Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng cho người đi vay vay để mua bất động sản, người đi vay sẽ

Một phần của tài liệu Đề cương môn Lý thuyể tài chính tiền tệ (Trang 25)

hoàn trả cả vốn và lãi cho ngân hàng dưới dạng các khoản thanh toán bằng nhau theo định kỳ trong một khoảng thời

gian nhất định (thường là trên 25 năm). Bất động sản sau khi mua được sử dụng làm vật thế chấp để đảm bảo cho

Chương 3. Trung gian tài chính

Phan Anh TuÊn

Chúng đã trở thành những đối thủ cạnh tranh đáng gờm của các ngân hàng thương mại trong nhiều lĩnh vực.

S&Ls có nguồn gốc từ các “Liên hiệp xây dựng” (Building society) ở Anh, một hình thức hiệp hội tiết kiệm với mục đích giúp các thành viên có thể mua được nhà ở. Hàng tháng các thành viên sẽ đóng góp một khoản tiền nhất định và hiệp hội sẽ thu xếp cho vay để mỗi tháng có một thành viên có thể mua nhà được. Thành viên được vay sẽ trả từng phần hàng tháng cho đến khi hết nợ. Hiệp hội sẽ tự đ ộ g giải tán khi tất cả các thành viên đều mua được nhà. Ngày nay thì các hiệp hội tiết kiệm và cho vay còn chấp nhận cả những thành viên tham gia không với mục đích mua nhà mà chỉ là để hưởng lãi.

3.1.3. Ngân hàng tiết kiệm (Savings bank)

Ngân hàng tiết kiệm được thành lập với mục đích huy động các khoản tiền tiết kiệm của các cá nhân trong xã hội. Chủ nhân của các ngân hàng tiết kiệm cũng chính là những người gửi tiền tiết kiệm. Khởi đầu có một nhóm người đứng ra khởi xướng thành lập ngân hàng. Sau khi tạm đủ số người hưởng ứng, họ họp đại hội cổ đông, soạn thảo ra điều lệ hoạt động và xin giấy phép thành lập. Những cổ đông này hầu hết là người bỏ những khoản tiền tiết kiệm đầu tiên vào để tạo thành vốn hoạt động của ngân hàng. Kể từ đó về sau, mỗi khi có thêm khoản tiền tiết kiệm mới, họ lại tiếp tục gửi vào ngân hàng và khi cần có tiền để kinh doanh hoặc tiêu dùng, họ lại đi vay từ chính ngân hàng đó. Có một điều cần chú ý là ngân hàng không mở rộng thêm cổ đông, do đó những người tham gia gửi tiền tiết kiệm sau này sẽ là khách hàng chứ không phải là chủ nhân. Hàng năm lợi tức của ngân hàng nếu không nhập vào tài sản của ngân hàng thì sẽ đ ư ợ chia cho những người gửi tiết kiệm và sáng lập ra ngân hàng.

Phương thức hoạt động của ngân hàng tiết kiệm mang tính tương trợ là chủ yếu, chứ không như ngân hàng thương mại là nhằm mục đích kinh doanh là chính.

Vốn hoạt động chủ yếu của ngân hàng tiết kiệm là từ tiền gửi tiết kiệm của dân chúng hoặc là vốn đóng góp của các nhà hảo tâm với tính chất hỗ trợ người nghèo là chính hơn là đóng góp để kiếm lời. Loại ngân hàng này không phát hành các công cụ nợ đ ểvay vốn của công chúng và cũng hầu như không vay của các tổ chức nước ngoài hay NHTW, trừ trường hợp đặc biệt thiếu tiền mặt.

Do tính chất đặc biệt của vốn huy động, các ngân hàng tiết kiệm cho vay rất thận trọng. Tiêu chuẩn hàng đầu trong vấn đề cho vay là sự an toàn. Đối tượng cho vay chủ yếu là các khoản vay cầm cố, thế chấp bằng nhà cửa, tài sản hoặc chứng khoán. Tiếp đó là đầu tư vào chứng khoán hoặc cho các ngân hàng thương mại khác vay. Nhìn chung những người được vay tiền tại các ngân hàng này cũng chính là những người đã gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Lãi suất cho vay thường rất thấp vì nó mang tính chất tương trợ nhiều hơn là kinh doanh.

51

anhtuanphan@gmail.com Ở Mỹ ngân hàng tiết kiệm tồn tại dưới hình thức các ngân hàng tiết kiệm tương trợ (Mutual savings banks). Các ngân hàng tiết kiệm tương trợ này thu hút tiền vốn bằng cách nhận tiền gửi và dùng chúng trước hết để cho vay thế chấp. Những người gửi tiền đồng thời là người chủ sở hữu các ngân hàng này. Trước năm 1980, các ngân hàng này bị hạn chế ở các khoản cho vay bất động sản, nhưng ngày nay họ đã được phép phát hành các tài khoản tiền gửi có thể phát séc dưới dạng các tài khoản NOW hay Super NOW và thực hiện các khoản cho vay khác ngoài cho vay bất động sản như vay tiêu dùng, vay cho sản xuất nông nghiệp, cũng như cung cấp các dịch vụ như tín thác, phát hành thẻ tín dụng.

