Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá nông sản

Một phần của tài liệu Nông nghiệp việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 70)

7. Những đóng góp mới của đề tài

2.2.4 Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá nông sản

2.2.4.1 ýnghĩa của xuất khẩu nông sản.

Nớc ta đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung sang nền kinh tế thị trờng, thực thi chính sách mở cửa, với trọng tâm là đẩy mạnh xuất khẩu, tăng “độ mở” của nền kinh tế. Số lợng, giá trị, chủng loại và mức độ rộng lớn của thị trờng xuất khẩu nông sản là thể hiện dễ thấy nhất của sự HNKTQT của nông nghiệp Việt Nam.

Trong điều kiện một đất nớc gần 80% dân số sống bằng nghề nông, công nghiệp còn nhỏ yếu, nên xuất khẩu nông sản dù không thể giúp đất nớc trở nên giàu có, vẫn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng tích luỹ ban đầu cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xuất khẩu nông sản còn có ý nghĩa quyết định giải quyết đầu ra của sản phẩm, tạo động lực phát triển nông nghiệp, tạo công ăn việc làm cho ngời nông dân, mở rộng quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trờng quốc tế.

2.2.4.2 Tình hình chung của xuất khẩu nông-lâm-thuỷ sản

Nếu nhìn vào tỉ trọng so với tổng xuất khẩu cả nền kinh tế, thì bức tranh xuất khẩu nông sản không mấy khả quan. Trong hơn 10 năm, tỉ trọng nông sản xuất khẩu đã giảm gần một nửa, từ xấp xỉ 50% xuống còn trên 25 %. Song thực tế xuất khẩu nông sản đang phát triển với tốc độ cao (chúng ta không quên rằng tỉ trọng phần còn lại cao chủ yếu là do gia tăng nhanh chóng của xuất khẩu dầu thô). Kim ngạch xuất nhập khẩu nhìn chung có xu hớng tăng, hơn thế tăng nhanh (cá biệt, năm 1991 giá trị xuất khẩu giảm do những biến động lớn và đột ngột ở thị trờng Liên Xô và Đông Âu). Năm 2002 giá trị xuất khẩu gấp hơn 4 lần năm 1990 và mức tăng trởng xuất khẩu nông sản cả thời kì này là 13 %- vợt xa tốc độ phát triển chung của ngành nông nghiệp. Đó là thành quả những đổi mới cơ chế, chính sách nông nghiệp, làm giàu đẹp hơn những làng quê Việt Nam, làm thay đổi quan niệm một thời rằng Việt Nam là nớc nhỏ, việc bán, mua chẳng ảnh hởng gì tới thị trờng thế giới. Sự tăng lên nhanh chóng của sản lợng và giá trị hàng nông sản xuất khẩu là bằng chứng cho sự HNKTQT bớc đầu khá thành công của nông nghiệp Việt Nam.

Trong 15 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam thì có tới 9 là mặt hàng nông sản: Hải sản,gạo, cà phê, hạt tiêu,hạt điều ,cao su, rau quả, chè , lạc; 6 mặt hàng còn lại là: Dầu thô, dệt may, giày dép, điện tử, máy tính, thủ công mỹ nghệ. Nhng trong 15 mặt hàng nhập khẩu chủ yếu chỉ có duy nhất một mặt hàng nông sản là bông. Điều đó chứng tỏ rằng nông sản về cơ bản đã đáp ứng đợc nhu cầu của thị trờng trong nớc, ngày càng vơn xa hơn tới thị tr- ờng khu vực và quốc tế 109689 210319 221156 270890 321635 726263 2035703 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 Hạt tiêu Hạt điều Rau quả Cao su Cà phê Gạo Thuỷ sản

Hình 5: Biểu đồ xuất khẩu nông-lâm-thuỷ sản chính của Việt Nam (1000 USD) năm 2002

