Ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu Đề cương môn Lý thuyể tài chính tiền tệ (Trang 30)

4.1.Lịch sử phát triển của ngân hàng

Hoạt động ngân hàng với các nghiệp vụ truyền thống nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng dịch vụ thanh toán cho khách hàng ra đời khi quan hệ sản xuất và trao đổi hàng hoá của xã hội đã phát triển ở mức độ cao. Quá trình hoàn thiện các nghiệp vụ ngân hàng và sự ra đời một ngân hàng hoàn chỉnh kéo dài hàng nghìn năm, bắt đầu từ hoạt động ngân hàng sơ khai vào khoảng 3500 năm trước công nguyên cùng với sự khởi đầu của các thiết chế tổ chức xã hội. Có thể chia quá trình phát triển của ngân hàng thành các giai đoạn chủ yếu sau:

Thời kỳ hoạt động của các ngân hàng sơ khai

Từ 3500 tr.CN đến 1800 tr.CN là giai đoạn phát triển của các ngân hàng sơ khai. Nghiệp vụ ban đầu của nghề kinh doanh tiền tệ là nhận giữ tiền vàng và các tài sản có giá trị khác được thực hiện bởi các nhà kim hoàn, các lãnh chúa, nhà thờ. Người gửi tiền được nhận lại một tờ giấy biên lai làm căn cứ đ ểxác định quyền sỡ hữu và phải trả lệ phí gửi tiền.

Bảng cân đối của ngân hàng sơ khai

Tài sản có Tài sản nợ

Dự trữ tiền mặt: 1.000.000 Tiền gửi khách hàng: 1.000.000 Tổng cộng: 1.000.000 Tổng cộng: 1.000.000

58

Tức là các chứng khoán nợ ngắn hạn có lợi tức ổn định và mức độ an toàn cao. 59 Khi đó chúng còn có tên gọi là các công ty tín thác (trust company).

Chương 3. Trung gian tài chính

Phan Anh TuÊn

Dần dần những người gửi tiền nhận thấy rằng thay vì sử dụng tiền vàng vốn khó khăn

anhtuanphan@gmail.com

Giai đoạn từ thế kỷXVIII đến cuối XIX

trong bảo quản và vận chuyển, họ có thể sử dụng các loại giấy chứng nhận quyền sở hữu vàng để thanh toán. Người nhận các chứng thư này không gặp khó khăn gì trong việc chuyển chúng sang tiền vàng. Đây là mầm mống đầu tiên của nghiệp vụ phát hành tiền giấy. Mặt khác những người nhận giữ tiền cũng phát hiện ra là trong cùng một khoảng thời gian có một số người đến đổi chứng thư lấy tiền nhưng cũng có những người khác gửi tiền vào. Sự bổ sung qua lại giữa lưu lượng gửi vào và rút ra làm xuất hiện một lượng tiền nhàn rỗi trong kho. Điều này chứng tỏ những người nhận giữ vàng giờ đây chỉ cần dự trữ tiền vàng với một tỷ lệ nhất định so với tổng số tiền gửi, phần còn lại có thể sử dụng để cho vay. Đến đây các ngân hàng đã bắt đầu tham gia vào quá trình cung ứng tiền.

Bảng cân đối của ngân hàng sau khi duy trì tỷ lệ dự trữ

Tài sản có Tài sản nợ

Dự trữ tiền: 200.000 Tiền gửi khách hàng: 1.000.000 Cho vay: 800.000

Tổng cộng: 1.000.000 Tổng cộng: 1.000.000

Giai đoạn từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ XVII

Đây là giai đoạn phát triển và hoàn thiện các nghiệp vụ của một ngân hàng thương mại. Các nghiệp vụ ghi chép sổ sách, hình thành các số hiệu tài khoản, chi tiết đến đối tượng cho vay, mục đích cho vay cũng như nguồn vốn cho vay - tiền thân của kế toán ngân hàng ra đời từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ thứ X. Cũng trong thời gian này hoạt động thanh toán bù trừ ở dạng sơ khai trong cùng một ngân hàng đã bắt đầu phát triển và sau đó là hoạt động thanh toán giữa các ngân hàng. Nghiệp vụ chuyển tiền và bảo lãnh hình thành vào khoảng cuối thế kỷ thứ X và sau đó. Vào giai đoạn từ thế kỷ thứ XI - XVII nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu bắt đầu phát triển. Cho đến thế kỷ thứ XVII các nghiệp vụ của một ngân hàng kinh doanh đã hoàn thiện, bao gồm:

