Lợi thế của nông nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập

Một phần của tài liệu Nông nghiệp việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 35)

7. Những đóng góp mới của đề tài

2.1.1 Lợi thế của nông nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập

Lợi thế của nông nghiệp Việt Nam trong HNKTQT là những điểm mạnh, điểm có lợi hơn đối tác để Việt Nam có đợc nền nông nghiệp có năng suất, chất lợng cao, giá thành hạ. Đó là những điều kiện không thể thiếu để nông nghiệp Việt Nam cạnh tranh thành công trên các thị trờng trong nớc, quốc tế. Những lợi thế của Việt Nam dựa trên tài nguyên tự nhiên phong phú, những thành tựu kinh tế – xã hội chung và thành tựu nông nghiệp đã đạt đợc trong thời kì đổi mới.

2.1.1.1 Lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú là cơ sở ban đầu thuận lợi cho Việt Nam trong HNKTQT. Chúng ta lần lợt đánh giá các lợi thế này.

Vị trí địa lí

Trong HNKTQT, vị trí địa lí là nhân tố có ý nghĩa rất quan trọng. Kéo dài gần 15 độ vĩ, nằm trọn trong vùng nội chí tuyến, chịu ảnh hởng trực tiếp của gió mùa đông bắc, nớc ta có một nền nông nghiệp nhiệt đới về căn bản, nhng lại rất đa dạng về cả các sản phẩm ôn đới, cận nhiệt, phân hoá theo vùng miền, và theo thời gian mùa vụ. Điều đó không những tạo cho Việt Nam lợi thế về xuất khẩu những đặc sản vùng khí hậu nóng nh cà phê, cao su, lúa gạo, hạt tiêu, hạt điêù…mà còn có thế mạnh về rau quả vụ đông. Chúng ta có nguồn rau, hoa, quả dồi dào khi mà các nớc vùng ôn đới, cận cực đất và nớc đều đang đóng băng, tuyết phủ trắng xoá, việc trồng trọt rất khó khăn, tốn kém. Xuất khẩu rau quả trái vụ sang các nớc xứ lạnh là một tiềm năng đáng kể của Việt Nam.

Mặt khác, vị trí cầu nối giữa lục địa với đại dơng, tiếp giáp với 3 nớc trên đất liền, 6 nớc trên biển, lại nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động, nhiều nớc đã HNKTQT trớc Việt Nam, có nhiều kinh nghiệm quí mà chúng ta có thể học hỏi. Việc trao đổi, giao lu hàng hoá giữa Việt Nam với thế giới cũng nhiều thuận lợi do có nhiều cửa khẩu trên bộ, nhiều cảng biển tốt.

Đất là nhân tố có ảnh hởng quyết định đến cơ cấu, qui mô và phân bố nông nghiệp. Việt Nam có hai loại đất chính là đất phù sa đồng bằng (trồng cây lơng thực, cây công nghiệp ngắn ngày), đất Feralit ở trung du miền núi, cao nguyên (trồng cây công nghiệp dài ngày, hoa màu và trồng rừng) đều là hững sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trờng. Quĩ đất của Việt Nam (năm 2001) gồm 9382,4 nghìn ha đất nông nghiệp (chiếm 28,5% đất tự nhiên). Dân số đông, quĩ đất của Việt Nam nh vậy là hạn hẹp, nhng do đợc phân bố khá tập trung từng loại theo địa bàn, nên vẫn có điều kiện để hình thành các vùng chuyên canh, tạo ra nhiều hàng hoá nông sản, phục vụ tiêu dùng trong cả nớc và xuất khẩu. Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long với trên 4 triệu ha đất phù sa rất thích hợp để thâm canh lúa nớc và các loại rau màu ngắn ngày, hình thành các vùng trọng điểm lơng thực – thực phẩm, tạo ra lúa gạo, rau đậu vẫn luôn luôn là những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nớc ta. Còn thế mạnh của đất đỏ badan, đất xám Tây Nguyên, Đông Nam Bộ hay đất feralit đỏ vàng của vùng đồi, núi Đông Bắc, Tây Bắc với qui mô từng vùng khá lớn lại là những vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế và tỉ trọng hàng hoá rất cao.

