hạn, cũng có thể gây nên sự thay đổi từng đợt trong mức giá cả. Tuy nhiên, sự thay đổi đó chỉ đưa đến tình trạng tăng giá tạm thời, chứ không phải là một sự tăng kéo dài của mức giá cả.
129
Công nhân quyết định đòi tăng lương bởi vì hoặc là (1) họ muốn tăng lương thực tế (lương tính theo số
hàng hoá và dịch vụ mà họ có thể mua được), hoặc là (2) họ dự đoán lạm phát sẽ lên cao và vì vậy họ đòi hỏi được tăng lương danh nghĩa để không giảm lương thực tế.
Chương 5. Lạm phát
Phan Anh TuÊn
chuyển vào trong. Sản lượng của nền kinh tế tụt xuống thấp hơn mức sản lượng tiềm năng, thất nghiệp và giá cả tăng lên. Nếu chính sách tài chính và tiền tệ của chính phủ vẫn không thay đổi, dưới tác động của thị trường (như phân tích ở trên) tổng cung sẽ phục hồi trở lại mức sản lượng tiềm năng, giá cả giảm xuống như lúc ban đầu. Chỉ có tăng giá tạm thời.
Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách năng động với một chỉ tiêu công ăn việc làm cao sẽ không muốn đợi sự điều chỉnh của thị trường vì sợ rằng sự chậm trễ trong điều chỉnh giá và lương có thể khiến quá trình phục hồi sản xuất bị chậm, nền kinh tế sẽ rơi vào tình trạng vừa suy thoái vừa thất nghiệp cao. Họ quyết định thực hiện các chính sách nhằm kích thích tổng cầu tăng để nền kinh tế nhanh chóng trở lại mức sản lượng tiềm năng nhưng phải trả giá là mức giá cả sẽ tăng cao hơn nữa.
Mức giá cả tăng lên sẽ trở thành nguyên nhân đẩy lạm phát chi phí đẩy tiếp tục xảy ra (đường tổng cung lại dịch chuyển vào trong), chẳng hạn do công nhân thấy tiền lương thực tế bị giảm sút hoặc không tăng như mong muốn nên lại đòi tăng lương. Kết quả là chính phủ phải liên tục kích cầu và giá cả tiếp tục leo thang.
Những giới hạn về mức tối đa của chi tiêu chính phủ và mức tối thiểu của thuế sẽ ngăn chặn việc sử dụng chính sách tài chính bành trướng như trên trong thời gian dài. Chỉ có bằng cách tài trợ bằng in tiền, các nhà hoạch định chính sách mới có thể theo đuổi mục tiêu của mình. Do đó, lạm phát chi phí đẩy cũng là một hiện tượng tiền tệ vì nó không thể xảy ra mà không có sự chấp nhận một tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ cao hơn từ phía các nhà chức trách về tiền tệ.
Lạm phát cầu kéo: xảy ra khi những nhà hoạch định chính sách theo đuổi các chính sách làm tăng tổng cầu. Giả sử các nhà hoạch định chính sách theo đuổi một mục tiêu về tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn mức thất nghiệp tự nhiên130, họ sẽ kích cầu bằng chính sách tài chính bành trướng. Như đã phân tích trong phần lạm phát cầu kéo - mục 3.1, điều đó chỉ dẫn đến một sự giảm xuống thấp hơn tỷ lệ tự nhiên mang tính tạm thời của tỷ lệ thất nghiệp, sau khi nền kinh tế điều chỉnh, mức thất nghiệp lại trở về trạng thái trước đó. Các nhà hoạch định chính sách không thu được cái mà họ muốn nên lại tiếp tục kích cầu. Và cái giá phải trả như chúng ta có thể dự đoán được, đó là một mức giá tăng cao kéo dài. Bởi vì sẽ khó theo đuổi mục tiêu như vậy nếu không chấp nhận một tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ cao hơn nên lạm phát cầu kéo xảy ra cũng có nguồn gốc tiền tệ.
Theo đuổi một chỉ tiêu sản phẩm quá cao, hoặc một cách tương đương là một tỷ lệ thất nghiệp quá thấp là nguồn gốc sinh ra CSTT lạm phát. Vì các nhà hoạch định chính sách thường không thể nhận ra được sai lầm của mình ngay (sự chậm trễ trong thu thập số liệu