Việt Nam đã và đang hội nhập trong các tổ chức kinh tế khu vực,

Một phần của tài liệu Nông nghiệp việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 50)

7. Những đóng góp mới của đề tài

2.2.1 Việt Nam đã và đang hội nhập trong các tổ chức kinh tế khu vực,

càng khó khăn khi mà những u đãi giành cho thành viên mới, cho nớc đang phát triển hết thời gian có hiệu lực. Thời gian chuẩn bị cho hội nhập nông nghiệp của Việt Nam ngắn hơn các nớc rất nhiều, dĩ nhiên khó khăn trong hội nhập nông nghiệp sẽ nhiều lên gấp bội.

Viết về hội nhập nông nghiệp trong tình trạng hiện nay vì thế không dễ, luận văn chỉ đề cập một số nội dung quan trọng, cơ bản nhất của nông nghiệp Việt Nam trong tiến trình HNKTQT:

- Hội nhập trong các tổ chức kinh tế khu vực, quốc tế. - Môi trờng thể chế.

- Chính sách kinh tế vĩ mô. - Xuất khẩu nông sản.

- Vấn đề chiếm lĩnh thị trờng trong nớc.

2.2.1 Việt Nam đã và đang hội nhập trong các tổ chức kinh tế khu vực,quốc tế quốc tế

Việt Nam đã và sẽ tham gia một loạt những định chế kinh tế khu vực và thế giới nh: Khu vực tự do thơng mại ASEAN; Khu vực tự do thơng mại ASEAN –Trung Quốc; Hiệp định thơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ; Tổ chức thơng mại thế giới WTO…Mỗi định chế có yêu cầu và cam kết cụ thể riêng đối với nông nghiệp, song đều nhằm tăng cờng các qui định và luật lệ để điều chỉnh chính sách nông nghiệp theo 3 nội dung:

- Mở cửa thị trờng hàng nông sản: thực hiện thuế hoá các biện pháp phi thuế quan và cam kết thuế, chỉ dùng thuế để bảo hộ sản xuất trong nớc.

- Không trợ cấp của Chính phủ cho xuất khẩu nông sản. Với các nớc hiện nay đang trợ cấp xuất khẩu, phải cam kết giảm chủng loại và giá trị trợ cấp.

- Minh bạch hoá các loại trợ cấp của Chính phủ cho sản xuất nông nghiệp. Các chính sách đầu t phát triển không làm bóp méo thơng mại (nghiên cứu khoa học, đào tạo, khuyến nông, cơ sở hạ tầng…) đợc khuyến khích áp dụng. Cắt giảm các loại trợ cấp bóp méo thơng mại nếu vợt quá giới hạn cho phép.

Dới đây xin trình bày cụ thể hơn những cam kết đối với nông nghiệp mà Việt Nam đã hoặc sẽ thực hiện trong các hiệp định song phơng, khu vực và đa phơng.

2.2.1.1 Hội nhập trong ASEAN.

Hội nhập nông nghiệp trong ASEAN có ý nghĩa quan trọng, vì các nớc thành viên ASEAN đều là thị trờng xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Tháng 7/1995, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN và tích cực tham gia tất cả các hoạt động của hiệp hội, trong đó quan trọng nhất là cam kết thực hiện Hiệp ớc thơng mại tự do ASEAN(AFTA)

Việc xây dựng AFTA có 3 mục tiêu:

- Thúc đẩy tự do hoá thơng mại ASEAN bằng việc loại bỏ các hàng rào thuế quan và cuối cùng là hàng rào phi thuế quan trong nội bộ khu vực.

- Thu hút các nhà đầu t nớc ngoài vào khu vực bằng việc đa ra một thị trờng chung thống nhất.

- Làm cho ASEAN thích nghi với những điều kiện quốc tế đang thay đổi, đặc biệt trong việc phát triển các các thoả thuận thơng mại khu vực trên thế giới.

