2.Các nội dung của tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đề cương môn Lý thuyể tài chính tiền tệ (Trang 101)

L D ượng cầu vốn vay

2.Các nội dung của tài chính doanh nghiệp

Mọi nhà quản trị tài chính đều phải thường xuyên đưa ra các quyết định liên quan đến ba vấn đề cơ bản sau:

1.Doanh nghiệp nên đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh nào? Dự án đầu tư dài hạn của doanh nghiệp là gì? Những trang thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu gì cần cho dự án đó? Khả năng sinh lời và những rủi ro của dự án đầu tư là gì? (Capital budgeting decision)

2.Doanh nghiệp phải làm thế nào để huy động vốn tài trợ cho hoạt động đầu tư dài hạn đó? (Financing decision). Doanh nghiệp sẽ phát hành cổ phần (equity) hay vay nợ (debt) để huy động vốn? (Capital stucture).

3.Doanh nghiệp sẽ phải quản lý các hoạt động tài chính hàng ngày như thế nào? Nội dung quản lý chủ yếu là xử lý những sai lệch (mismatch) giữa các luồng tiền vào (cash inflows) và các luồng tiền ra (cash outflows) trong hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Trong trường hợp luồng tiền ra lớn hơn luồng tiền vào, doanh

anhtuanphan@gmail.com nghiệp phải vay ngắn hạn đểđ áp ứng nhu cầu thanh toán. Trong trường hợp luồng tiền vào lớn hơn luồng tiền ra, doanh nghiệp cần xử lý để tránh tình trạng dòng tiền nhàn rỗi không sinh lời. (Net working capital149 management and short-term finance).

Nghiên cứu về Tài chính doanh nghiệp là nhằm giải quyết tốt các vấn đề cơ bản nêu trên. Mục tiêu cuối cùng mà tài chính doanh nghiệp hướng tới thông qua việc giải quyết các vấn đề trên có thể tóm tắt ở một câu “Tạo ra các dòng tiền vào lớn hơn các dòng tiền ra, qua đó làm tăng giá trị cho doanh nghiệp”. Nói cách khác, các nhà quản trị tài chính phải lựa chọn và thực hiện các dự án đầu tư sao cho luồng thu nhập tạo ra từ các dự án đó phải lớn hơn chi phí bỏ ra để huy động vốn tài trợ cho các dự án, qua đó làm gia tăng giá trị của các khoản đầu tư của các chủ đ ầu tư vào doanh nghiệp.

Cần lưu ý là hoạt động tài chính trong doanh nghiệp được chia làm hai nhóm hoạt động cơ bản là kiểm soát (controller) và ngân quỹ (treasurer). Bộ phận kiểm soát có nhiệm vụ theo dõi các chi phí sản xuất kinh doanh, kế toán tài chính, thanh toán thuế và quản trị thông tin tài chính (là nhiệm vụ của các phòng Kế toán tài vụ tại doanh nghiệp). Bộ phận ngân quỹ có nhiệm vụ quản lý tiền mặt (các luồng vào, ra), quản lý các hoạt động tín dụng (cho vay và đi vay) của doanh nghiệp, lập kế hoạch tài chính và đầu tư. Nội dung quản trị tài chính doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở phần quản lý ngân quỹ này. Do vậy, mục đích quan tâm của quản trị tài chính doanh nghiệp sẽ không giống với kế toán quản trị. Quản trị tài chính quan tâm nhiều hơn tới vấn đề thời điểm diễn ra luồng tiền (timing of cash flows) do tồn tại yếu tố giá trị thời gian của đồng tiền và rủi ro luồng tiền (risk of cash flows) vì số lượng và thời điểm luồng tiền nhận được không thể chắc chắn.