Ưu thế của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam khá lớn, nhiều mặt hàng có chất lợng tốt, số lợng lớn, giá cạnh tranh. So với các mặt hàng khác, xuất khẩu nông sản có tính dài lâu vì sản phẩm có giá trị thiết yếu không gì thay thế, tài nguyên để sản xuất hầu hết đều thuộc loại có khả năng phục hồi. Hơn

nữa, điều kiện để sản xuất nông nghiệp đến đủ dùng và thừa cho xuất khẩu, trên thế giới chỉ tập trung ở một số nớc trong đó có Việt Nam. Trong điều kiện đất nớc, trong tơng quan với thế giới, có thể thấy rằng không chỉ trong một vài năm tới, xuất khẩu nông sản vẫn rất quan trọng tạo nên những cơ sở cho sự phát triển bền vững của đất nớc ta.

2.2.4.3 Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

Gạo

Sản xuất lúa gạo Việt Nam thời kì đổi mới liên tục tăng về diện tích, năng suất, sản lợng, chất lợng và đã hình thành đợc 2 vùng trọng điểm lơng thực –thực phẩm lớn là Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, bởi vậy Việt Nam đã trở thành nớc xuất khẩu lúa gạo lớn trên thế giới. Gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, có tính cạnh tranh cao của Việt Nam, vị thế của gạo Việt Nam trên thị trờng thế giới ngày càng đợc củng cố và nâng cao.

Từ năm 1989, nớc ta trở lại thị trờng xuất khẩu gạo với số lợng và giá trị khiêm tốn: 1,42 triệu tấn và 290 triệu USD. Tính từ đó cho đến hết năm 2002, Việt Nam đã xuất khẩu đợc 37,1 triệu tấn gạo, bằmg 13,3% sản lợng lúa làm ra, thu về 8225 ttriệu USD, đạt mức bình quân 572 Triệu USD/năm, chiếm 15% thị phần gạo toàn thế giới. Cụ thể lợng gạo xuất khẩu qua các năm nh sau:

Bảng - Lợng gạo xuất khẩu qua các năm

Năm Số lợng

(triệu tấn) (triệu USD)Giá trị Giá /1 tấn(USD)

1989 1,42 290,0 204 1990 1,62 304,63 187,5 1991 1,03 234,5 226,9 1992 1,95 417,7 214,6 1993 1,73 361,96 210,1 1994 2,0 424,43 214 1995 2,2 530,18 257,77 1996 3,1 868,4 285 1997 3,7 891,3 242 1998 3,8 1100 275,5 1999 4,5 870 227 2000 3,5 668 192 2001 3,6 568 185 2002 3,2 726 224 [Nguồn 2- tr 338 ]

Địa bàn cung cấp gạo chính cho xuất khẩu là đồng bằng sông Cửu Long (nơi chiếm 50,52% diện tích và 49,95% sản lợng), một phần nhỏ là từ

đồng bằng sông Hồng (16,07% diện tích, 20,11% sản lợng). Thị trờng xuất khẩu gạo của Việt Nam ngày càng đợc mở rộng. Năm 1991, Việt Nam xuất khẩu gạo sang 20 nớc, năm 1994 đã tới trên 50 nớc và hiện nay đã trên 90 n- ớc, khắp 5 châu lục: “châu á: 29, châu Âu: 29, châu Mỹ: 17, châu Phi: 16, châu Đại Dơng: 3 nớc” [nguồn21- số 7, tháng 4/2004]. Thị trờng gạo ngày càng rộng lớn và đa dạng, có các thị trờng yêu cầu chất lợng cao nh châu Âu, lại có thị trờng tiềm năng yêu cầu thấp hơn về chất lợng nh châu Phi. Những nớc nhập khẩu lớn và ổn định gạo Việt Nam là Phi-líp-pin, In-đô-nê-xia, Ma- lai-xia và I-rắc.

