Các nước đang phát triển không có thị trường vốn phát triển tốt như Mỹ nên khó vay công chúng bằng

Một phần của tài liệu Đề cương môn Lý thuyể tài chính tiền tệ (Trang 67)

phát hành trái phiếu chính phủ nên chỉ còn cách in tiền. Ngay cả có thị trường vốn thì nếu thâm hụt dai

dẳng cũng sẽ làm cho thị trường vốn không kham nổi số trái phiếu chính phủ bán ra. Còn thị trường vốn

của Mỹ có thể kham được số trái phiếu lớn song Fed lại có chủ trương giữ lãi suất thấp. Việc phát hành thêm trái phiếu chính phủ có thể gây áp lực buộc lãi suất tăng, Fed lại phải bằng nghiệp vụ thị trường mở để mua trái phiếu chính phủ vào nhằm giảm lãi suất, kết quả là tiền tung ra và nguy cơ lạm phát xuất hiện.

anhtuanphan@gmail.com sản lượng thực tế và giảm thất nghiệp. Vì thế duy trì sự ổn định tiền tệ là mục tiêu dài hạn của bất kỳ nền kinh tế nào. Nhưng trong từng thời kỳ việc lựa chọn các giải pháp kiềm chế lạm phát cũng như liều lượng tác động của nó phải phù hợp với yêu cầu tăng trưởng và các áp lực xã hội mà nền kinh tế phải gánh chịu. Chính phủ các nước có thể chọn chiến lược giảm lạm phát từ từ, ít gây biến động cho nền kinh tế hoặc chiến lược giảm tỷ lệ lạm phát nhanh chóng tạo nên sự giảm mạnh về sản lượng trong quá trình điều chỉnh. Việc đưa ra các giải pháp chống lạm phát thường xuất phát từ sự phân tích đúng đắn nguyên nhân gây nên lạm phát bao gồm những nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp. Nguyên nhân trực tiếp của bất kỳ cuộc lạm phát nào cũng xuất phát từ các lý do đẩy tổng cầu tăng quá mức hoặc làm tăng chi phí sản xuất khiến tổng cung giảm. Tuy nhiên nguồn gốc phát sinh các lý do làm dịch chuyển đường tổng cầu và đường tổng cung lại rất khác nhau ở các cuộc lạm phát khác nhau: có thể là do cơ chế quản lý kinh tế không phù hợp, nền kinh tế thiếu tính cạnh tranh và do đó không hiệu quả, cơ cấu kinh tế mất cân đối, các năng lực sản xuất không được khai thác, trình độ lao động và công nghệ lạc hậu... Để giải quyết những nguyên nhân sâu xa này cần phải có thời gian và đi kèm với các cuộc cải cách lớn. Thông thường để tác động vào các nguyên nhân trực tiếp của lạm phát và kiềm chế lạm phát ở tỷ lệ mong muốn, chính phủ các nước sử dụng một hệ thống các giải pháp nhằm làm giảm sự gia tăng của tổng cầu hoặc khắc phục các nguyên nhân làm gia tăng chi phí.

5.2.1.Nhóm giải pháp tác động vào tổng cầu

Các giải pháp này nhằm hạn chế sự gia tăng quá mức của tổng cầu.

Trước hết là thực hiện một CSTT thắt chặt do nguyên nhân cơ bản của lạm phát cầu kéo là sự gia tăng của khối lượng tiền cung ứng. Sự hạn chế cung ứng tiền sẽ có hiệu quả ngay đến sự giảm sút của nhu cầu có khả năng thanh toán của xã hội. Một CSTT thắt chặt được bắt đầu bằng việc kiểm soát và hạn chế cung ứng tiền cơ sở (MB), từ đó mà hạn chế khả năng mở rộng tín dụng của hệ thống ngân hàng trung gian. Lãi suất ngân hàng và lãi suất thị trường tăng lên sau đó sẽ làm hạn chế nhu cầu tiêu dùng và đầu tư, làm giảm áp lực đối với hàng hoá và dịch vụ cung ứng. Cùng với việc thực thi CSTT thắt chặt là sự kiểm soát gắt gao chất lượng tín dụng cung ứng nhằm hạn chế khối lượng tín dụng, đồng thời đảm bảo hiệu quả của kênh cung ứng tiền cũng như chất lượng của việc sử dụng tiền tệ.

Kiểm soát chi tiêu của ngân sách nhà nước từ trung ương đến địa phương nhằm đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả trong chi tiêu ngân sách: rà soát lại cơ cấu chi tiêu, cắt giảm các khoản đầu tư không có tính khả thi và các khoản chi phúc lợi vượt quá khả năng của nền kinh tế, cải tiến lại bộ máy quản lý nhà nước vốn cồng kềnh, không hiệu quả, gây lãng phí ngân sách. Khai thác các nguồn thu, đặc biệt là thu

Chương 5. Lạm phát

Phan Anh TuÊn

thuế nhằm giảm mức bội chi, cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ... Và cuối cùng là hạn chế phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt ngân sách.

anhtuanphan@gmail.com trọng định mức đó; Hợp lý hoá nguồn khai thác, vận chuyển và sử dụng nguyên liệu; Hạn chế tối đa các chi phí trung gian làm tăng giá nguyên liệu. Trong trường

Thực hiện chính sách khuyến khích tiết kiệm, giảm tiêu dùng. Lãi suất danh nghĩa được đưa lên cao hơn tỷ lệ lạm phát để hấp dẫn người gửi tiền. Biện pháp này thường được sử dụng trong trường hợp lạm phát cao và có tác động tức thời. Tuy nhiên, trong thời gian áp dụng chính sách lãi suất cao, cần có sự điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với mức độ biến động của lạm phát và hạn chế hậu quả tiềm tàng cho các tổ chức nhận tiền gửi.