Nhận tiền gửi, cho vay

Phát hành tiền giấy có khả năng đổi ra vàng Chiết khấu thương phiếu

Chuyển tiền, thanh toán bù trừ và bảo lãnh

Động lực chủ yếu của quá trình phát triển nhanh chóng này là sự phát triển không ngừng của các hoạt động thương mại trong từng quốc gia cũng như quốc tế cùng với việc tìm ra châu Mỹ và các vùng đất mới. Một ngân hàng hoàn chỉnh các nghiệp vụ này đã hình thành đầu tiên ở Hà lan vào năm 1609. Sau đó là ngân hàng Thuỵ điển vào năm 1656, hệ thống ngân hàng Anh vào năm 1694, hệ thống ngân hàng Hoa kỳ vào năm 1791, ngân hàng Pháp vào năm 1800.

Các ngân hàng thực sự đ ư ợ công nhận như một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và phát hành tiền dưới dạng các chứng thư hay kỳ phiếu thay cho vàng. Hoạt động này thực sự bắt đầu từ thời kỳ sơ khai trước công nguyên. Khi đó các kỳ phiếu ngân hàng chỉ đ ư ợphát hành mỗi khi có khoản tiền vàng thực sự đ ư ợgửi vào ngân hàng. Khả năng chuyển đổi kỳ phiếu ra vàng rất dễ dàng làm cho nó được chấp nhận không hạn chế trong lưu thông như một hình thức tiền tệ. Tuy nhiên đến thế kỷ thứ XVIII, các ngân hàng bắt đầu lợi dụng ưu thế của mình để phát hành một khối lượng lớn các kỳ phiếu tách rời khỏi dự trữ vàng để cho vay, điều này đe doạ khả năng chuyển đổi ra tiền vàng của các kỳ phiếu được phát hành. Vì tất cả các ngân hàng đều có quyền phát hành tiền nên nhà nước không thể kiểm soát được khối lượng tiền trong lưu thông và càng không thể kiểm soát được tính chất đảm bảo của lượng tiền lưu thông đó. Mặt khác mỗi ngân hàng có qui mô hoạt động, uy tín và khả năng ảnh hưởng khác nhau nên công chúng bắt đầu có sự lựa chọn kỳ phiếu được phát hành bởi những ngân hàng khác nhau. Kết quả là, các kỳ phiếu do các ngân hàng lớn có uy tín phát hành dẫn dần chiếm lĩnh thị trường và đẩy kỳ phiếu của các ngân hàng nhỏ ra khỏi lưu thông. Tình trạng này kéo dài gây sự bất ổn định trong lưu thông tiền tệ và nhà nước buộc phải can thiệp nhằm thiết lập trật tự và thống nhất cho việc phát hành tiền, đảm bảo an toàn cho các giấy chứng nhận nợ của ngân hàng. Kết quả của sự can thiệp là hệ thống ngân hàng bị chia thành hai nhóm:

Nhóm thứ nhất là các ngân hàng được phép phát hành tiền giấy, được gọi là các Ngân hàng phát hành.

Nhóm thứ hai bao gồm những ngân hàng còn lại, không được phép phát hành tiền mà chỉ làm trung gian tín dụng và trung gian thanh toán trong nền kinh tế, được gọi là Ngân hàng trung gian.

Ở Anh, quyền phát hành tập trung vào 10 ngân hàng lớn nhất vào năm 1694, sau đó chỉ có duy nhất Ngân hàng Anh (Bank of England) được quyền phát hành tiền vào năm 1844, các ngân hàng khác được phép phát hành nhưng trong giới hạn của đạo luật ngân hàng Anh 1844. Vào năm 1875, tại Đức có 33 ngân hàng tư nhân được thực hiện nghiệp vụ phát hành, sau đó quyền lực này được tập trung vào Ngân hàng Đức vào trước chiến tranh thế giới thứ nhất.

