hàm loại III với xương hàm trên kém phát triển có các đặc điểm sau:

- Nền xương hàm trên nhỏ và lùi.

- Góc SNA < bình thường; SNB bình thường. - Điển hình cho dạng này là bệnh nhân có khe hở

môi hàm ếch cũng như ở nhóm người châu Á với tầng mặt giữa kém phát triển.

1.2.4.3. Lệch lạc xương hàm loại III kết hợp xương hàm trên kém phát triển và xương hàm dưới quá phát triển (theo chiều đứng và chiều ngang)

Bệnh nhân lệch lạc xương hàm loại III kết hợp xương hàm trên kém phát triển và xương hàm dưới quá phát triển có các đặc điểm sau:

- Góc SNA nhỏ, nền xương hàm trên ngắn. - Góc SNB lớn và nền xương hàm dưới dài.

Hình 1.6 A Hình 1.6 B

Hình 1.6: Lệch lạc xương hàm loại III với hàm trên kém phát triển và hàm dưới nhô. A: dạng tăng trưởng theo chiều đứng. B: dạng tăng trưởng theo

chiều ngang [5]

13

- Ở bệnh nhân có nhánh đứng ngắn: dạng này thường có cắn hở. Có thể có chen chúc ở cung răng trên, cần nhổ răng, Ở những trường hợp nhẹ và trung bình có thể điều trị bằng khí cụ cố định và nhổ răng cối nhỏ. Những trường hợp trầm trọng, phẫu thuật chỉnh hình là cần thiết.

- Ở bệnh nhân có nhánh đứng dài: dạng tăng trưởng theo chiều ngang, góc hàm nhỏ, cắn ngược răng trước rõ. Trong những trường hợp sớm, có thể điều trị cắn ngược và kiểm soát sự phát triển của hàm dưới bằng khí cụ chức năng. Nếu điều trị thực hiện trong giai đoạn mọc răng cửa, hàm trên có thể nhô hơn. Tuy nhiên, một số trường hợp mặc dù độ cắn phủ vẫn ổn định nhưng hàm dưới nhô hơn. Trong những trường hợp này, tiên lượng khó hơn.

1.2.4.4. Lệch lạc xương hàm loại III kết hợp bù trừ xương ổ răng

A B

Hình 1.7: Lệch lạc xương hàm loại III có bù trừ xương ổ răng. A: Tương quan loại III có bù trừ. B: Dựng thẳng răng cửa [5]

Hình 1.8: A: Lệch lạc xương hàm loại III có bù trừ xương ổ răng: răng cửa trên nghiên ngoài, răng cửa dưới nghiên vào trong. Đây là lệch lạc xương hàm

14

tương quan loại III rõ ràng hơn [5]

Biểu hiện của lệch lạc xương hàm loại III có bù trừ răng/xương ổ răng là trục răng cửa trên nghiêng ngoài và răng cửa dưới nghiêng trong. Vị trí răng sai làm hàm dưới càng trượt ra trước. Hơn nữa, từ tư thế nghỉ đến cắn khớp thì mặt trong răng cửa dưới trượt trên bờ cắn răng cửa trên sau tiếp xúc đầu tiên. Ở tương quan lồng múi tối đa, hàm dưới có vẻ còn có thể di chuyển ra trước nhiều hơn. Dạng này khó điều trị bằng chỉnh hình vì độ nghiên trục của răng cửa trên và dưới không thích hợp và xương nền sai lệch thật sự theo chiều trước sau. Những trường hợp này, điều trị là dựng trục răng cửa và phẫu thuật chỉnh hình để sửa chữa tương quan xương nền theo chiều trước sau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị lệch lạc xương hàm loại III bằng phẫu thuật xoay phức hợp hàm trên - hàm dưới (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)