Ở Việt nam không có ngân hàng tiết kiệm riêng biệt, hầu như tất cả các ngân hàng thương mại đều có bộ phận quỹ tiết kiệm để huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư nhằm hình thành nguồn vốn chung của ngân hàng thương mại.

3.1.4.Quỹ tín dụng

Quỹ tín dụng được thành lập theo hình thức góp vốn cổ phần và hoạt động theo nguyên tắc tập thể, tự nguyện, hợp tác và bình đẳng. Các thành viên của quỹ góp tiền vào quỹ dưới hình thức mua các thẻ thành viên (tương tự như cổ phiếu) có mệnh giá bằng nhau. Sau đó, họ cùng nhau bầu ra người quản lý. Các thành viên của quỹ sẽ đ ư ợ hưởng quyền vay tiền của quỹ khi cần. Khi cần thêm vốn, quỹ lại phát hành thêm thẻ thành viên và tiếp nhận thêm những thành viên mới. Thông thường quỹ không cho người ngoài vay tiền. Ngoài cho các thành viên vay, quỹ cũng có thể đ ầu tư vào chứng khoán.

Ở Việt nam, quỹ tín dụng tồn tại dưới dạng các tổ chức tín dụng hợp tác. Đây là tổ chức kinh doanh tiền tệ và làm dịch vụ ngân hàng, do các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập để hoạt động ngân hàng theo Luật Các tổ chức tín dụng và Luật Hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống. Tổ chức tín dụng hợp tác gồm ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng nhân dân, hợp tác xã tín dụng và các hình thức khác46. Theo Điều 64 Luật Các tổ chức tín dụng: “Tổ chức tín dụng hợp tác được huy động vốn của các thành viên và của các tổ chức cá nhân để cho các thành viên vay. Việc cho các đối tượng không phải là thành viên vay phải được Đại hội thành viên hoặc Đại hội đại biểu chấp thuận và không được vượt quá tỷ lệ tối đa do Ngân hàng Nhà nước quy định”.

Ở Mỹ, các liên hiệp tín dụng (Credit Unions) cũng có mô hình tương tự như quỹ tín dụng. Đây là các tổ chức cho vay có quy mô nhỏ, có tính chất hợp tác xã, được tổ chức xung quanh một nhóm xã hội đặc biệt (ví dụ các nhân viên của một công ty). Mục đích của các liên hiệp này là cho các thành viên vay với mức lãi suất thấp nhất có thể. Họ thu

46

Điều 20 khoản 5 Luật Các tổ chức tín dụng.

Chương 3. Trung gian tài chính

Phan Anh TuÊn

nhận vốn bằng cách bán cổ phần cho các thành viên và các thành viên ngoài việc được quyền vay ưu đãi còn được hưởng cả lãi từ cổ phần mà họ mua. Các khoản vay từ quỹ chủ yếu phục vụ nhu cầu mua hàng hoá tiêu dùng hơn là mua nhà. Từ sau năm 1980, các liên hiệp tín dụng này cũng được phép phát hành các tài khoản tiền gửi thanh toán và có thể thực hiện các khoản cho vay bất động sản ngoài các khoản cho vay tiêu dùng.

3.2. Các công ty tài chính (Finance companies)

Các trung gian tài chính này huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu, hay thương phiếu. Các công ty tài chính cung ứng chủ yếu các loại tín dụng trung hạn và dài hạn, ví dụ cho người tiêu dùng vay tiền để mua sắm đồđạ c, xe hơi, tu bổ nhà hoặc cho

các doanh nghiệp nhỏ vay. Ngoài ra, các công ty tài chính còn thực hiện các dịch vụ

cầm, giữ hộ và quản lý các chứng khoán, các kim loại quí .v.v...

Nếu như hoạt động của các ngân hàng thương mại chủ yếu là tập hợp các khoản tiền gửi nhỏ đ ểcho vay các khoản tiền lớn, thì các công ty tài chính lại huy động những khoản tiền lớn rồi chia ra để cho vay những khoản nhỏ. Một điểm khác biệt nữa là công ty tài chính không được huy động các dạng tiền gửi như như ngân hàng thương mại cũng như không được thực hiện các dịch vụ thanh toán.