Khí hậu và nguồn nớc

Đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, phân hoá sâu sắc theo không gian, thời gian tạo cho đất nớc ta một cơ cấu cây, con, mùa vụ phong phú, có thu hoạch quanh năm. Mùa thu hoạch lúa chuyền gối nhau từ Bắc vào Nam cho phép điều tiết lúa gạo trong nớc dễ dàng, đồng thời cũng nhanh chóng gom đủ lợng gạo xuất khẩu theo yêu cầu của khách hàng. Khí hậu còn - u đãi Việt Nam về nhiều loại rau và trái cây. Do nóng ấm quanh năm, miền Nam nổi tiếng với những trái cây miệt vờn thơm ngọt, còn miền Bắc với cái rét hanh khô trong mùa đông, thì quả cây lại có thêm chút chua và những mùi vị đặc trng, đậm đà. Những loại hoa quả ấy để xuất ra nớc ngoài, cũng còn để ra Bắc, vào Nam làm phong phú và giữ đợc thị trờng trái cây trong nớc. Điều đó trùng hợp với mong muốn của chúng ta trong hội nhập là mở rộng thị trờng xuất khẩu và giữ vững thị trờng nội địa. Đặc điểm phân hoá khí hậu còn khiến liên tởng đến những băng chuyền địa lí (cả theo mùa và theo lãnh thổ) một ngày nào đó sẽ thành hiện thực sinh động trên đất nớc ta.

Chúng ta có nguồn nớc rất dồi dào từ 2360 con sông, 140 hồ, đập giữ n- ớc, lợng ma trên 1500 mm/năm. Theo đánh giá của các nhà khoa học, nhu cầu nớc ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với tổng lợng có thể cung cấp. Nếu nhìn về Tây á, Bắc Phi, nơi ngời ta phải mua cả nớc sinh hoạt mới thấy đợc rằng riêng về nớc thôi Việt Nam ta đã rất giàu có, Việt Nam đợc u ái thật nhiều. Nớc là yếu tố hàng đầu cho sản xuất nông nghiệp, cho sự tập trung lao động nông nghiệp. Nguồn nớc dồi dào là điều kiện để Việt Nam có điều kiện tăng vụ, tăng năng suất, sản lợng các loại cây trồng, làm ra nguồn hàng hoá dồi dào, đa dạng tạo nên nhiều cơ hội hơn cho xuất khẩu nông sản.

Tuy những vùng chuyên canh nông nghiệp lớn đều thiếu nớc trong mùa khô, nhng nếu kết hợp giữa sử dụng nớc mặt với nớc ngầm thì vẫn đảm bảo nông nghiệp phát triển đợc quanh năm, đảm bảo cung cấp nguồn hàng ổn định, đáp ứng đúng số lợng, thời gian giao hàng theo các hợp đồng.

Tài nguyên sinh vật

Các hệ sinh thái rừng nớc ta rất đa dạng, gồm 3 nhóm lớn: 1) Nhóm các hệ sinh thái rừng nhiệt đới. 2) Nhóm các hệ sinh thái rừng tha nhiệt đới và xa van. 3) Nhóm các hệ sinh thái phát triển trên các loại thổ nhỡng đặc biệt. Trong đó có giá trị kinh tế cao nhất là rừng nhiệt đới ẩm thờng xanh, rừng rậm gió mùa nửa rụng lá, rừng lá rộng xanh quanh năm trên đá vôi, rừng nhiệt đới trên đất phèn, rừng nhiệt đới trên đất mặn.

