Quan niệm về năng lực HNKTQT

Một phần của tài liệu Nông nghiệp việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 86)

7. Những đóng góp mới của đề tài

3.1 Quan niệm về năng lực HNKTQT

Năng lực HNKTQT là khả năng tham gia và chiến thắng của nền kinh tế một quốc gia trên thị trờng toàn cầu. Mà có tham gia và chiến thắng đợc hay khônglà do chính khả năng cạnh tranh của nền kinh tế đó. Vậy xét cho cùng, năng lực HNKTQT chính là năng lực cạnh tranh của một quốc gia

Trên thế giới, có những quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh quốc gia.Theo định nghĩa của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) thì “năng lực cạnh tranh quốc gia là khả năng đạt và duy trì đợc mức tăng trởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế vững bền tơng đối và các đặc trng kinh tế khác” [Nguồn 8- tr9]. Trên cơ sở đó, WEF đã đa ra các yếu tố xác định năng lực cạnh tranh của một quốc gia gồm 8 nhóm: Độ mở cửa nền kinh tế ; vai trò hoạt động của các Chính phủ; các yếu tố về tài chính; các yếu tố về công nghệ; các yếu tố về kết cấu hạ tầng; quản trị; các yếu tố về lao động; các yếu tố về thể chế.

Còn có một cách quan niệm khác về năng lực cạnh tranh quốc gia của Porter. M (Gs Trờng Đại học Harvar) dựa trên chỉ số năng suất. Ông cho rằng

chỉ có chỉ số năng suất là có ý nghĩa cho khái niệm về năng lực cạnh tranh quốc gia, bởi vì đây là yếu tố xác định cơ bản cho việc nâng cao mức sống của một đất nớc xét về dài hạn. Ông cũng cho rằng năng lực cạnh tranh quốc gia phụ thuộc vào 4 nhóm theo sơ đồ:

Hình - Sơ đồ Khối kim cơng các lợi thế cạnh tranh của Porter M.

[Nguồn8- tr13]

Hai quan niệm trên đây về năng lực cạnh tranh quốc gia có những điểm khác nhau do quan niệm năng lực cạnh tranh quốc gia ở những cấp độ khác nhau. WEF quan niệm năng lực này ở cấp quốc gia, còn Porter theo quan điểm cho rằng năng lực cạnh tranh chỉ phù hợp với cấp độ công ti. Tuy nhiên, cả 2 cách quan niệm trên cùng với một mục tiêu là hoạch định các chính sách nhằm tối thiểu hoá các chí phí và tối đa hoá các lợi nhuận, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Các nhân tố sản xuất

Chiến l ợc, cơ cấu của công ty và đối thủ cạnh tranh Các ngành bổ trợvà các ngành có liênquan Các điều kiện về cầu

ở Việt Nam, năng lực cạnh tranh quốc gia đợc xét trên 3 phơng diện: sản phẩm, doanh nghiệp, nền kinh tế.

Khả năng cạnh tranh của sản phẩm dựa trên các tiêu chí cơ bản: chất l- ợng, giá cả, tổ chức mạng lới tiêu thụ và uy tín doanh nghiệp.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (công ti): là khả năng tạp ra và duy trì lợi nhuận và thị phần trên các thị trờng trong và ngoài nớc.

Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế: là khả năng thích ứng và phát triển đợc trong điều kiện HNKTQT (tự do hoá và mở cửa thị trờng).

Nh vậy, năng lực cạnh tranh quốc gia trong HNKTQT phải là tổng hợp tất cả các năng lực cạnh tranh trên cả 3 phơng diện đó. Sự phối hợp có hiệu quả các năng lực này là chìa khoá thành công của công cuộc HNKTQT.

Việc nâng cao năng lực HNKTQT trong nông nghiệp trên cơ sở đó đợc hiểu là việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm nông nghiệp, doanh nghiệp nông nghiệp và nền kinh tế nông nghiệp .

Một phần của tài liệu Nông nghiệp việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w