Trên thế giới có ba loại hình công ty tài chính chủ yếu sau:

+ Công ty tài chính bán hàng (Sale finance company): Các công ty tài chính này gián tiếp cấp tín dụng cho người tiêu dùng để mua các món hàng từ một nhà bán lẻ hoặc từ một nhà sản xuất nào đó. Tín dụng được cấp dưới hình thức: các doanh nghiệp bán hàng trả góp cho khách hàng theo hợp đồng mẫu do công ty tài chính loại này cung cấp, sau đó hợp đồng được bán lại cho công ty tài chính. Như vậy khoản nợ của khách hàng với nhà sản xuất hoặc nhà bán lẻ đã chuyển thành khoản nợ của khách hàng đối với công ty tài chính. Các công ty tài chính loại này thường do các công ty sản xuất hay các nhà phân phối bán lẻ (retailling or manufacturing company) thành lập nên nhằm hỗ trợ cho hoạt động tiêu thụ hàng hoá của mình. Ví dụ tại Mỹ, General Motors Acceptance Corporation chuyên tài trợ cho khách hàng mua ô tô của hãng GM.

+ Công ty tài chính tiêu dùng (Consumer finance company): Công ty tài chính loại này cung ứng phần lớn nguồn vốn của mình cho các gia đình và cá nhân vay vào mục đích mua sắm hàng hoá tiêu dùng như các đồđạ c nội thất (giường, tủ…) và các đồ gia dụng (tủ lạnh, máy giặt…) hoặc sửa chữa nhà cửa. Hầu hết các khoản cho vay đều được trả góp định kỳ. Một cách cho vay khác là cấp thẻ tín dụng cho khách hàng để họ mua sắm ở hệ thống cửa hàng bán lẻ. Do các khoản vay của loại công ty tài chính này khá rủi ro nên công ty thường chỉ cho vay những khoản tiền nhỏ và với lãi suất cao hơn lãi suất thị trường. Khách hàng của các công ty tài chính tiêu dùng vì vậy cũng thường là những người không thể tìm được khoản tín dụng từ những nguồn khác và do vậy họ

anhtuanphan@gmail.com thường phải chịu lãi suất cao hơn thông thường. Các công ty tài chính loại này có thể do các ngân hàng thành lập nên hoặc hoạt động độc lập dưới hình thức công ty cổ phần.

+ Công ty tài chính kinh doanh (Business finance company): Công ty tài chính loại này cấp tín dụng cho các doanh nghiệp dưới các hình thức như: Bao thanh toán (Nghiệp vụ Factoring và Forfating) - Công ty cấp tín dụng dưới hình thức mua lại (chiết khấu) các khoản phải thu của doanh nghiệp; Cho thuê tài chính (Nghiệp vụ Leasing)47 Công ty cấp tín dụng dưới hình thức mua các máy móc thiết bị mà khách hàng yêu cầu rồi cho khách hàng thuê; v.v...

Các khoản phải thu thường là tiền bán trả chậm hàng hoá hay dịch vụ. Do cần tiền ngay, các doanh nghiệp ký kết trước với công ty tài chính một hợp đồng trong đó công ty tài chính sẽ mua lại với giá chiết khấu tất cả các khoản thu chưa đến hạn thanh toán của mình phát sinh trong một khoảng thời gian nhất định.

Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản giữa bên cho thuê là công ty tài chính thuê mua với khách hàng thuê. Khi kết thúc thời hạn thuê, khách hàng mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng thuê. Trong thời hạn cho thuê, các bên không được đơn phương huỷ bỏ hợp đồng48. Trong nghiệp vụ cho thuê tài chính, bên cho thuê sẽ mua tài sản theo yêu cầu của bên thuê. Bên thuê có nghĩa vụ bảo dưỡng, sửa chữa tài sản thuê trong thời hạn thuê và không được dùng tài sản thuê để cầm cố, thế chấp hoặc để bảo đảm cho bất kỳ một nghĩa vụ tài chính nào49.

Do nhu cầu chuyên môn hoá, trên thực tế còn xuất hiện các công ty tài chính chuyên hoạt động trong lĩnh vực bao thanh toán (các công ty factor) hay cho thuê tài chính (công ty cho thuê tài chính - leasing company - cung cấp cả dịch vụ thuê mua và thuê vận hành).

3.3. Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng (Contractual Savings

Instutions)

Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng là những trung gian tài chính thu nhận vốn theo định kỳ trên cơ sở các hợp đồng đã ký kết với khách hàng. Do số tiền và thời gian phải thanh toán có thể dự đoán được khá chính xác nên các trung gian tài chính này có xu hướng đầu tư số vốn thu nhận được vào các tài sản có tính lỏng thấp, đặc biệt là các chứng khoán dài

Một phần của tài liệu Đề cương môn Lý thuyể tài chính tiền tệ (Trang 25)