Cho đến cuối thế kỷ XIX, hầu hết các nước châu Âu (trừ Italia và Thuỵ sĩ), cùng với một vài nước thuộc châu Á và châu Phi như Nhật bản, Java, Angiêri đã hình thành ngân hàng phát hành với quyền lực và sựưu tiên đặc biệt từ chính phủ. Tất cả các ngân hàng này, với những mức độ khác nhau, từng bước đã thực hiện các chức năng của một Ngân hàng trung ương: phát hành tiền, kiểm soát lưu thông tiền tệ, là ngân hàng của các ngân hàng

Chương 3. Trung gian tài chính

Phan Anh TuÊn

trung gian và là ngân hàng của chính phủ. Với ý nghĩa như vậy, khái niệm “ngân hàng trung ương” bắt đầu được nhắc đến từ cuối thế kỷ XIX.

Giai đoạn từ đ ầu thế kỷ XX đến nay

Cùng với sự hoàn thiện về chức năng của các ngânhàng trung ương, các ngân hàng trung gian cũng phát triển đa dạng về nghiệp vụ kinh doanh. Hoạt động của các ngân hàng không chỉ giới hạn ở các nghiệp vụ của các ngân hàng thương mại truyền thống. Tuy nhiên ngân hàng thương mại vẫn là loại hình ngân hàng phổ biến và quan trọng nhất hiện nay.

Trong các phần tiếp theo, chúng ta sẽ tập trung nghiên cứu hoạt động của các ngân hàng thương mại vì đây là loại hình ngân hàng đóng vai trò chủ chốt trong hệ thống các ngân hàng trung gian. Hơn nữa, các ngân hàng thương mại hiện nay hầu như có thể tiến hành tất cả các dịch vụ ngân hàng, ngược lại, các loại hình ngân hàng khác cũng mang nhiều tính chất như là ngân hàng thương mại. Ranh giới giữa các loại hình ngân hàng là rất mỏng manh. Do vậy những nguyên lý của ngân hàng thương mại hoàn toàn có thể áp dụng cho những hình thức tổ chức ngân hàng khác.

4.2.Chức năng của ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại có các chức năng chủ yếu sau:

4.2.1. Chức năng trung gian tín dụng

Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đóng vai trò là “cầu nối” giữa người dư thừa vốn và người có nhu cầu về vốn.

Gửi Cho vay Người có vốn Ngân hàng Người cần

thương mại vốn

Uỷ thác Đầu tư đầu tư

Thông qua việc huy động các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, ngân hàng thương mại hình thành nên quỹ cho vay để cung cấp tín dụng cho nền kinh tế. Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay vừa đóng vai trò là người cho vay.

Với chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đã góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền, ngân hàng và người đi vay, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Đối với người gửi tiền, họ thu được lợi từ khoản vốn tạm thời nhàn rỗi của mình dưới hình thức lãi tiền gửi mà ngân hàng trả cho họ. Hơn nữa, ngân hàng còn đảm bảo cho họ sự an toàn về khoản tiền gửi và cung cấp các dịch vụ thanh toán tiện lợi.

63

anhtuanphan@gmail.com Đối với người đi vay, họ sẽ thoả mãn được nhu cầu vốn để kinh doanh, chi tiêu,

thanh toán mà không phải chi phí nhiều về sức lực, thời gian cho việc tìm kiếm nơi cung ứng vốn tiện lợi, chắc chắn và hợp pháp.

Đối với ngân hàng thương mại, họ sẽ tìm kiếm được lợi nhuận cho bản thân mình từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới.

Lợi nhuận này chính là cơ sở đ ểtồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại. Đối với nền kinh tế, chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng

trưởng kinh tế vì nó đápứng nhu cầu vốn đểđả m bảo quá trình tái sản xuất được thực hiện liên tục và để mở rộng quy mô sản xuất. Với chức năng này, ngân hàng thương mại đã biến vốn nhàn rỗi không hoạt động thành vốn hoạt động, kích thích quá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại vì nó phản ánh bản chất của ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Đồng thời nó cũng là cơ sở đ ểthực hiện các chức năng khác.

