Kinh nghiệm quản trị nguồn nhân lực ở một số đơn vị thành công

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại bảo hiểm xã hội tỉnh Long An (Trang 28)

Để đối mặt với những thách thức về QTNNL trong khu vực nhà nước thì mỗi đơn vị luôn có những bí quyết riêng trong việc quản trị nguồn nhân lực. Luận văn sẽ nêu lên kinh nghiệm quản trị NNL tại những đơn vị sự nghiệp nhà nước tương đồng với BHXH tỉnh Long An, để đơn vị có thể học hỏi kinh nghiệm trong việc quản trị NNL. Tiêu biểu 2 đơn vị sự nghiệp nhà nước đó là: BHXH thành phố Đà Nẵng và Cục thuế

tỉnh Tiền Giang.

BHXH Thành phố Đà Nẵng chú trọng đến việc công bằng, khuyến khích nhân viên và xây dựng văn hoá doanh nghiệp .

Công bằng: Khi áp dụng bất kỳ chính sách nào đơn vị luôn tìm hiểu xem liệu

chúng có phù hợp với nhân viên hay không? Đảm bảo tiền lương, thưởng, thủ tục trả lương và môi trường làm việc phù hợp với tiêu chuẩn luật pháp đưa ra. BHXH thành phố Đà Nẵng luôn xem nhân viên là cốt lõi của đơn vị, sẽ chẳng có người dân nào đến với bạn nếu như không có sự làm việc của họ. Đặt lợi ích của người dân lên trên hết là đúng nhưng lợi ích của nhân viên cũng cần tỷ lệ thuận theo. Phải luôn luôn nghĩ đến nguyên tắc WIN – WIN (nguyên tắc đôi bên cùng có lợi). Đơn vị học được nhiều cách quản lý hay từ những đơn vị khác thành công, bạn muốn áp dụng ngay với nhân viên của mình điều đó là sai lầm. Mỗi đơn vị có một đặc thù riêng không thể lấy nguyên mẫu của một đơn vị nào đó mà áp đặt vào đơn vị mình rồi cho đó là đúng, là tốt cho tập thể. Lợi ích của tập thể không nằm ở cái nhìn của người quản lý mà nằm ở ý kiến, quan điểm của số đông.

Biết cách khuyến khích nhân viên: Khi nhân viên nào đó có đóng góp đặc biệt

cho đơn vị thì thủ trưởng cần có chế độ thưởng và khen ngợi tức thì. Cần tìm ra liệu điều gì sẽ thúc đẩy các nhân viên làm việc nhiệt tình và có trách nhiệm. Tuy nhiên khuyến khích cũng cần đúng cách, sẽ phản tác dụng nếu như cách khuyến khích nửa vời theo kiểu làm cho có, không thật lòng, một khi hiểu rõ về suy nghĩ cách cư xử của bạn nhân viên sẽ chán nản, chống đối lại.

Văn hoá doanh nghiệp: văn hoá được xác định như “một cấu trúc phối kết các

kiến thức cá nhân, niềm tin và hành vi vốn phụ thuộc vào khả năng cá nhân để học hỏi và chuyển tiếp những kiến thức đó nhăm duy trì thành công nối tiếp thành công”12. Đối với BHXH thành phố Đà Nẵng, văn hoá bao hàm việc thu hút và tuyển dụng các nhân viên – những người sau đó sẽ làm việc tại đây một cách thích hợp nhất và hiệu quả nhất.

12

Còn tại Cục thuế tỉnh Tiền Giang thì công tác đào tạo và duy trì nguồn nhân lực lại là chìa khoá thành công của đơn vị. Chúng ta đang sống trong một xã hội mà tri thức phát triển không ngừng, việc xây dựng một nền văn hoá công ty học hỏi liên tục trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Đối với Cục thuế Tiền Giang, những đầu tư không ngừng vào việc đào tạo là yếu tố quyết định thành công, hoạt động đào tạo kết nối trực tiếp với kế hoạch kinh doanh, chú trọng đến hình thức đào tạo tại chỗ. Bên cạnh đó, Cục thuế tỉnh Tiền Giang luôn tạo môi trường thuận lợi để phát triển nhân tài kết hợp với chế độ tăng lương và thưởng hợp lý, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng và năng lực nhân viên.

Ngoài ra, Cục thuế tỉnh Tiền Giang luôn cung cấp cho nhân viên tất cả công cụ vật chất và cá nhân để thực hiện công việc của họ. Chúng bao gồm dụng cụ, không gian làm việc thích hợp, sự ủng hộ của người quản lý, khả năng tiếp cận những kỹ năng và khóa học cần thiết. Ngoài ra, sự hướng dẫn cũng là điều không thể thiếu, đặc biệt trong những ngày đầu đi làm của nhân viên. Nó giúp nhân viên thích nghi với vai trò mới, hòa đồng với đồng nghiệp và môi trường làm việc một cách thoải mái.

Tóm tắt chương 1

Trong chương 1, tác giả đã hệ thống lại cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực làm nền tảng để thực hiện luận văn của mình. Trong đó, đưa ra một số khái niệm về nguồn nhân lực, quản trị nguồn nhân lực, vai trò của quản trị nguồn nhân lực nói chung và tập trung phân tích các chức năng của quản trị nguồn nhân lực bao gồm:

- Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực.

- Nhóm chức năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

- Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực.

Ngoài ra chương 1 cũng nêu ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả QTNNL, các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị NNL và kinh nghiệm quản trị NNL ở một số đơn vị thành công.

Những điểm cơ bản trên sẽ là cơ sở để phân tích và đánh giá thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại BHXH tỉnh Long An ở chương 2 của Luận văn.

Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BHXH TỈNH LONG AN.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại bảo hiểm xã hội tỉnh Long An (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)