AFTA là hoạt động thơng mại quan trọng nhất trong ASEAN, đợc qui định bởi Hiệp định thuế quan u đãi có hiệu lực chung (CEPT). Nội dung chủ yếu của CEPT là:

- Giảm thuế quan với các hàng hoá trao đổi trong ASEAN xuống còn 0- 5% trong vòng 15 năm kể từ 1993.

- Bãi bỏ các hạn chế định lợng (hạn ngạch, giấy phép) và các biện pháp phi thuế quan khác trong ASEAN .

- Hài hoà các thủ tục hải quan để tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá giữa các nớc ASEAN.

Việc cắt giảm thuế quan đợc từng nớc xây dựng lộ trình thực hiện cho từng sản phẩm theo 4 loại danh mục sau:

- Danh mục cắt giảm ngay (cắt giảm nhanh) gồm những sản phẩm mà mỗi nớc tự đa vào thực hiện.

- Danh mục các sản phẩm tạm thời cha cắt giảm thuế gồm những sản phẩm tạm thời trong một thời gian cha đa vào cắt giảm thuế quan, nhng bắt đầu từ năm 2000 phải chuyển mỗi năm 20% vào diện cắt giảm thuế.

- Danh mục nhạy cảm hoặc nhạy cảm cao gồm các nông sản cha qua chế biến mà mỗi nớc cho là cần phải bảo hộ thêm một thời gian. Sau đó các sản phẩm này cũng phải chuyển dần sang diện cắt giảm thuế nhng theo lộ trình dài hơn.

- Danh mục loại trừ hoàn toàn gồm các sản phẩm có ảnh hởng đến ASEAN ninh quốc phòng, đạo đức xã hội,s ức khoẻ cộng đồng, giá trị văn hoá, lịch sử…mà mỗi nớc không muốn đa vào diện cắt giảm thuế và loại bỏ các cản trở phi thuế.

Những năm gần đây, các nớc ASEAN đã quyết định đẩy nhanh hơn việc thực hiện AFTA bẵng cách rút ngắn việc hoàn thành cắt giảm thuế quan về 0- 5% với ASEAN-6 là năm 2002, Việt Nam là năm 2006, Lào, Mianma là năm 2008 và Campuchia là 2010; đa toàn bộ các sản phẩm về mức 0% vào 2010 với ASEAN – 6 và 2015 với ASEAN - 4.

Sự hội nhập của Việt Nam trong ASEAN ngày càng toàn diện, đầy đủ. Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp có những nét đặc thù riêng.

Đến cuối năm 2002, Việt Nam đã đa vào danh sách trên 75% tổng số các măt hàng đánh thuế. Việt Nam cũng đã công bố các danh mục giảm thuế vào 2003. Theo đó, từ ngày 1 tháng 7 năm 2003 đến hết năm 2006, tất cả các mặt hàng bị đánh thuế trong danh mục các mặt hàng miễn giảm thuế hiện hành sẽ đợc giảm thuế xuống còn 0-5%. Các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam , trừ các sản phẩm trong danh sách hàng hoá nhạy cảm (gồm 51 dòng thuế) sẽ phải có tên trong danh sách giảm thuế xuống 0-5% vào năm 2010. Việc cắt giảm thuế sẽ không áp dụng cho Danh mục 27 dòng thuế của danh sách bảo hộ, nhng sẽ áp dụng với tất cả các loại hàng còn lại là 0-5% từ 2006. Trong ASEAN còn có các chơng trình hợp tác thuộc lĩnh vực nông nghiệp nh: bảo tồn khu vực sông Mê Công, thúc đẩy buôn bán, bảo hộ thực phẩm trong khối và hợp tác để bảo vệ động thực vật. Việt Nam còn tham gia các động thái khác thúc đẩy buôn bán các sản phẩm nông – lâm - ng nghiệp nh “Tuần lễ nhà nông”, chơng trình IPM đem lại những hiệu quả tốt.