Ba nội dung cơ bản của tài chính doanh nghiệp có thể mô tả tóm tắt như sau:

2.1. Lập kế hoạch đầu tư (Capital Budgeting)

Đây là quá trình lập kế hoạch và quản lý các dự án đầu tư dài hạn của doanh nghiệp. Nhà quản trị tài chính cần phát hiện ra các cơ hội đầu tư có khả năng đem lại thu nhập nhiều hơn chi phí tài trợ cho việc thực thi hoạt động đầu tư đó. Một cách cụ thể, nhà quản trị phải lên được kế hoạch mua sắm, chi tiêu cho dự án, không chỉ bao gồm những chi tiêu ban đầu mà cả các chi tiêu trong suốt quá trình thực hiện dự án, phải dự tính được những thay đổi trong chi phí. Đồng thời, nhà quản trị phải dự tính được doanh thu, lợi nhuận trong suốt vòng đời của dự án. Điểm quan trọng nhất là qua đó phải xác định được thời điểm (timing) diễn ra các luồng tiền vào ra doanh nghiệp, giá trị (size) của các luồng tiền đó cũng như những rủi ro (risk) gắn với các luồng tiền, trên cơ sở đó đánh giá được mức

149

Vốn lưu động thuần (Net working capital) = Tài sản lưu động (Current assets) - Nợ ngắn hạn (Current

Chương 7. Tài chính doanh nghiệp

Phan Anh TuÊn

sinh lời của dự án cũng như có các biện pháp quản trị thích hợp nhằm kiểm soát rủi ro để có được những luồng tiền đúng như dự tính cả về giá trị lẫn thời điểm.

2.2. Xác định cấu trúc vốn tài trợ (capital structure)

Đây là quá trình xác định cách thức để doanh nghiệp có thể huy động được nguồn vốn đầu tư dài hạn cũng như quản lý nguồn vốn đó. Nguồn vốn huy động của doanh nghiệp cho các dự án đầu tư dài hạn tồn tại dưới hai dạng: vốn góp của các cổ đông và vốn vay. Nhiệm vụ của nhà quản trị tài chính ở đây là phải xác định được cấu trúc vốn huy động sao cho vừa đảm bảo giảm thiểu chi phí huy động, gia tăng giá trị cho doanh nghiệp đồng thời vẫn kiểm soát được những rủi ro cho doanh nghiệp. Ví dụ: Nếu tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp mà cao thì sẽ rất có lợi cho doanh nghiệp vì nó có thể giúp gia tăng giá trị doanh nghiệp. Chẳng hạn, lãi trả cho các khoản nợ đ ư ợkhấu trừ khi tính thuế nên nếu tỷ lệ phần nguồn vốn cho dự án dưới dạng nợ mà cao thì doanh nghiệp sẽ được lợi về thuế. Hơn nữa, trong khi khả năng tạo ra lợi nhuận của từng đồng vốn sử dụng thì được coi là như nhau nhưng lãi trả cho những đồng vốn huy động bằng vay nợ sẽ luôn cố đ ị h. Như vậy cùng một mức sinh lời, nếu tỷ lệ nợ trong nguồn vốn đầu tư mà cao thì doanh nghiệp càng lợi. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu mà cao thì doanh nghiệp sẽ dễ gặp những khó khăn về tài chính khi dự án không sinh lời như mong muốn. Hơn thế, các chủ nợ sẽ đòi hỏi lãi suất cao hơn khi thấy tỷ lệ nợ trong nguồn vốn huy động của doanh nghiệp quá cao vì sợ rủi ro. Thậm chí, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong vay vốn.

2.3. Quản trị vốn lưu động (Working Capital Management)

Nội dung của hoạt động quản trị vốn lưu động là kiểm soát các tài sản lưu động và nợ ngắn hạn (bao gồm cả nợ dài hạn đến hạn trả) nhằm đảm bảo doanh nghiệp có đủ tiền cho các chi tiêu cho hoạt động của mình. Các câu hỏi mà nhà quản trị tài chính thường phải trả lời là 1) Doanh nghiệp cần phải nắm giữ bao nhiều tiền (tiền mặt và tiền gửi ngân hàng), bao nhiêu hàng dự trữ (bao gồm nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm trong kho)? 2) Trường hợp nào thì doanh nghiệp nên bán chịu, thời hạn bán chịu nên là bao lâu và đối tượng nào sẽ đ ư ợ doanh nghiệp bán chịu? 3) Doanh nghiệp nên vay ngắn hạn hay mua chịu hay thanh toán ngay?

Một phần của tài liệu Đề cương môn Lý thuyể tài chính tiền tệ (Trang 101)