Thực trạng chức năng đào tạo và phát triển

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại bảo hiểm xã hội tỉnh Long An (Trang 50)

chi phí đào tạo, nhưng khi tham gia kỳ thi tuyển viên chức mà CBCC không đạt yêu cầu thì sẽ bị chấm dứt HĐLĐ, từ đó phải tốn chi phí huấn luyện đào tạo lại từ đầu cho những CBCC vừa đậu vào ngành, gây lãng phí nguồn tài chính của nhà nước.

Về vấn đề công bằng trong tuyển dụng và công tác tuyển dụng đem lại những ứng viên xuất sắc có sự tương đồng, có 62,04% CBCC trả lời không đồng ý hoặc hoàn toàn không đồng ý khi cho rằng quá trình tuyển dụng là công bằng và cũng có khoảng 60,81% CBCC trả lời không đồng ý hoặc hoàn toàn không đồng ý khi cho rằng công tác tuyển dụng đem lại những ứng viên xuất sắc. Ngoài ra, quá trình xét duyệt hồ sơ thuộc nhiệm vụ của phòng Tổ chức vẫn còn thiếu sót như một số hồ sơ chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn được dự thi nhưng vẫn tham dự kì thi với lý do sẽ bổ sung ngay khi trúng tuyển. Điều này làm mất tính công bằng và minh bạch cho các thí sinh khác. Hình thức tuyển dụng đặc cách đối với những trường hợp tốt nghiệp nước ngoài cần phải quy định rõ ràng hơn để thể hiện tính công bằng trong tuyển dụng. Bên cạnh đó, hình thức thi tuyển, xét tuyển qua bài viết chỉ phản ánh được một phần khả năng, trình độ của thí sinh, còn những tiêu chuẩn khác như kỹ năng giao tiếp, kiến thức chung về kinh tế, xã hội, văn hoá và cả ngoại hình, người sử dụng lao động không được quyền chọn lựa, vì vậy một số thí sinh mặc dù trúng tuyển nhưng vẫn còn khá nhiều hạn chế, chưa thật sự xuất sắc.

Khi nhận xét về công tác tuyển dụng tại đơn vị, chỉ có 29,80% CBCC trả lời đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý, 55,10% CBCC không có ý kiến, 15,10% CBCC trả lời không đồng ý khi được hỏi “Anh/Chị đánh giá cao công tác tuyển dụng tại đơn vị”. Điều đó cho thấy cần có những giải pháp nâng cao công tác tuyển dụng trong thời gian tới.

2.2.2 Thực trạng chức năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại BHXH tỉnh Long An. Long An.

An đặc biệt quan tâm chú trọng đến công tác đào tạo và phát triển đội ngũ CBCC cho ngành BHXH tỉnh nhà. Ban lãnh đạo đã tập trung chỉ đạo hướng dẫn bằng văn bản cụ thể và giao cho phòng Tổ chức triển khai thực hiện hàng năm. Xác định cán bộ là gốc, quyết định chất lượng, hiệu quả công tác vì thế trong những năm qua BHXH tỉnh Long An đã có chính sách về đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ kế cận trong quy hoạch, cán bộ trẻ.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và nhiệm vụ chính trị được giao, BHXH tỉnh Long An đã bồi dưỡng, đào tạo cán bộ và gắn đào tạo với quy hoạch sử dụng cán bộ. Chính vì vậy, đơn vị tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, cải tiến nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng, hướng trọng tâm vào những kiến thức cơ bản cần thiết đối với CBCC như lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước, quản lý kinh tế, kiến thức pháp luật trong cơ chế thị trường; tin học, ngoại ngữ và các kỹ năng, nghiệp vụ của ngành. Bên cạnh việc chú trọng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, BHXH tỉnh thường xuyên tập huấn cập nhật cho CBCC về luật BHXH, BHYT và các chủ trương của ngành; tổ chức kiểm tra, học tập nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm công tác; phát động phong trào cải tiến lề lối làm việc.