Rừng cung cấp gỗ, lâm sản phục vụ công nghiệp, phục vụ làm hàng tiểu thủ công, mĩ nghệ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo thêm nhiều mặt hàng xuất khẩu để ngời nông dân có thế và lực hơn trong HNKTQT. Diện tích đất lâm nghiệp cha có rừng còn nhiều, ngành trồng rừng có cơ hội phát triển, đem lại việc làm cho ngời lao đông, bảo vệ sinh thái chung và bảo vệ nông nghiệp vùng đồng bằng châu thổ. Rừng góp phần quan trọng để phát triển một nền nông nghiệp bền vững.

Tài nguyên động vật cũng hết sức phong phú. Cả nớc có 11.217 loài và phân loài, trong đó 1009 loài và phân loài chim, 265 loài thú, 349 loài bò sát, lỡng c, 200 loài cá biển, hơn 500 loài cá nớc ngọt và hàng ngàn loài tôm, cua, nhuyễn thể và thủy sinh vật khác. Đây là nguồn gen quí, nguồn thực phẩm quan trọng là cơ sở để ngành đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản phát triển và có vai trò ngày càng lớn hơn trong giá trị xuất khẩu cả khu vực nông- lâm- thuỷ sản.

Tài nguyên Biển Đông

Biển Đông thuộc Việt Nam rộng hơn một triệu km2 thực sự là nguồn tài nguyên phong phú, vô tận và vô cùng quí giá trong quá trình Việt Nam HNKTQT. Nếu nh đất và rừng chúng ta đã khai thác dần đến mức giới hạn, thì biển của ta cha khai thác đợc bao nhiêu. Trong điều kiện giao thông hàng không còn lâu mới phục vụ cho những mục tiêu cụ thể trong nông nghiệp, thì hàng hải vẫn là con đờng chính để nông sản Việt Nam đến đợc với bạn hàng trên thế giới. Hơn thế, trong xu thế của thị trờng thế giới tăng cờng tiêu dùng thuỷ sản cho bữa ăn, mà chúng ta lại có “biển bạc đặc cá tôm”, thì đó là nguồn hàng có giá trị cao và vô tận nếu chúng ta biết khai thác nó một cách hiệu quả. Chúng ta có những ng trờng trọng điểm nh : Minh Hải (cũ)- Kiên Giang, Ninh Thuận- Bình Thuận- Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Phòng- Quảng Ninh và ng trờng Quảng Ninh. Tổng trữ lợng hải sản nớc ta khoảng 3,9 – 4 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm khoảng 1,9 triệu tấn, trong đó vùng biển gần bờ chỉ khoảng 500 nghìn tấn, còn lại là của vùng biển xa bờ. Trong cơ cấu trữ lợng hải sản, các loại cá biển chiếm khoảng 95,5% còn lại là mực, tôm…(nguồn 22

- tr 171) Nếu khai thác tốt nguồn tài nguyên này, ở một vùng biển quanh năm nớc không đóng băng, chúng ta sẽ có đợc giá trị các mặt hàng xuất khẩu từ thuỷ sản ngày càng lớn và thị trờng thực phẩm trong nớc cũng đa dạng, phong phú hơn.

Mặt khác, khoảng 414.000 ha vùng đầm phá, rừng ngập mặn ven biển là diện tích đầy tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản, kể chung cả diện tích mặt nớc ngọt, chúng ta có 1,03 triệu ha mặt nớc có khả năng nuôi trồng thuỷ sản. Tận dụng đợc thế mạnh này, giá trị xuất khẩu của ngành thuỷ sản trong tơng lai sẽ vợt xa ngành trồng trọt.

2.1.1.2 Những lợi thế kinh tế – xã hội

Đờng lối, chính sách đổi mới phát triển kinh tế xã hội .

