Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế (nông

Một phần của tài liệu Nông nghiệp việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 97)

7. Những đóng góp mới của đề tài

3.5.3 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế (nông

chiến lợc cho riêng mìmh.

- Các doanh nghiệp cần tạo đợc mối liên kết với nhau.

Hiện nay, giữa các doanh nghiệp đang xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, tranh mua, tranh bán, mạnh ai nấy làm gây thua thiệt về kinh tế cho tất cả các bên, thua thiệt đối với cả nền kinh tế. Để tránh tình trạng này, các doanh nghiệp Việt Nam cần hợp sức với nhau trong những hiệp hội mạnh, những tập đoàn kinh doanh mạnh vì sự phát triển của chính mình, vì quyền lợi của cả nền kinh tế. Hiệp hội cà phê, Hiệp hội chè, Hiệp hội trái cây, Hiệp hội thuỷ...sản cần có khả năng phối hợp trong hiệp hội để chủ động giá cả, nguồn hàng, chống lại sự chèn ép của nớc ngoài hoặc các công ti đa quốc gia.

3.5.3 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế (nôngnghiệp) nghiệp)

Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế không tách rời năng lực cạnh tranh của sản phẩm và doang nghiệp, giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm là biểu hiện cụ thể khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế sẽ nâng cao hoặc hạn chế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm.

Năng lực cạnh tranh chung của cả nền kinh tế Việt Nam còn thấp và chậm đợc cải thiện, nên việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành nông nghiệp là không hề dễ dàng. Có rất nhiều việc phải làm và làm tốt trong môi trờng thể, môi trờng tài chính tiền tệ, môi trờng kinh doanh và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Trong khuôn khổ luận văn này, chỉ xin trình bày một số vấn đề cơ bản.

- Về môi trờng thể chế.

Việc xây dựng nền kinh tế thị trờng đã đợc ghi trong các nghị quyết của Đảng, nó phải đợc thể chế hoá bằng luật pháp, chính sách. Các văn bản này cần khắc phục những yếu kém hiện tại để khung khổ pháp lí cho phát triển và hội nhập kinh tế ngày càng hoàn thiện hơn.

Trớc hết, cần rà soát tất cả hệ thống văn bản luật pháp đã ban hành, từ đó thống kê, phân loại và có hớng xử lí thích hợp. Với những văn bản, những luật không còn phù hợp phải sửa đổi hoặc bãi bỏ; những luật còn thiếu phải khẩn trơng soạn thảo và ban hành. Các luật mới hoặc sửa đổi phải đảm bảo sự minh bạch, rõ ràng, dễ thực hiện, phù hợp luật lệ quốc tế. Cần đặc biệt chú trọng tới các luật nhằm nâng cao quyền dân chủ, bình đẳng, không phân biệt đối xử phù hợp với cơ chế kinh tế thị trờng và hội nhập. Khung khổ pháp luật cần có những điều khoản trừng trị những kẻ làm trái pháp luật, tham nhũng,

ngăn trở công cuộc đổi mới kinh tế, làm chậm lại bớc đi của HNKTQT, hội nhập nông nghiệp.

Trớc mắt, cần khẩn trơng xây dựng Chiến lợc tổng thể HNKTQT, Chiến lợc cạnh tranh quốc gia, ban hành Pháp lệnh về qui chế MNF và NT trên cơ sở đối chiếu với qui định của WTO và vận dụng những ngoại lệ dành cho một nớc đang phát triển có thu nhập thấp.

Chiến lợc hội nhập phải gồm đầy đủ các nội dung:

- Xử lí rủi ro của hội nhập, thiết lập mạng lới an sinh xã hội, lấy nơi thu lợi cao bù cho nơi bị thiệt hại trong quá trình hội nhập.

- Xác định trình tự các bớc tiến hành cải cách đầu t và thơng mại. Có lộ trình loại bỏ hàng rào phi thuế quan, áp dụng chế độ một giá, đối xử bình đẳng về pháp lí và thuế với đầu t nớc ngoài và đầu t t nhân.

- Các chính sách phải tạo điều kiện cho việc cải cách, điều chỉnh nền kinh tế. Xác định rõ các ngành đợc bảo hộ và thời gian bảo hộ.

- Thay đổi về mặt thể chế, mở cửa nhiều lĩnh vực, thuận lợi hoá các thủ tục, mang lại nhiều lợi ích cho nhà xuất khẩu.

- Hội nhập tài chính hơn nữa, tạo điều kiện mở cửa thị trờng, đẩy nhanh tiến độ HNKTQT.

- Nâng cao nhận thức của công chúng về hội nhập, về kinh tế thị trờng, những cơ hội và thách thức khó khăn do hội nhập, trách nhiệm và quyền lợi của cá nhân trong hội nhập.