Hội nhập trong ASEAN đơng nhiên có cả hợp tác và cạnh tranh. Việt Nam xuất khẩu nhiều nông sản sang ASEAN. Tuy nhiên, chúng ta cũng gặp không ít khó khăn. Việt Nam và các nớc ASEAN có điều kiện tự nhiên tơng đồng, nên các sản phẩm nông nghiệp cũng khá giống nhau. Trong khi đó, các nớc thành viên ASEAN cũ có thuận lợi hơn Việt Nam rất nhiều do trình độ công nghệ cao hơn, quen bạn hàng và có nhiều kinh nghiệm trong cơ chế thị trờng. Vì thế tự do thơng mại sẽ tạo ra nhiều thách thức với nông sản Việt Nam trong việc tìm kiếm và giữ vững thị trờng. Mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam là gạo, thì ngay trong khu vực, Thái lan là nớc xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Gạo của Thái lan không những có chất lợng tốt mà còn có nhiều thơng hiệu mạnh, đợc quảng bá và tổ chức tiêu thụ tốt đơng nhiên là đối thủ nặng kí nhất của Việt Nam. Mặt khác, các nhà nhập khẩu gạo trong ASEAN đều xếp gạo là mặt hàng nhạy cảm cao nên thâm nhập vào các thị tr- ờng này cũng không mấy dễ dàng. Tất nhiên, hội nhập AFTA cũng mở cho chúng ta cánh cửa đẩy mạnh xuất khẩu ra các thị trờng ngoài ASEAN.

2.2.1.2 Hội nhập trong APEC

Mục đích của APEC là hoàn thiện tự do hoá thơng mại trong khối vào 2010 (với các nớc phát triển) và 2020 (với các nớc đang phát triển). Lịch trình chi tiết không bắt buộc trong khối, mà diễn ra trong từng nớc thành viên để đạt tới từng mục tiêu cụ thể.

Tuy nhiên, tại diễn đàn APEC đợc tổ chức vào tháng 11/1997, các nhà lãnh đạo các nớc APEC đã nhất trí đề ra một chơng trình theo đó 15 lĩnh vực sẽ đợc đa vào thực hiện tự do hoá. 9 trong số các lĩnh vực này sẽ đợc u tiên đa vào thực hiện từ năm 1999 và 6 lĩnh vực còn lại sẽ đợc thực hiện vào thời gian tiếp theo. Có 2 trong số 9 lĩnh vực này liên quan đến nông nghiệp và lâm nghiệp là: các mặt hàng lâm sản, cá và các sản phẩm từ cá. Việt Nam đã có kế hoạch kí kết chơng trình về các sản phẩm gỗ nguyên liệu, những sản phẩm khác sẽ cha đợc đa vào kí kết trong chơg trình hiện tại.

Ngoài ra, 4 lĩnh vực cha đợc u tiên ngay có liên quan đến nông nghiệp là:

+ Cao su nguyên liệu tự nhiên. + Chế phẩm cao su.

+ Phân bón.

+ Thực phẩm, chủ yếu là thực phẩm sơ chế. + Dầu khí và các sản phẩm từ dầu mỏ.

Mặc dù những kế hoạch chi tiết cha đợc đề cập, nhng thời gian khung của hầu hết các sản phẩm nông nghiệp của APEC sẽ phải xong vào 2020, với các nớc phát triển có thể sớm hơn (2010-2015).

