Trong lúc phẫu thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị lệch lạc xương hàm loại III bằng phẫu thuật xoay phức hợp hàm trên - hàm dưới (Trang 48)

- Tai biến do gây mê: giống như các loại phẫu thuật khác, thường gặp ở BN

lớn tuổi hoặc BN mắc bệnh nội khoa tiềm ẩn.

- Chảy máu: hay xảy ra đối với hàm trên, do tổn thương ĐM khẩu cái xuống,

ĐM hàm trong, ĐM cảnh trong, TM sau hàm, đám rối bướm hàm [29].

- Chẻ xương xấu: hay đường gãy không thuận lợi, là biến chứng thường gặp.

Hình 1.33: Chẻ xương xấu[110]

Mảnh gãy có thể thành xương chết dẫn tới nhiễm trùng, chậm lành xương, khớp giả, không vững ổn sau phẫu thuật gây tái phát hoặc rối loạn khớp thái dương hàm[9], [110]. Vị trí thường gãy là vỏ xương phía má của mảnhgần, vỏxương phía lưỡicủa mảnh xa sau răng 7, gãy lồi cầu.

30

- Đứt dây thần kinh: thường là dây TK răng dưới, do đường đicủa dây TK

nằmngay vị trí cắt xương.

- Sai vị trí đầu lồi cầu: lồi cầu có thể bị di lệch trong cố định xương [92], [94]. Nếu cố định bằng chỉ thép và di lệch vài mm, cơ nhai sẽ định lại vị trí lồi cầu trong vài tuần cố định hàm. Nếu cố định cứng chắc thì cơ không thể điều chỉnh được, do đó, khi áp dụng kỹ thuật kết hợp xương cứng chắc nên kiểm tra cẩn thận khớp cắn và vị trí lồi cầu trước khi đóng vết mổ [44]. Chụp phim X quang, thường là panorex và phim sọ nghiêng vào ngày thứ nhất hoặc ngày thứ hai sau phẫu thuật để đánh giá vị trí của các mảnh xương, của lồi cầu. Nếu các mảnh xương bị di lệch khỏi vị trí hoạch định nhiều thì nên phẫu thuật đặt lại vị trí lồi cầu [18].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị lệch lạc xương hàm loại III bằng phẫu thuật xoay phức hợp hàm trên - hàm dưới (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)