Chất lợng gạo Việt Nam có nhiều tiến bộ. Những năm đầu, tỉ lệ tấm cao chiếm 80-90%, hiện nay đã có những loại gạo hạt dài, ít bạc bụng, loại gạo có tỉ lệ tấm thấp (5-10% ) chiếm tỉ trọng lớn và đang tăng dần, lên đến 40% vào năm 2001.

Có thể thấy những lợi thế cơ bản của gạo Việt Nam khi xuất khẩu trên thị trờng là: Số lợng gạo lớn, tơng đối ổn định, chi phí thấp vào loại nhất thế giới, chất lợng ngày càng đợc nâng cao.

Những tồn tại chủ yếu trong xuất khẩu gạo gồm:

- Thiếu qui hoạch tổng thể vùng nguyên liệu.

Việt Nam tuy đã là nớc xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới, nhng đến nay vẫn cha có qui hoạch tổng thể và kế hoạch cụ thể về sản xuất lúa gạo xuất khẩu (vùng nào, địa phơng nào, bao nhiêu diện tích, cơ cấu giống lúa, đầu t thâm canh). Một số vùng và địa phơng đã hình thành qui hoạch và kế hoạch nhng vẫn mang nặng tính tự phát. Điều này ảnh hởng đến cung-cầu , giá cả trên thị trờng và hiệu quả sản xuất, xuất khẩu. Có thể thấy đợc điều này qua hai năm 1999 và 1998. Năm 1998 xuất khẩu chỉ 3,8 triệu tấn thì thu đợc 1100 triệu USD, năm 1999 xuất tới 4,5 triệu tấn nhng chỉ thu đợc 870 triệu USD. Tất nhiên, điều này còn liên quan đến cung cầu toàn thế giới, song nó có liên quan nhất định đến qui hoạch lúa gạo của Việt Nam.

- Chất lợng gạo xuất khẩu cha cao, chúng ta cha có gạo 100 % (không còn tấm), những yêu cầu cơ bản của gạo xuất khẩu nh chiều dài, độ bóng, độ trong, tỉ lệ hạt đỏ, bạc bụng, tỉ lệ thóc…nhìn chung đều cha đạt yêu cầu.

- Giá gạo xuất khẩu cha ổn định do 2 nguyên nhân. Thứ nhất là do biến động giá cả của thị trờng quốc tế, thứ hai là do phẩm cấp, chất lợng gạo của ta cha cao, cha có nhiều thơng hiệu có uy tín lớn trên thị trờng thế giới. Bởi vậy, cả khi cùng phẩm cấp thì gạo Thái Lan vẫn đắt hơn gạo Việt Nam 40-55 USD/tấn (1989-1994), 20-25 USD/tấn (1995-2000).

- Mạng lới thu mua, vận chuyển , chế biến lúa hàng hoá vẫn phụ thuộc quá lớn vào t thơng (cả Tổng công ti lơng thực miền bắc và miền Nam cũng

vẫn phải sử dụng t thơng để thu gom, vận chuyển, đánh bóng gạo xuất khẩu ) dấn đến tình trạng bị động, bị ép cấp, ép giá đối với ngời sản xuất.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật – phục vụ chế biến, bảo quản xuất khẩu gạo xuất khẩu yếu kém và phân bố không đều. Các cơ sở này hiện không gắn với vùng sản xuất (An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng), mà chỉ tập trung ở các thành phố lớn (thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ). Điều đó gây tốn phí vận chuyển, ảnh hởng chất lợng nguyên liệu lúa đầu vào, giá bán lúa cho t thơng thấp làm giảm đáng kể thu nhập của ngời nông dân. Trình độ công nghệ thấp của phần đông các cơ sở chế biến (615/625 cơ sở quốc doanh), khâu đóng gói, bao bì, mẫu mã cũng cha đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu về tính ấn tợng, hấp dẫn, khả năng chống ẩm mốc, chịu đợc va chạm khi vẫn chuyển làm ảnh hởng lớn tới phẩm cấp gạo xuất khẩu.

