Nguyên nhân gây ral ạm phát

Một phần của tài liệu Đề cương môn Lý thuyể tài chính tiền tệ (Trang 62)

3.1. Lạm phát cầu kéo (Demand-pull inflation)

Lạm phát cầu kéo là lạm phát do tổng cầu (AD) - tổng chi tiêu của xã hội - tăng lên, vượt quá mức cung ứng hàng hoá của xã hội, dẫn đến

áp lực làm tăng giá cả. Nói cách khác, bất kỳ lý AD1

AD0 AS

do nào làm cho tổng cầu tăng lên đều dẫn đến sự tăng giá về mặt ngắn hạn. Có thể minh hoạ điều này thông qua mô hình bên. Khi tổng cầu tăng từ P1

P0

AD0lên đến AD1, mức giá chung tăng từ P0đến P1.

Tổng cầu phản ánh nhu cầu có khả năng thanh toán về hàng hoá và dịch vụ của xã hội. Nó bao

Real GDP

gồm nhu cầu hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng của các

hộ gia đình, nhu cầu hàng hoá đầu tư của các doanh nghiệp, nhu cầu hàng hoá, dịch vụ của chính phủ và nhu cầu hàng hoá xuất khẩu ròng của thị trường nước ngoài. Khi nhu cầu có khả năng thanh toán của các chủ thể này tăng lên, tiền chi tiêu nhiều hơn, giá cả tăng lên. Các lý do cụ thể là:

Chi tiêu của chính phủ tăng lên: Khi chi tiêu của chính phủ tăng lên, tổng cầu có thể tăng lên trực tiếp thông qua các khoản đầu tư vào các lĩnh vực thuộc phạm vi chính phủ quản lý hoặc có thể gián tiếp thông qua các khoản chi phúc lợi xã hội, trợ cấp thất nghiệp tăng lên và kết quả là giá cả hàng hoá tăng lên. Trong trường hợp nhu cầu chi tiêu vượt quá khả năng thu ngân sách và được bù đắp bằng các khoản vay từ hệ thống ngân hàng (bao gồm NHTW và các NHTG) thì rất dễ dẫn đến trường hợp lạm phát cao và kéo dài.

Chi dùng của các hộ gia đình tăng lên: có thể do mức thu nhập thực tế tăng lên hoặc do lãi suất giảm xuống, cả hai đều có tác dụng đẩy tổng cầu lên và gây áp lực đối với lạm phát.

Chương 5. Lạm phát

Phan Anh TuÊn

Nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp tăng lên: xuất phát từ dự đoán về triển vọng phát triển kinh tế, về khả năng mở rộng thị trường, hoặc do lãi suất đầu tư giảm, về mặt ngắn hạn nó làm cho mức giá cả tăng lên.

Do CSTT mở rộng: làm cho cả MB và MS tăng lên, không chỉ NHTW tăng mức phát hành tiền mà cả hệ thống ngân hàng trung gian cũng mở rộng cho vay, tạo tiền gửi và làm cho tổng phương tiện thanh toán tăng lên. Kết quả là chính phủ, cá nhân và các doanh nghiệp có nhu cầu chi tiêu nhiều hơn, giá cả do vậy tăng nhanh hơn.

Các yếu tố liên quan đến nhu cầu của nước ngoài: như tỷ giá, giá cả hàng hoá nước ngoài so với hàng hoá cùng loại được sản xuất trong nước và thu nhập bình quân của thị trường nước ngoài có những ảnh hưởng quan trọng đến nhu cầu hàng hoá xuất khẩu và do đó đến tổng cầu cũng như mức giá cả nội địa.

Nói tóm lại, sự tăng lên của nhu cầu trong nước và nước ngoài hoặc việc mở rộng khối

lượng tiền cung ứng sẽ làm tăng nhu cầu có khả năng thanh toán của xã hội, dẫn đến áp lực làm tăng giá cả.

Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế chưa đạt mức sản lượng tiềm năng thì việc tăng tổng cầu sẽ làm giá cả tăng ít trong khi sản lượng tăng nhiều, và do đó nó lại trở thành một chính sách lạm phát có hiệu quả để đẩy mạnh khả năng sản xuất của xã hội. Các nhà kinh tế học đặc biệt chú ý đến loại lạm LAS

phát xảy ra khi nền kinh tế đã đạt mức sản lượng

tiềm năng. Trong trường hợp này, sự tăng lên của

AD1

tổng cầu bởi các nguyên nhân trên chỉ làm cho giá AD0 AS

cả tăng lên trong khi sản lượng không tăng. P1 A P0

Giả sử vào năm trước, nền kinh tế đã đạt mức sản lượng tiềm năng, và do đó mức công ăn việc làm đầy đủ như trong mô hình bên. Trong năm nay, tổng cầu tăng từ AD0 tới AD1 do CSTT mở rộng

Real GDP

hoặc do mức chi tiêu ngân sách tăng lên, điểm cân (a) Initial effect

bằng mới của nền kinh tế được chuyển tới điểm A.