Đây là nhân tố có tầm quan trọng rất lớn trong phát triển và hội nhập nông nghiệp. Nông nghiệp đợc trả lại vai trò, vị trí xứng đáng trong thời kì mới, đợc xác định là mặt trận hàng đầu, là chơng trình kinh tế lớn của cả nớc. Những chính sách ở tầm vĩ mô chuyển đổi nền nông nghiệp theo cơ chế thị tr- ờng, đã tháo gỡ những khó khăn tởng không thể vợt qua của nông nghiệp thời kì trớc đó. Việc thành lập Ngân hàng ngời nghèo, Ngân hàng chính sách, các biện pháp bình ổn, trợ giá nông sản, hoàn thuế VAT, liên kết với các tổ chức quốc tế đã hỗ trợ đáng kể cho nông nghiệp thời kì hội nhập và phát triển. Các chính sách đúng đắn thực sự trở thành động lực biến những tiềm năng thành kết quả tốt đẹp trên thực tế, hớng sản xuất nông nghiệp tới mục tiêu giảm chi phí đầu vào, tăng giá trị đầu ra, tăng khả năng cạnh tranh của hàng nông sản. Có thể nói, phần lớn những thành quả của nông nghiệp trong thời gian qua là do cơ chế mới đã khơi dậy thành công những tiềm năng đất và ngời trên đất n- ớc ta. Đổi mới và hoàn thiện hơn nữa các chính sách nông nghiệp để HNKTQT là mục tiêu mà Đảng và Chính phủ Việt Nam đang giành nhiều nỗ lực thực hiện.

Chính trị xã hội ổn định

Trong những năm qua, điều kiện trong nớc, quốc tế có nhiều thay đổi: hệ thống XHCN tan rã, khủng hoảng kinh tế, tài chính lan rông khắp khu vực; đất nớc bớc vào cuộc cải cách chuyển đổi một cách căn bản nền kinh tế. Trớc rất nhiều biến động thăng trầm ấy, ổn định chính trị xã hội luôn đợc giữ vững là tiền đề quan trọng cho nông nghiệp phát triển, hội nhập, tạo đợc niềm tin, sự yên tâm hợp tác làm ăn với Việt Nam của các quốc gia và các tổ chức quốc tế. Đó là điều kiện, là lợi thế quan trọng cho cả nền kinh tế, cũng là cho ngành nông nghiệp đạt đợc những tiến triển nhanh chóng trong HNKTQT.

Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.

Mặc dù gia tăng dân số của Việt Nam đợc kiểm soát khá tốt trong những năm gần đây, tỉ lệ gia tăng giảm nhanh trông thấy (hiện chỉ còn 1,3%),

nhng số lao động nớc ta vẫn rất lớn. Năm 2002 dân số cả nớc là 79,7 triệu với 40,7 triệu lao động, trong đó vùng nông thôn có 75% nhân khẩu và 60,7% lao động cả nớc. Đây là lực lợng lao động quan trọng đáp ứng nhu cầu nhân lực trong những ngày mùa vụ bận rộn và cho những loại cây cần nhiều nhân công (rau và các loại cây công nghiệp). Hơn thế, giá lao động rẻ, mà rẻ nhất là lĩnh vực nông nghiệp, trong 20 ngành theo phân loại năm 2002 của Bộ lao động – Thơng binh và Xã hội: nông nghiệp- lâm nghiệp có thu nhập thấp nhất, chỉ 451,92 nghìn đồng/tháng; cao nhất là hoạt động của tổ chức đoàn thể quốc tế 1,302 triệu đồng/tháng [nguồn 4]. Một cách tơng đối, nếu tính bình quân 1 tháng làm việc 22 ngày, 1 ngày làm việc 8 tiếng (thực tế số giờ lớn hơn rất nhiều) và lấy tỉ giá qui đổi ngoại tệ là 1 USD=15.500 VNĐ, thì tiền công của ngời lao động nông – lâm nghiệp khoảng 0,17 USD/giờ, lao động thuỷ sản cao hơn một chút khoảng 0,23 USD/giờ. Nếu so sánh với các nớc kinh tế phát triển tiền công trên 10 USD/giờ thì rõ ràng Việt Nam có thuận lợi để sản phẩm hàng hoá rẻ hơn nhiều, đây là một lợi thế rất có ý nghĩa trong cạnh tranh trên thị trờng.