Cần thực hiện đổi mới chức năng quản lí của nhà nớc, chuyển từ quản lí vi mô sang quản lí vĩ mô, không phải một chính phủ nhiều hơn, mà là một chính phủ tốt hơn. Nhà nớc cần làm tốt các nhiệm vụ chủ yếu là định hớng, xây dựng và đảm bảo sự vận hành của các thể chế, chính sách vĩ mô, bảo đảm một môi trờng cạnh tranh bình đẳng, bảo đảm sự tuân thủ luật pháp, phát triển cơ sở hạ tầng. Phải nhận thức rằng: Thành công hay thất bại về kinh tế –xã hội chủ yếu đợc quyết định bởi phơng cách mà chính phủ thực thi vai trò thiết yếu của mình, từ đó quan tâm đúng mức tới việc xây dựng một chính quyền các cấp vững mạnh.

- Về môi trờng kinh tế vĩ mô

+ Môi trờng đầu t.

Tiếp tục cải thiện môi trờng đầu t hơn nữa để huy động đợc nhiều, sử dụng có hiệu quả cao vốn đầu t từ mọi nguồn.

Vốn nhàn rỗi trong dân c cần đợc định hớng sử dụng vào việc mở rộng qui mô sản xuất, đổi mới công nghệ, đa dạng hoá ngành nghề thay vì gửi tiết kiệm lấy lãi hay trữ vàng và USD nh hiện nay.

Đầu t nhà nớc hiện vẫn chiếm tỉ trọng cao trong tổng đầu t xã hội. Nhà nớc nên chú trọng đầu t vào các công trình hạ tầng kinh tế xã hội nh thuỷ lợi, giao thông nông thôn, điện - đờng - trờng - trạm phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Cần đầu t dứt điểm, tránh dàn trải, nhỏ giọt vừa không đem lại hiệu quả, vừa để thất thoát lãng phí nguồn tài lực của nhà nớc và nhân dân (nh hiện trạng đầu t cho các công trình thuỷ lợi hiện nay). Cũng cần tăng tỉ lệ đầu t cho nông nghiệp từ ngân sách nhà nớc, tơng ứng với tỉ lệ mà nông nghiệp đóng góp trong nền kinh tế quốc dân. Cần tính đến hiệu quả kinh tế, không đầu t vào những lĩnh vực không có hiệu quả. Những lĩnh vực ảnh hởng cơ bản, lâu dài đến năng lực cạnh tranh của khu vực nông nghiệp nh giáo dục, văn hoá, khoa học, công nghệ, môi trờng cần đợc chú trọng đầu t nhiều hơn.

Khu vực đầu t nớc ngoài vào nông nghiệp thu hút cha đợc bao nhiêu, cha tơng xứng với tiềm năng nông nghiệp nớc ta. Chúng ta có đất đai, rừng, biển, lao động nhng thiếu vốn và công nghệ. Các nhà đầu t nớc ngoài có vốn và tìm kiếm những thứ chúng ta đang có. Vậy tại sao các nhà đầu t nớc ngoài lại cha mặn mà đầu t vào lĩnh vức nông nghiệp của Việt Nam? Nguyên tắc hợp tác trong cơ chế mới là hai bên đều có lợi. Cải cách, sửa đổi chính sách của chúng ta để Việt Nam đợc lợi và phía nớc ngoài cũng có lợi. Nh thế, chắc chắn dòng đầu t nớc ngoài sẽ chảy vào lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam nhiều hơn, đem lại lợi ích nhiều mặt cho đất - nớc, con ngời Việt Nam.

+ Tài chính tiền tệ.

Nớc ta đã có nhiều nỗ lực trong đổi mới hệ thống nhân hàng. Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam từ trung ơng tới các địa phơng những năm qua đã hỗ trợ tích cực, góp phần vào thành công chung của nông nghiệp thời kì đổi mới. Tuy nhiên, khu vực nông nghiệp phần đông là ngời nghèo, trình độ hạn chế nên vấn đề tài sản thế chấp, xây dựng dự án khả thi khi vay vốn vẫn là khó khăn đáng kể của nhà nông. Ngân hàng ngời nghèo thì đối tợng cho vay hạn hẹp, ngời có năng lực lại không trong diện nghèo, ngời nghèo không dám vay và vay thì sử dụng nhiều khi không hiệu quả, hoặc không đúng mục đích. Cải tiến cơ chế xét duyệt, thẩm định, cho vay đúng đối tợng, ngành ngân hàng sẽ đóng góp đợc nhiều hơn cho nông nghiệp Việt Nam.

+ Chế độ và chính sách thơng mại quốc tế.

Hiện nay, thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam không cao so với các nớc đang phát triển, song cao hơn đa số các nớc trong ASEAN. Việt Nam cần xem xét lộ trình giảm thuế để thuận lợi trong hội nhập CEPT/AFTA. Cần cải tiến biểu thuế với nhiều mức thuế, giảm phân biệt mức thuế theo đối tác và mục đích sử dụng nh hiện nay để dễ thực hiện. Trong thơng mại quốc tế, cần đẩy mạnh xúc tiến thơng mại, ứng dụng công nghệ thông tin để tìm hiểu thị tr- ờng quốc tế, bỏ hạn chế mức trần chi phí quảng cáo.