LAS

Tại đó, mức giá tăng lên đến P1 và sản lượng thực

tế vượt quá mức sản lượng tiềm năng. Tuy nhiên, AS1

AD1

điểm cân bằng mới này tồn tại không lâu. Do tỷ lệ AS 0

P2 AD0 thất nghiệp lúc này thấp hơn mức tỷ lệ thất nghiệp P1 A thất nghiệp lúc này thấp hơn mức tỷ lệ thất nghiệp P1 A

P0 

tự nhiên (nền kinh tế đạt mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên tại mức sản lượng tiềm năng) nên áp lực tăng lương xuất hiện, làm cho chi phí sản xuất tăng lên, đường tổng cung AS0 bắt đầu dịch chuyển sang trái

Real GDP (b) Wages adjust

anhtuanphan@gmail.com cho tới AS1 thì dừng lại, khi đó mức sản lượng quay trở về mức sản lượng tiềm năng, giá cả tăng lên tới P2.

Nếu tổng cầu tiếp tục tăng, điểm cân bằng mới của nền kinh tế lại được chuyển đến B khi tổng cầu dịch chuyển từ AD1 tới AD2. Mức giá cả

và sản lượng thực tế tăng lên, vượt quá mức sản LAS AS2

lượng tiềm năng. Quá trình điều chỉnh lương được AS1 lặp lại đẩy AS1 tới AS2. Mức giá tiếp tục bị đẩy lên B

AS0

cao khi tổng cầu tiếp tục tăng nhưng sản lượng thực

A

tế vẫn cố định ở mức sản lượng tiềm năng về mặt AD2

dài hạn. AD1

Sự tác động qua lại của việc tăng tiền lương và AD0

tăng tổng cầu làm cho mức giá cả bị đẩy lên trong

khi mức sản lượng thực tế được duy trì ở mức sản Real GDP lượng tiềm năng chính là bản chất của lạm phát cầu kéo.

3.2. Lạm phát chi phí đẩy (Cost-push inflation)

Đặc điểm quan trọng của loại lạm phát chi phí đẩy là áp lực làm tăng giá cả xuất phát từ sự tăng lên của chi phí sản xuất vượt quá mức tăng của năng suất lao động và làm giảm mức cung ứng hàng hoá của xã hội. Chi phí sản xuất có thể tăng lên do:

Mức tăng tiền lương vượt quá mức tăng của

LAS

năng suất lao động. Tiền lương tăng lên có thể

do thị trường lao động trở nên khan hiếm, do AS1

yêu cầu đòi tăng lương của công đoàn hoặc do

AS0

mức lạm phát dự tính tăng lên. P1 

Sự tăng lên của mức lợi nhuận ròng của người P0  sản xuất đẩy giá cả hàng hoá lên.

Giá nội địa của hàng nhập khẩu tăng lên, có AD0

thể do áp lực lạm phát của nước xuất khẩu

hoặc do giá trị nội tệ giảm so với ngoại tệ hoặc Real GDP

do ảnh hưởng của khủng hoảng... Nếu các loại hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu này được sử dụng cho nhu cầu tiêu dùng thì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giá cả nội địa, nếu nó được sử dụng như đầu vào của quá trình sản xuất thì sẽ làm tăng giá thành sản xuất và do đó tăng giá.

Sự tăng lên của thuế và các khoản nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, từ đó ảnh hưởng đến mức sinh lời của hoạt động đầu tư, giá cả tăng lên là tất yếu nhằm duy trì mức sinh lời thực tế.

Chương 5. Lạm phát

Phan Anh TuÊn

Các yếu tố trên hoặc là tác động trực tiếp vào mức lương thực tế của người làm công hoặc tác động vào các chi phí ngoài lương, làm tăng chi phí sản xuất, đẩy mức giá bình quân lên trong khi giảm mức sản xuất của xã hội xuống.

Tuy nhiên, các lý do này chỉ dẫn đến sự tăng giá về mặt ngắn hạn. Nhờ cơ chế tự điều chỉnh của thị trường, nếu tổng cầu không thay đổi, mức sản xuất sẽ quay trở về mức sản lượng tiềm năng và giá cả quay về vị trí ban đầu

của nó124. LAS

Nhưng nếu tổng cầu tăng do chính phủ mong muốn

AS1

khôi phục lại tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và mức sản

lượng tiềm năng sớm hơn, đường tổng cầu sẽ dịch P2 AS0 P1  chuyển đến AD1 với mức giá tăng lên P2. Tại mức P0  giá cao hơn, các nguyên nhân làm tăng chi phí lại

AD1

xuất hiện, quá trình điều chỉnh của tổng cung và sự

AD0

đáp lại của tổng cầu được lặp lại, làm cho giá cả tiếp tục tăng trong khi mức sản xuất dao động dưới

Real GDP

mức sản lượng tiềm năng.

Tóm lại, việc phân tích nguyên nhân lạm phát chỉ ra rằng, giá cả có thể bị đẩy lên do những đột biến về phía cầu hoặc các cú sốc của cung, nhưng sự tăng giá đó chỉ mang tính chất tạm thời, nếu không có sự tác động của các CSTT làm tăng tổng cầu. Sự tăng lên liên tục của tổng cầu xuất phát từ lý do duy nhất là lượng tiền cung ứng tăng lên. Vì thế nếu quan niệm lạm phát là sự tăng giá liên tục với mức độ cao (hơn 1% một tháng và trong vài năm) thì nó luôn luôn là một vấn đề thuộc về tiền tệ.

Một phần của tài liệu Đề cương môn Lý thuyể tài chính tiền tệ (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)