Thị trờng trong nớc tăng trởng, thị trờng quốc tế mở rộng.

Dân đông, kinh tế đang phát triển, sức mua ngày càng đợc nâng cao tạo nên thị trờng trong nớc giàu tiềm năng, cùng với thị trờng quốc tế phát triển theo hớng đa phơng tạo khả năng giải quyết đầu ra cho nông sản.

Việt Nam có 80 triệu dân, có thu nhập tăng khá nhanh là thuận lợi quan trọng để nông sản ta tiêu thụ mạnh trên thị trờng nhà. Quan hệ Việt – Trung đợc cải thiện, thị trờng Trung Quốc hơn 1 tỉ dân ở liền kề đang tích cực đẩy mạnh tự do hoá thơng mại, đã gia nhập WTO là thị trờng tiêu thụ rất lớn của nông sản nớc ta. Các nớc Đông Nam á với khoảng cách vận chuyển gần, lại đang trong tiến trình thực hiện CEPT/AFTA đang là những nớc nhập khẩu nông sản Việt Nam theo con đờng chính ngạch rất lớn. Những thị trờng truyền thống nh Nga, Đông Âu đang đợc củng cố; những thị trờng trong thời kì đổi mới (Tây Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông, châu Phi…) ngày càng phát triển. Thị tr- ờng vốn là nhân tố sống còn trong nền kinh tế hàng hoá, phối hợp tốt thị trờng trong và ngoài nớc là điều kiện để nông nghiệp Việt Nam hội nhập thành công.

Thành tựu kinh tế thời kì đổi mới.

Nền kinh tế Việt Nam vợt qua khủng hoảng, phát triển với tốc độ cao, trong đó công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tốc độ phát triển gấp hơn hai lần nông – lâm- thuỷ sản (dịch vụ có năm gấp đến 10 lần) là điều kiện hỗ trợ nông nghiệp phát triển ổn định và tăng khả năng chiếm lĩnh thị trờng. Kinh tế phát triển mạnh không những tạo ra cơ sở vật chất, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm trong nông nghiệp, mà còn nâng cao mặt bằng

thu nhập của toàn dân, tăng sức mua, là động lực kích cầu thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

Cơ sở kinh tế cơ sở hạ tầng.

Cơ sở hạ tầng chung và cơ sở hạ tầng nông thôn nh: điện- đờng giao thông- nhà kho- bến bãi giúp cho sản xuất, lu thông, phân phối sản phẩm nông nghiệp thuận lợi. Hiện cả nớc có 140.000 tấn kho bảo quản lúa gạo, 40 dây chuyền chế biến cà phê nhân với công suất 20 tấn/giờ, 30 nhà máy chế biến mủ cao su khô tổng công suất 210.000 tấn năm, 76 cơ sở chế biến chè tổng công suất 1.100 tấn búp tơi/ngày, nhiều nhà máy sản xuất đờng, chế biến thuốc lá, dầu thực vật. Năm 2000 nớc ta có 200 nhà máy thuỷ sản đông lạnh, trong đó 40 doanh nghiệp đợc xếp vào nhóm 1, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trờng Âu, Mỹ (năm 1995 mới có 27 doanh nghiệp), đến 1/8/2004 EU đã công nhận 153 doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn xuất khẩu thuỷ sản sang thị trờng này.

Tuy năng lực, trình độ cơ sở hạ tầng, cơ sở kinh tế của nớc ta còn nhiều hạn chế, nhng dù sao đó cũng là cơ sở ban đầu để nông sản Việt Nam ngày

Một phần của tài liệu Nông nghiệp việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w