2.2.1.3 Khu vực tự do thơng mại ASEAN + Trung Quốc .

Đây là những cam kết giữa ASEAN với Trung Quốc, mà Việt Nam là thành viên ASEAN nên đó cũng là cam kết đợc thực hiện giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Quan hệ ASEAN+Trung Quốc đợc hình thành sau hiệp định đợc kí kết năm 2002, nhằm tiến tới thiết lập khu buôn bán tự do vào năm 2010, đem lại lợi ích cho cả hai phía. Khu vực thơng mại tự do Trung Quốc- ASEAN (CAPTA) với 1,5 tỉ dân, GDP đạt 2.000 tỉ USD, kim ngạch ngoại thơng lên tới 1.200 tỉ USD. Trọng tâm của CAFTA là giảm thuế trong lĩnh vực nông nghiệp . Theo hiệp định này, các cuộc thơng lợng thuế quan có thể sẽ hoàn tất vào 30/6/2004 và sẽ có hiệu lực từ năm 2005. CAFTA sẽ đợc hoàn thành với ASEAN – 6 vào 2010 và ASEAN – 4 vào 2015. Trung Quốc và ASEAN đã thoả thuận tiến hành biện pháp “Thu hoạch sớm”, trong đó thuế quan của 8 mặt hàng nông sản gồm động vật sống, thịt, cá, sữa, rau, quả, hạt và các sản phẩm động vật khác với tổng số khoảng 500-600 hạng mục sẽ đợc giảm trớc năm 2004. Mức thuế tối huệ quốc trên 15% sẽ đợc giảm xuống 10% vào ngày

1/1/2004, 5% vào năm 2005 và 0% vào 2006. Trung Quốc cũng sẽ giảm thuế và cho hởng qui chế tối huệ quốc với các nớc ASEAN cha là thành viên WTO nh Việt Nam, Lào .

Sự tác động của khu vực tự do thơng mại ASEAN-Trung Quốc về sản phẩm nông nghiệp và tiêu dùng có tính 2 chiều. Một mặt nó sẽ tăng cờng sức mạnh cho các sản phẩm có giá rẻ của Việt Nam nhờ khí hậu, đất đai và nguồn lao động dồi dào, thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc. Măt khác, Trung Quốc cũng là một nớc xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp lớn, lại phát triển hơn Việt Nam về khoa học kĩ thuật và ứng dụng trong thực tế, vì vậy sự cạnh tranh của các sản phẩm Trung Quốc nhìn chung mạnh hơn sản phẩm của Việt Nam.

Mặc dù việc xuất hiện CAFTA khiến Việt Nam- ASEAN phải đối mặt với nguy cơ tràn ngập hàng hoá rẻ tiền của Trung Quốc, nhng về lâu dài, cả hai nền kinh tế cùng có lợi. Các nhà xuất khẩu Việt Nam–ASEAN, một khi đã thâm nhập đợc vào thị trờng Trung Quốc có sức mua lớn, sẽ ít lệ thuộc hơn vào thị trờng Mỹ vốn nhiều khó khăn bất trắc khôn lờng.

2.2.1.4 Hiệp định thơng mại Việt-Mỹ (BTA)

Theo sự cam kết đã kí trong BTA thì đến 2005 mức thuế trung bình cho hàng hoá Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ sẽ giảm từ 30-40% xuống còn 10-29%. Đối với các sản phẩm nông-lâm- ng nghiệp, cam kết giảm thuế đã định cho 195 dòng thuế, chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp chế biến với tỉ lệ thuế giảm từ 35,5% xuống 25,7%. Việt Nam đã cam kết chính thức loại bỏ tất cả các loại hàng rào phi thuế quan, tạo thuận lợi cho kinh doanh và phân phối sản phẩm cho các nhà doanh nghiệp Mỹ chỉ sau 3 đến 5 năm khi Hiệp định có hiệu lực. Việt Nam cũng cam kết đáp ứng các đòi hỏi liên quan đến vệ sinh, an toàn thực phẩm theo qui định nh trong WTO.

Hiệp định thơng mại Việt-Mỹ sẽ tạo ra thuận lợi cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trờng Mỹ, nhiều mặt hàng nông-lâm sản nh gỗ, hoa quả, rau tơi xuất sang Mỹ đợc hởng qui chế MFN (thấp hơn nhiều so với thuế của các nớc không đợc hởng qui chế này). Nhng nhiều khó khăn cũng đến với Việt Nam. Các sản phẩm chất lợng thấp, giá cao của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với nhiều sản phẩm nhập từ Mỹ nh ngô, đậu tơng, rau, hoa quả chất lợng cao.

