Tái phát khớp cắn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị lệch lạc xương hàm loại III bằng phẫu thuật xoay phức hợp hàm trên - hàm dưới (Trang 52)

Khớp cắn phản ánh mặt chức năng hơn là thẩm mỹ. Quan sát khớp cắn từ mẫu hàm nghiên cứu sẽ không đánh giá được sự liên quan của tái phát khớp cắn với những thay đổi của xương, một số ít trường hợp tái phát xương không gây ra tái phát khớp cắn. Do đó, vững ổn khớp cắn và vững ổn xương có thể không đi kèm với nhau. Các nguyên nhân gây tái phát là:

- Cản trở cắn khớp: khớp cắn có khuynh hướng di chuyển để đạt lồng múi tối

đa nên gây tái phát. Do đó, khớp cắn phải thật đúng ngay sau phẫu thuật.

- Hướng di chuyển xương

- Kỹ thuật cốđịnh: kết hợp xương bằng chỉ thép, răng cửa hàm trên, hàm dưới

bù trừ trong thời gian cố định hàm nên che lấp sự tái phát. Sau khi tháo cố định hàm, không còn bù trừ răng, sẽ thấy rõ tái phát khớp cắn. Đối với cố

34

định cứngchắc, tái phát có khuynh hướng xảy ra thời gian sau, do tái cấu trúc lồi cầu. Khi điều trị hoàn tất, tháo khí cụ chỉnh nha, không còn bù trừ răng, lúc này tái phát xương và răng xảy ra đồng thời.

Tóm lại, cần thận trọng trong chẩn đoán, lên kế hoạch, chỉnh nha trước phẫu thuật và tôn trọng những nguyên tắc cơ bản lúc phẫu thuật sẽ giảm thiểu sự tái phát. Hiện tượng này là một thích ứng sinh lý đối với PTCH, tỉ lệ tái phát khớp cắn và xương biến thiên rất nhiều, vì vậy nên cân nhắc giữa lợi ích mà phẫu thuật mang lại với những nguy cơ gây tái phát ở hầu hết bệnh nhân PTCH.

1.8. TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ LỆCH LẠC XƯƠNG HÀM LOẠI III 1.8.1. Điều trị lệch lạc xương hàm loại III theo kỹ thuật truyền thống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị lệch lạc xương hàm loại III bằng phẫu thuật xoay phức hợp hàm trên - hàm dưới (Trang 52)