4.2.2. Chức năng trung gian thanh toán

Ngân hàng thương mại làm trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ đ ểthanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Ở đây ngân hàng thương mại đóng vai trò là người “thủ quỹ” cho các doanh nghiệp và cá nhân bởi ngân hàng là người giữ tài khoản của họ. Ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán trên cơ sở thực hiện chức năng trung gian tín dụng. Bởi vì thông qua việc nhận tiền gửi, ngân hàng đã mở cho khách hàng tài khoản tiền gửi để theo dõi các khoản thu, chi. Đó chính là tiền đềđể khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng, đặt ngân hàng vào vị trí làm trung gian thanh toán. Hơn nữa, việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt giữa các chủ thể kinh tế có nhiều hạn chế như rủi ro do phải vận chuyển tiền, chi phí thanh toán lớn, đặc biệt là với các khách hàng ở cách xa nhau, điều này đã tạo nên nhu cầu khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng.

Việc các ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩa rất to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế. Với chức năng này, các ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán thuận lợi như séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng... Tuỳ theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thực hiện các khoản thanh

Chương 3. Trung gian tài chính

Phan Anh TuÊn

toán. Do vậy, các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo được thanh toán an toàn. Như vậy, chức năng này thúc đẩy lưu thông hàng hoá, đẩy

anhtuanphan@gmail.com

Ngân hàng A

nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế. Đồng thời, việc thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng đã giảm được lượng tiền mặt trong lưu thông, dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt như chi phí in ấn, đếm nhận, bảo quản tiền...

Đối với ngân hàng thương mại, chức năng này góp phần tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng thông qua việc thu lệ phí thanh toán. Thêm nữa, nó lại làm tăng nguồn vốn cho vay của ngân hàng thể hiện trên số dư có trong tài khoản tiền gửi của khách hàng. Chức năng này cũng chính là cơ sở hình thành chức năng tạo tiền của ngân hàng thương mại.

4.2.3. Chức năng “tạo tiền”

Khi có sự phân hoá trong hệ thống ngân hàng, hình thành nên ngân hàng phát hành và các ngân hàng trung gian thì ngân hàng trung gian không còn thực hiện chức năng phát hành giấy bạc ngân hàng nữa. Nhưng với chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán, ngân hàng thương mại có khả năng tạo ra tiền tín dụng (hay tiền ghi sổ) thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại ngân hàng thương mại. Đây chính là một bộ phận của lượng tiền được sử dụng trong các giao dịch.

Từ khoản dự trữ tăng lên ban đầu, thông qua hành vi cho vay bằng chuyển khoản, hệ thống ngân hàng có khả năng tạo nên số tiền gửi (tức tiền tín dụng) gấp nhiều lần số dự trữ tăng thêm ban đầu. Mức mở rộng tiền gửi phụ thuộc vào hệ số mở rộng tiền gửi. Hệ số này, đến lượt nó chịu tác động bởi các yếu tố: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ vượt mức và tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi thanh toán của công chúng. Phân tích quá trình tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại, chúng ta sẽ thấy rõ sự tác động của các yếu tố này.

Trước hết, hãy xem xét quá trình tạo tiền đơn giản với hai giả thiết:

Các ngân hàng thương mại cho vay ra hoàn toàn bằng chuyển khoản, không cho vay ra bằng tiền mặt và khách hàng không có nhu cầu rút tiền mặt, tiền sử dụng trong giao dịch chỉ là tiền tín dụng.

Hệ thống ngân hàng thương mại cho vay hết, chỉ giữ lại dự trữ theo qui định của NHTW, tức là không có dự trữ vượt mức60.

Giả sử một khách hàng đem tiền mặt gửi vào tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng A là 100.000 đ. Lúc đó bảng cân đối của ngân hàng A sẽ như sau (ở đây chỉ đ ềcập đến

Một phần của tài liệu Đề cương môn Lý thuyể tài chính tiền tệ (Trang 30)