Vấn đề chiếm lĩnh thị trờng trong nớc

Một phần của tài liệu Nông nghiệp việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 81)

7. Những đóng góp mới của đề tài

2.2.5 Vấn đề chiếm lĩnh thị trờng trong nớc

Thật vô lí nếu các nhà kinh doanh nớc ngoài đang tìm mọi cách thâm nhập thị trờng Việt Nam, còn ngời Việt Nam lại chỉ bơn bả tìm cách bán hàng ra nớc ngoài mà không chú trọngthích đáng tới thị trờng ngay trong nớc mình. HNKTQT không chỉ là đẩy mạnh xuất khẩu mà nó còn bao gồm cả nội dung phải giữ vững đợc thị trờng nội địa. Điều đó càng có ý nghĩa với Việt Nam, khi mà chúng ta đồng thực hiện chiến lợc thay thế hàng nhập khẩu và hớng ra

xuất khẩu nhằm đạt mục tiêu phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị- kinh tế- xã hội, chủ động HNKTQT thành công.

2.2.5.1 Nhận định về thị trờng trong nớc.

- Về qui mô.

Có những ý kiến cho rằng thị trờng trong nớc của Việt Nam lớn và giàu tiềm năng. Đánh giá là “tiềm năng” thì chắc là đúng, nhng hiện tại khó có thể nói thị trờng trong nớc đã là “lớn”, nhất là thị trờng nông sản.

Mặc dù Việt Nam dân đông tới hơn 80 triệu ngời, nhng 80% dân số sống ở nông thôn, thu nhập thấp, bấp bênh nên sức mua còn rất hạn chế.

Không phải ngẫu nhiên mà những rau, quả, thịt, cá…vào loại ngon nhất, do ngời nông dân làm ra phần nhiều lại đợc đem đến bán ở các khu vực thành thị. Không phải ngời nông dân không biết ăn ngon, cũng không phải họ ăn đã đủ hay thừa. Ngời nông dân đi bán vì cần tiền, mà bán những đồ ngon mới đợc nhiều tiền, ngời nông dân đi mua chọn những thứ hợp với túi tiền hơn. Chính thu nhập thấp (300 USD/năm) dãn đến khả năng thanh toán thấp là nguyên nhân chính của điều tởng nh không có lí: Việt Nam dân đông nhng thị trờng trong nớc nhìn chung còn nhỏ bé.

Mặt khác, phần đông nông dân Việt Nam có thói quen tự cấp, tự túc, mọi nhu cầu về lơng thực, thực phẩm đều cố gắng tự thoả mãn bằng chính .sức lao động của mình, ngay trên chính mảnh ruộng mình đợc quyền sở hữu; những thứ bán trên thị trờng thờng là các sản phẩm sau khi thoả mãn (hoặc cắt giảm bớt) nhu cầu của bản thân và gia đình. Điều đó cũng phần nào thu hẹp thị trờng thực sự của nông sản Việt Nam.

Tuynhiên, nhu cầu tiêu dùng thực tế của dân c là rất lớn, nên nếu xoá đói đói giảm nghèo có hiệu quả, thu nhập tăng cao thì thị trờng nội địa sẽ có sức mua tăng cao, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển.

- Về đặc điểm.

Thị trờng trong nớc về lơng thực, thực phẩm tơng đối ổn định về nhu cầu số lợng nhng đang tăng về chất lợng, đòi hỏi độ an toàn cao, đa dạng về chủng loại. Thị trờng nông sản còn phân hoá theo khu vực thành thị, nông thôn. Khu vực thành thị do có thu nhập cao và ổn định hơn nên tiêu chuẩn ngon, an toàn đợc đặt trên tiêu chí về giá cả, họ mua hàng trong siêu thị ngày một nhiều. Khu vực nông thôn thu nhập thấp và bấp bênh, nên trừ một bộ phận có thu nhập khá (chủ yếu từ ngành nghề phi nông nghiệp) có yêu cầu cao về chất lợng, còn đa số ngời mua hỏi giá trớc khi xem hàng. Chỉ khi giữa mùa hay nh hiện tợng trái cây quá rẻ nh vài năm gần đây, ngời nông dân mới không khó khăn khi vài lần mua về cho cả gia đình cùng thởng thức.