Kết quả của BTA thể hiện rất rõ chỉ sau một năm thực hiện. Năm 2002, thị trờng Mỹ đã vơn lên vị trí số 1 về xuất khẩu với 2,4 tỉ USD- tăng 1,4 tỉ USD so với năm 2001- trong đó riêng các nông sản chủ yếu và thuỷ sản đã đạt hơn 2 tỉ USD. Hiện Mỹ là thị trờng xuất siêu lớn nhất của Việt Nam.

2.2.1.5 Việt Nam hớng tới hội nhập nông nghiệp trong WTO.

Hiện tại Việt Nam cha là thành viên WTO, nhng chúng ta đang nỗ lực phấn đấu để gia nhập tổ chức này vào năm 2005. Không còn nhiều thời gian tính từ nay tới 2005, chúng ta cần phải hiểu rõ những đòi hỏi của WTO trong lĩnh vực nông nghiệp để chuẩn bị cho hội nhập nông nghiệp Việt Nam vào tổ chức thơng mại lớn nhất hành tinh này một cách chủ động, có hiệu quả.

Do những đặc điểm và cơ chế rất phức tạp của HNKTQT nông nghiệp nh đã trình bày trong Chơng I, mãi đến năm 1994 Hiệp định về nông nghiệp mới đợc kí kết trong WTO. Hiệp định này nhằm điều chỉnh các chính sách về nông nghiệp của các nớc thành viên theo 3 nội dung:

- Mở cửa thị trờng: Giảm các hàng rào thuế quan và thuế quan hoá các hàng rào phi thuế quan.

- Bảo hộ trong nớc: Tất cả các thành viên phải định rõ tỉ lệ trợ cấp của chính phủ cho nông nghiệp. Các chính sách phát triển không làm biến tớng th- ơng mại (nghiên cứu khoa học, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng) đợc khuyến khích áp dụng. Nếu trợ cấp tới 5%(với nớc đang phát triển ) và 10% (đối với nớc phát triển) so với tổng giá trị sẽ bị bác bỏ. Theo hiệp định này, các nớc phát triển sẽ phải cắt giảm trợ cấp nông nghiệp 36% trong vòng 6 năm và các nớc đang phát triển sẽ phải cắt giảm 24% trong vòng 10 năm.

- Trợ cấp xuất khẩu: Xu hớng là các nớc thành viên không đợc phép trợ cấp xuất khẩu. Những nớc đang trợ cấp lớn cho xuất khẩu sẽ phải cam kết giảm trợ cấp xuống 36% tổng giá trị mặt hàng và 21% số loaị hàng hoá của họ.

Việt Nam muốn gia nhập WTO thì phải đàm phán với các nớc thành viên WTO về cả 3 nội dung trên. Để đạt đợc sự tán thành, các nớc đàm phán thờng phải có nhiều cam kết ngặt nghèo hơn các nớc đã là thành viên WTO. Theo chơng trình phát triển của Hội nghị Đôha ở Quata tháng 11/2001, các quốc gia phải cam kết không tăng trợ giá xuất khẩu vào các nớc thành viên của WTO, cũng không giảm đáng kể trợ giá xuất khẩu đã cam kết trong các hiệp định trớc đó. Mới đây, trong vòng đàm phán Giơnevơ, các thành viên WTO đã đạt đợc thoả thuận mới trong lĩnh vực nông nghiệp. Điều đó càng thêm những thách thức,khó khăn cho những nớc đang đẩy mạnh xuất khẩu nông sản và đang đàm phán gia nhập WTO nh Việt Nam.

Khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, những chính sách về bảo hộ nông nghiệp không tồn tại trong “Hộp xanh” và trợ cấp xuất khẩu nông sản sẽ phải hạn chế. Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO hiện nay, Việt Nam phải giới hạn các hàng rào bảo hộ phi thuế quan, chú trọng

Một phần của tài liệu Nông nghiệp việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w