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm đã đạt được thì trong công tác đào tạo, bồi dưỡng của BHXH tỉnh Long An vẫn còn có một số tồn tại cần khắc phục. Để đánh giá công tác này một cách khách quan, tác giả đã tiến hành khảo sát CBCC tại đơn vị, kết quả như sau:

Hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Đào tạo và phát triển

Mức độ đồng ý

1 2 3 4 5

Anh/Chị dễ dàng thích ứng với môi trường làm việc

khi nhận việc 0 14 33 89 109

Anh/Chị được cung cấp thông tin liên quan đến

công việc khi nhận việc 0 29 73 65 78

Anh/Chị được đào tạo những kỹ năng cần thiết cho

công việc tại đơn vị 0 28 69 58 90

Anh/Chị được đơn vị tạo điều kiện để nâng cao

trình độ chuyên môn 20 21 86 105 13

Đơn vị thường xuyên cung cấp nhiều hoạt động chuyên nghiệp về đào tạo, huấn luyện nhân viên nhằm nâng cao kỹ năng và kiến thức của họ

99 65 56 13 12 Trong đó: 1: Hoàn toàn không đồng ý; 2.Không đồng ý; 3. Không có ý kiến; 4. Đồng ý; 5. Hoàn toàn đồng ý

Nguồn: Trích phụ lục 2

Qua kết quả khảo sát ý kiến của CBCC tại BHXH tỉnh Long An đối với việc thích ứng với môi trường làm việc, được cung cấp thông tin liên quan và được đào tạo những kỹ năng cần thiết cho công việc tại đơn vị thì có khoảng 80,82% CBCC trả lời là đồng ý, 13,47% CBCC không có ý kiến, chỉ có 5,71% CBCC trả lời không đồng ý khi được hỏi rằng “Anh/Chị dễ dàng thích ứng với môi trường làm việc khi nhân việc”. Từ đó cho thấy, môi trường làm việc ở BHXH tỉnh Long An rất thân thiện, giúp cho mọi người dễ dàng thích ứng khi nhận việc. Về việc được cung cấp thông tin liên quan và được đào tạo những kỹ năng tối thiểu cần thiết cho công việc tại đơn vị được BHXH tỉnh Long An thực hiện tương đối tốt với mức độ đồng ý trên 50%.

Tuy nhiên, với nhận xét “đơn vị thường xuyên cung cấp nhiều hoạt động chuyên nghiệp về đào tạo, huấn luyện nhân viên nhằm nâng cao kỹ năng và kiến thức” thì chỉ một số ít trả lời đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý (chiếm 10,2%), đa số nhân viên trả lời không đồng ý hoặc hoàn toàn không đồng ý(chiếm 66,94%). Thực tế thì các khoá đào tạo của BHXH Việt Nam còn hạn chế. Hàng năm, BHXH Việt

Nam chỉ tổ chức cho các nhân viên mới vào ngành học nghiệp vụ ở Trường đào tạo cán bộ của BHXH Việt Nam, công tác đào tạo chỉ mang tính hình thức, những kiến thức đào tạo không được nhân viên đánh giá cao, các khoá đào tạo chưa mang tính hệ thống, bài bản, việc đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu chuyên sâu cho nhân viên.

Hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Đào tạo

Mức độ đồng ý

1 2 3 4 5

Công tác đánh giá sau đào tạo đươc thực hiện tốt 68 85 69 23 0 Sau khi được đào tạo, anh/chị có thể áp dụng các

kỹ năng mới vào thực tế công việc 30 31 100 59 25 Trong đó: 1: Hoàn toàn không đồng ý; 2.Không đồng ý; 3. Không có ý kiến; 4. Đồng ý; 5. Hoàn toàn đồng ý

Nguồn: Trích phụ lục 2

Bên cạnh đó, việc kiểm tra, đánh giá sau đào tạo nhằm đảm bảo hiệu quả của quá trình đào tạo chưa được thực hiện tốt. Chỉ có 9,39% CBCC trả lời đồng ý, hơn 60% số CBCC trả lời không đồng ý hoặc hoàn toàn không đồng ý khi cho rằng “Công tác đánh giá sau đào tạo được thực hiện tốt”. Từ việc không tổ chức tốt việc đánh giá sau đào tạo nên chỉ có 34,28 % số CBCC sau khi đào tạo có thể áp dụng kiến thức mới vào thực tế công việc. Đây là một con số quá thấp so với thời gian của bản thân CBCC và kinh phí của đơn vị bỏ ra. Từ thực tế trên đòi hỏi BHXH tỉnh Long An cần có chú trọng đến công tác đánh giá sau đào tạo để hoạt động đào tạo và phát triển tại đơn vị có thể phát huy tác dụng một cách hiệu năng nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại bảo hiểm xã hội tỉnh Long An (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)