Với u thế về điều kiện tài nguyên thiên nhiên, với những thành tựu ngoạn mục đã đạt đợc trong sản xuất, nông nghiệp Việt Nam về cơ bản đáp ứng đợc hầu hết các nhu cầu về nông-lâm-thuỷ sản cho toàn dân.

Các nông sản cơ bản đáp ứng đợc nhu cầu trong nớc gồm: lúa gạo, cà phê, cao su, thịt các loại, thuỷ sản, các loại rau quả (dễ thấy, hầu hết đó cũng là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của chúng ta).

Số lợng lớn, chất lợng ngày một cao, sản phẩm đa dạng, điều kiện lu thông phân phối, công nghệ chế biến từng bớc đợc cải thiện đã ngày càng đứng vững trên thị trờng hơn. Xoài, chôm chôm, thanh long của miền Nam đã có mặt ở các chợ quê của đồng bằng Bắc Bộ; vải thiều, nhãn lồng, mận của trung du miền núi, đồng bằng phía Bắc theo ô tô, tàu hoả, xe lạnh hiện diện tận Cà mau. Các mặt hàng hải sản đông lạnh, thậm chí cả tơi sống cũng ra Bắc, vào Nam, chuyển sâu vào vùng nội địa cách biển vài trăm cây số là minh chứng cho thị trờng nội địa hàng nông sản ngày càng phát triển tồt hơn ở nớc ta.

Tuy nhiên, cũng cần phân biệt thị trờng nông sản cho tiêu dùng và thị trờng nông sản cho công nghiệp chế biến nông-lâm-thuỷ sản. Thị trờng cho tiêu dùng của ngời dân thì dễ đáp ứng hơn vì qui mô không lớn và tự nó điều chỉnh theo không gian, thời gian. Song nông sản nguyên liệu cho ngành công nghiệp thì còn khá nan giải. Nông sản dĩ nhiên thu hoạch theo mùa, còn nhà máy thì vận hành quanh năm. Vào mùa thu hoạch, đánh bắt, nguyên liệu quá nhiều, nhà mày hoạt động hết công suất vẫn không thu mua xuể, ngời sản xuất phải “bán đổ, bán tháo”; nhng hết vụ nhà máy lại không có nguyên liệu sản xuất. Vấn đề đặt ra cho những mặt hàng khô (kiểu nh lúa gạo) là phải có tiền mua tàng trữ giao mùa, phải có kho bãi đủ tiêu chuẩn chứa hàng. Còn những mặt hàng tơi sống thì chắc các cơ sở chế biến phải có dây chuyền sản xuất khá linh động để đối phó với tình trạng này.

- Những mặt hàng nông sản nhập khẩu

Việt Nam còn phải nhập một số loại nông sản cho tiêu dùng và sản xuất nh: sữa, bông, tơ tằm, gỗ nguyên liệu, một ít hoa qủa, thực phẩm, chè…Nhìn chung, lợng nông sản (trừ gỗ và bông, sợi) Việt Nam nhập khẩu cha nhiều (tính theo số lợng hoặc tỉ lệ).

Có thể thấy những lí do khác nhau dẫn đến Việt Nam phải nhập nông sản:

+ Do trong nớc không sản xuất đợc hoặc sản xuất cha đáp ứng đủ nhu cầu: bông, gỗ (phải nhập đến 80% nguyên liệu sản xuất), bột mì, sữa và sản phẩm từ sữa (năm 2002 nhập 11,36 triệu USD bột mì; 133,212 triệu USD sữa và sản phẩm từ sữa)

+ Do nhu cầu đa dạng khẩu vị của ngời tiêu dùng, họ muốn biết những loại nông sản lạ mà Việt Nam không có, hoặc còn hiếm, hoặc ngon hơn: nho, táo, da Mỹ hoặc Thái Lan.

+ Do thời vụ thu hoạch cùng loại nông sản không trùng nhau giữa trong và ngoài nớc, do giá rẻ: cam, quýt, lê, táo Trung Quốc.

+ Hàng tốt, an toàn, giá chấp nhận đợc.

+ Mẫu mã hấp dẫn, tổ chức tiêu thụ, quảng cáo, tiếp thị tốt hơn.