Trong điều kiện nền kinh tế mở, sự can thiệp vào tỷ giá nhằm điều chỉnh tỷ giá tăng dần dần (chứ không để tăng lên ngay) theo mức độ lạm phát cũng được sử dụng như một giải pháp nhằm giảm cầu do tỷ giá tăng khiến giá hàng xuất khẩu rẻ đi làm tăng nhu cầu xuất khẩu dẫn đến tăng tổng cầu và do đó là tăng sức ép lên giá. Mặt khác, việc điều chỉnh tỷ giá từ từ cũng sẽ làm cho giá nội địa của hàng nhập khẩu không tăng nhanh quá, giảm bớt áp lực tăng mặt bằng giá trong nước. Đối với những nước phụ thuộc vào hàng nhập khẩu, điều này đặc biệt có ý nghĩa. Tuy nhiên, hành động can thiệp này có thể làm cạn kiệt nguồn dự trữ ngoại tệ vì phải bán ra để kìm hãm tỷ giá tăng. Chính vì thế việc sử dụng giải pháp này cũng cần cân nhắc đến khả năng dự trữ ngoại hối cũng như khả năng phục hồi nguồn dự trữ của quốc gia.

hợp sử dụng nguyên liệu nhập ngoại, cần quan tâm tới những ảnh hưởng bên ngoài đến giá nhập khẩu và có xu hướng tìm nguyên liệu thay thế nếu giá tăng quá cao, sự giúp sức của chính sách tỷ giá cũng như thuế nhập khẩu đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm giá nội địa nguyên liệu nhập. Ngoài ra, các chi phí quản lý gián tiếp cũng như các chi phí liên quan đến việc bố trí dây truyền công nghệ bất hợp lý cũng phải được xem xét và giảm thiểu tối đa.

5.2.3. Nhóm giải pháp nhằm mở rộng khả năng cung ứng hàng hoá

Giải pháp tình thế và tác động tức thời đến cân đối tiền hàng là nhập khẩu hàng hoá, nhất là các hàng hoá đang khan hiếm, góp phần làm giảm áp lực đối với giá cả. Tuy nhiên giải pháp này chứa đựng những nguy cơ tiềm tàng: làm cạn kiệt nguồn dự trữ quốc tế, tạo thói quen dùng hàng ngoại và đặc biệt làm suy giảm sức sản xuất trong nước.

Tăng khả năng sản xuất hàng hoá trong nước được coi là giải pháp chiến lược cơ bản nhất, tạo cơ sở ổn định tiền tệ một cách vững chắc. Thực chất đây là giải pháp nhằm tăng mức sản lượng tiềm năng của xã hội. Đây là chiến lược dài hạn tập trung vào việc khai thác triệt để năng lực sản xuất của xã hội, nâng cao trình độ của lực lượng lao động, đổi mới thiết bị, hiện đại hoá dây truyền sản xuất và quan

5.2.2. Nhóm giải pháp tác động vào tổng cung trọng nhất là đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, khuyến khích cạnh tranh và hiệu quả.

Giải pháp quan trọng nhất là tác động vào mối quan hệ giữa mức tăng tiền lương và mức tăng của năng suất lao động xã hội. Thực chất là thiết lập một cơ chế đ ể đảm bảo mức chi trả tiền lương phù hợp với hiệu quả kinh doanh của từng doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế. Sự thành công của cơ chế này sẽ hạn chế những đòi hỏi tăng tiền lương (chi phí chủ yếu trong giá thành sản phẩm) bất hợp lý dẫn đến vòng luẩn quẩn: tăng lươngtăng tiềntăng giátăng lương... Việc thiết lập cơ chế tiền lương trong khuôn khổ hiệu quả kinh doanh được thực hiện bằng các phương pháp khác nhau: có thể nhà nước tham gia ấn định các mức thu nhập một cách đơn phương (Mỹ), có thể trên cơ sở thoả thuận giữa nhà nước, giới chủ và tổ chức công đoàn để xây dựng một hệ thống các mức thu nhập (Thuỵ điển, Úc) hoặc thoả thuận tiền lương được thực hiện ngay tại cơ sở kinh doanh giữa giới chủ và đại diện công đoàn. Chính sách kiểm soát giá cả phải được tiến hành đồng thời với cơ chế tiền lương nhằm hạn chế sự biến động của tiền lương thực tế, tránh rơi vào vòng xoáy: lạm pháttăng lươngtăng giátăng tiền.

Các giải pháp tác động vào chi phí ngoài lương nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả như: Xây dựng định mức tiêu hao nguyên liệu và kỷ luật lao động nhằm tôn

Một phần của tài liệu Đề cương môn Lý thuyể tài chính tiền tệ (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)