+ Tình trạng độc quyền tơng đối phổ biến dới hình thức độc quyền của một công ti (trong các ngành kết cấu hạ tầng nh vận tải hàng không, bu chính viễn thông, điện lực, vận tải biển) hoặc tổng công ti (mía đờng) do những qui định hành chính đã hạn chế cạnh tranh thực sự, làm giá cả các mặt hàng này bị đẩy lên cao không chỉ so với các nớc đang phát triển mà còn so với cả các nớc phát triển. Cần giảm đáng kể tình trạng này để giảm chi phí đầu vào, tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, tăng cơ hội tiếp cận các phơng tiện thông tin hiện đại cho doanh nghiệp và ngời sản xuất. Các doanh nghiệp độc quyền chỉ đợc khuyến khích nếu nhờ hiệu quả kinh doanh thông qua con đờng tập trung, tích tụ vốn.

+ Tình trạng phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế phải dần đợc xoá bỏ, xoá từ trong qui định của pháp luật: Hệ thống luật pháp đợc xây dựng không phân theo thành phần kinh tế, không dựa trên tính chất sở hữu và điều hành của hành của cơ quan nhà nớc, nhằm tạo dựng môi trờng cạnh tranh bình đẳng, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Những mục tiêu xã hội cần có hệ thống các qui định riêng.

+ Cơ sở hạ tầng.

Giảm giá các dịch vụ hạ tầng (điện, cớc viễn thông, các loại phí tại cảng) đồng thời nâng cao chất lợng phục vụ là biện pháp hữu hiệu để tăng tính cạnh tranh cho nền kinh tế. Hạn chế sự độc quyền của doanh nghiệp nhà nớc, đa dạng các loại hình đầu t, khuyến khích các thành phần ngoài quốc doanh đầu t vào khu vực hạ tầng là hớng đi hợp lí để thực hiện các tiêu chí đã nêu.

+ Trình độ công nghệ.

Trình độ công nghệ quyết định trực tiếp đến năng suất, chất lợng, tức là ảnh hởng tực tiếp đến khả năng cạnh tranh của nông sản. Tăng chi phí cho nghiên cứu khoa học cho nông nghiệp là hớng chiến lợc, dài lâu, song kinh nghiệm của nhiều nớc có điều kiện tơng tự Việt Nam cho thấy ứng dụng "công nghệ nhập khẩu" sẽ có hiệu quả nhanh chóng, tiết kiệm hơn nhiều công

nghệ sáng tạo". Thực tế có nhiều nông dân tự bỏ tiền túi sang Thái Lan học cách nuôi bò sữa, trồng lan cảnh đem lại thu nhập cả chục triệu đồng/tháng là minh chứng thuyết phục cho cách làm này. Thành lập các hội khuyến nông phổ biến kinh nghiệm làm ăn giỏi trong, ngoài nớc, “cùng nông dân bàn cách làm giàu” là cách làm rất có tác dụng.

Xin đợc nói thêm một chút về nghiên cứu khoa học trong nông nghiệp. Còn nhớ bài học của các trí thức cách mạng trong kháng chiến chống Pháp:

làm khoa học ngay trên đồng ruộng của nông dân, cùng làm với nhân dân,

gần đây lại nghe chuyện liên kết bốn nhà (nhà nớc, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông) ở An Giang, càng thấy rằng phải gắn với thực tế, xuất phát từ yêu cầu của đồng ruộng và lợi ích của ngời nông dân thì khoa học mới giúp nông nghiệp Việt Nam có trình độ công nghệ đáp ứng đợc các yêu cầu cạnh tranh trong hội nhập.

+ Hệ thống dịch vụ t vấn, hỗ trợ phát triển kinh doanh.

ở Việt Nam hiện nay, “giá dịch vụ hỗ trợ kinh doanh quá cao, trong khi chất lợng còn thấp” [nguồn 14 tr 60]. Chính phủ cần có cơ chế, chính sách thật hiệu quả và hợp lí để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận các thông tin cần thiết, đây là cách hỗ trợ thiết thực, có lí làm cho ngời sản xuất, kinh doanh tăng thêm khả năng phòng tránh rủi ro, nâng cao khả năng chủ động trong hội nhập, phát triển.

+ Nguồn nhân lực.

Nguồn nhân lực đang là lợi thế ngắn và trung hạn của Việt Nam, phải chuyển nó thành lợi thế lâu dài, quan trọng nhất của Việt Nam trong HNKTQT. Chỉ bằng cách đào tạo, đào tạo lại, đào tạo có chất lợng cao mới cung cấp đợc cho nền kinh tế đội ngũ lao động có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, đáp ứng tốt các yêu cầu của vị trí mà họ đảm nhận.

Một phần của tài liệu Nông nghiệp việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w