- Việc điều hành xuất khẩu đang còn những bất cập. Hạn ngạch xuất khẩu gạo giao không sát thực tế, nhiều khi không đúng đối tợng dấn đến sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phơng, tạo ra “một thứ thuế vô hình” với nông sản xuất khẩu. Hiện tợng tranh mua, tranh bán vừa mất chữ tín, vừa thiệt hại đến lợi ích cá nhân và cộng đồng.

- Việc phân bố lợi nhuận từ xuất khẩu gạo cha hợp lí giữa ngời trồng lúa, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo và Nhà nớc cha hợp lí. Ngời nông dân thì mất nhiều tiền của, công sức, trực tiếp chịu rủi ro do thiên tai và “rớt giá”. Nhà nớc bỏ vốn đầu t hạ tầng cơ sở, bù giá thu mua, bù giá xuất khẩu nhiều tỉ đồng. Vậy nhng lợi nhuận phần nhiều về túi thơng lái và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, thiệt thòi thì ngời nông dân và Nhà nớc gánh chịu là chính..

- Còn tồn tại tình trạng càng xuất khẩu gạo càng lỗ vốn do thiếu thông tin thị trờng, do các doanh nghiệp xuất khẩu gạo quen đợc bao cấp, do thiếu năng lực tài chính để tàng trữ giao mùa. Tính riêng năm 2002, mỗi tấn gạo lỗ 2 USD, nớc ta xuất khẩu hơn 3 triệu tấn, tính ra lỗ mất gần 7 triệu USD (phần này lại là Nhà nớc bù)!

Nhìn lại tình hình xuất khẩu gạo của nớc ta những năm qua, có thể thấy rằng: từ khâu sản xuất, thu mua đến chế biến, vận chuyển, xuất khẩu đều có những điều đợc và cha đợc. Cái cha đợc còn nhiều, thậm chí nghiêm trọng, song tồn tại đó cũng là thờng tình trong quá trình chúng ta phải thực hiện rất nhiều sự chuyển đổi (chuyển từ tập quán thói quen sản xuất tự cấp, tự túc bao đời sang sản xuất hàng hoá gắn với yêu cầu xuất khẩu; chuyển từ thói quen dựa dẫm của thời kinh tế bao cấp sang hạch toán theo cơ chế thị trờng).

Những tồn tại yếu kém đó đều có thể khắc phục đợc, nếu chúng ta có cách nhìn đúng và phơng pháp đúng. Cái đợc vẫn là cơ bản và có ý nghĩa quan trọng, nhiều mặt vế kinh tế, chính trị, xã hội đối với cả đất nớc và từng ngời dân Việt Nam.

Cà phê

Cà phê là mặt hàng có sức cạnh tranh cao do năng suất cao, chất lợng tốt. Lịch trình cắt giảm thuế cà phê bắt đầu từ 1998, sớm nhất trong các mặt hàng nông sản của Việt Nam và thuế suất chỉ còn 5% vào 2003.

Ưu thế vợt trội về đất đai, khí hậu đã đa cà phê lên vị trí hàng đầu trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu của nớc ta. Cũng khác với lúa gạo vốn đợc trồng để phục vụ nhu cầu tự cấp, tự túc lơng thực của ngời dân, cà phê ngay từ buổi đầu đã là trồng để dành cho xuất khẩu. Đến nay, Việt Nam vẫn xuất khẩu 90% sản lợng cà phê chiếm 10% lợng cà phê buôn bán trên thế giới (năm 2001 là 15,4%, nếu tính riêng cà phê Robusta- cà phê vối thì tỉ lệ này là 41,5%). Lợng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đứng thứ t thế giới, cà phê vối đứng thứ 2 chỉ sau Braxin.

Khối lợng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh, từ vài chục ngàn tấn lên hàng trăm ngàn tấn (tăng bình quân 20%/năm) đã tác động đáng kể đến cung-cầu và giá cả cà phê trên thế giới.