Ba nguyên nhân đầu không đáng lo lắm vì đó là điều bình thờng của mọi quốc gia, đó còn là u thế của hội nhập. Nó là sự bổ sung lẫn nhau, là cơ hội nâng cao sự hiểu biết, mức độ hởng thụ của con ngời. Nó cũng gắn bó các nền kinh tế với nhau, tạo sự phân công quốc tế trong sản xuất, mỗi nớc khai thác tài nguyên hợp lí, phù hợp với lợi thế để sản xuất có hiệu quả hơn, bền vững hơn.

Nhng chúng ta phải cảnh giác với hai lí do còn lại, vì nh thế cha hẳn là họ mạnh, nhng lại chắc chắn là vì ta yếu . Một ví dụ dễ thấy: Việt Nam có sản lợng chè không những đủ cho nhu cầu trong nớc, còn xuất khẩu ngày càng tăng; Việt Nam cũng có những loại chè ngon có tiếng nh chè Thái Nguyên, Hà Giang, Lâm Đồng. Vậy nhng chè ngoại đang tràn ngập thị trờng Việt Nam. Lipton, Dilmah đợc a chuộng trong giới trẻ, các khu vực thành thị (những thị trờng tiềm năng nhất). ở đây, chè mất thị trờng nội địa không phải do nguồn cung thiếu hay chất lợng kém, mà là do mẫu mã, sự đa dạng, khả năng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng cha cao, cha tạo đợc niềm tin vào sự an toàn của sản phẩm. Có thể nói nếu không trở nên tốt hơn, ngon hơn, sạch hơn, rẻ hơn và tiện lợi hơn, nông sản Việt Nam sẽ dần mất chỗ đứng trên sân nhà (mà nh thế cũng chẳng còn lực mà cạnh tranh trên sân khách).

2.2.5.3 Thị trờng nông sản nội địa trong tơng lai.

Thị trờng nông sản có vai trò cực kì quan trọng về mọi phơng diện trong hiện tại và cả tơng lai. Hiện nông sản Việt Nam vẫn cơ bản chiếm lĩnh đợc thị trờng nội địa, còn tơng lai thì tuỳ thuộc rất nhiều vào nội lực của chính chúng ta.

Trong xu thế HNKTQT, không còn chuyện giữ nhà bằng cách đóng chặt cửa lại. Nguyên tắc tự do hoá thơng mại dần trở thành hiện thực, do nhu cầu trong nớc, chúng ta nhập một số nông sản cũng là tất nhiên. Nếu trong quá trình hội nhập, tỉ lệ này vừa phải và hợp lí thì hoàn toàn có thể chấp nhận đợc. Nhng nếu tỉ lệ này tăng cao, lấn át nông sản trong nớc thì nó sẽ đem lại hậu quả xấu đến không chỉ ngời nông dân, ngành nông nghiệp mà là toàn xã hội, cả nền kinh tế. ở Việt Nam hiện nay, tình trạng này cha nghiêm trọng, nhng hội nhập, mở cửa thực sự sẽ diễn ra mạnh mẽ, nhanh chóng trong thời gian rất gần. Hội nhập, tức là nếu nông sản của chúng ta không có khả năng cạnh tranh cao thì Chính phủ theo qui định quốc tế, cũng không thể cản trở nhập

khẩu bằng hạn chế số lợng nhập khẩu hay tăng thuế nhập khẩu. Khi đó, những mặt hàng rẻ tiền sẽ tràn vào các thị trờng nông thôn và hàng chất lợng cao sẽ chiếm lĩnh thị trờng thành phố. Chúng ta chỉ có một cách duy nhất bảo vệ thị trờng nớc mình là nâng cao chất lợng đi đôi với giảm giá thành và tổ chức mạng lới tiêu thụ năng động, hiệu quả. Cần phải đổi mới hơn nữa tất cả các khâu trong sản xuất, tiêu thụ nông-lâm-thuỷ sản để có thể tối thiểu hoá chi phí, tối đa hoá lợi nhuận; đổi mới cả nhận thức về vai trò, vị trí cũng nh nguy cơ đối với thị trờng nông sản nội địa, biến quyết tâm nhất định chỉ đợc thắng chứ không thua trên sân nhà thành hiện thực.

Chơng III

Một số giải pháp bớc đầu

nhằm nâng cao năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cho ngành nông nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Nông nghiệp việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w