Bảng Cà phê xuất khẩu (nghìn tấn)

Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

Số lợng XK 248 284 392 382 482 733 931 711

[Nguồn 16-tr 55]

Sở dĩ xuất khẩu cà phê của Việt Nam có số lợng lớn là do năng suất cà phê của ta vào loại cao của thế giới, mà diện tích cũng lại tăng rất nhanh. Năm 1991 năng suất cà phê đạt 1300 kg/ha, năm 1999 là 1900kg/ha (gấp 1,7 và 2,9 lần so với thế giới). Năm 2000 so với 1976, diện tích tăng 21,6 lần, sản lợng tăng gấp 111,5 lần. Địa bàn trồng cà phê chính là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, trong đó ĐắcLắc. là tỉnh liên tục có diện tích, sản lợng lớn nhất cả nớc. Năm 2002 Đắc Lắc có 240300 ha/tổng 535500 ha (44,9%) cà phê của cả nớc với sản lợng 420200tấn/776400tấn (54,1%). Tiếp đến là Lâm Đồng (120000 ha và 150000 tấn), Gia Lai (81500 ha, 110500tấn), Đồng Nai, Sông Bé, Vũng Tàu.

Giá trị thu đợc còn tuỳ vào giá cả, nhng do lợng xuất khẩu lớn nên kim ngạch thu từ cà phê vẫn giữ ở mức cao, liên tục nhiều năm liền đứng trong 15 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, và đứng thứ 2 sau gạo trong các nông sản xuất khẩu.

Thị trờng xuất khẩu cũng có sự thay đổi. Trớc năm 1990, xuất khẩu chủ yếu sang Liên Xô và các nớc XHCN Đông Âu theo phơng thức đổi hàng; một lợng nhỏ đợc bán cho Xingapo và Hồng Kông. Từ 1990-1995, thị trờng chuyển dịch sang Xingapo (là nơi trung chuyển). Từ 1995, sau khi Mỹ bỏ cấm

vận, thị trờng cà phê mở rộng, Việt Nam trực tiếp xuất khẩu sang 40 nớc, trong đó có nhiều nớc yêu cầu chất lợng cao nh Đức, Mỹ (nhập với số lợng lớn), Anh, Pháp, Bỉ, Italia.

Có thể tóm tắt những lợi thế cạnh tranh của mặt hàng cà phê là:

- Điều kiện thiên nhiên u đãi nên có diện tích lớn, năng suất cao, số l- ợng xuất khẩu vào loại lớn của thế giới, ảnh hởng đáng kể tới cung- cầu, giá cả cà phê thế giới.

- Thị trờng cà phê ngày càng đợc mở rộng, nhu cầu cà phê trên thế giới có xu hớng tăng. Có một số thơng hiệu cà phê có năng lực cạnh tranh cao trên thơng trờng nh “Cà phê Trung Nguyên”.

Bên cạnh đó để hội nhập với thế giới, cà phê của Việt Nam cũng còn khá nhiều vấn đề:

- Nổi bật là diện tích cà phê mở rộng tự phát và quá ồ ạt, sản lợng cà phê tăng đột biến làm cung vợt quá cầu. Rừng bị phá để trồng cà phê, cao su bị chặt cũng để trồng cà phê. Không chỉ Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ cũng tăng diện tích cà phê (mà vẫn là cà phê vối chứ không phải cà phê chè). Nghị quyết 09/CP chủ trơng đến 2010 đạt 40 vạn ha và sản lợng 60 vạn tấn, thì đến năm 2000, cả diện tích, sản lợng đều vợt xa dự kiến (56,2 vạn ha và 80,2 vạn tấn). Việt Nam là nớc xuất khẩu cà phê lớn, nên sản lợng cà phê Việt Nam tăng quá nhanh đã làm tăng cung dẫn đến giảm giá cà phê trên thế giới

- Thứ hai là cơ cấu nội bộ cây cà phê cũng bất hợp lí. Trên thế giới, cà

Một phần của tài liệu Nông nghiệp việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w