Các lư uý khi phân tích bảng cân đối kế toán

Một phần của tài liệu Đề cương môn Lý thuyể tài chính tiền tệ (Trang 103)

L D ượng cầu vốn vay

3. Phân tích các báo cáo tài chính

3.1.2. Các lư uý khi phân tích bảng cân đối kế toán

Ba vấn đề cần lưu ý khi phân tích bảng cân đối kế toán là tính lỏng của các tài sản (accounting liquidity), so sánh giữa nợ và vốn cổ phần (debt versus equity), phân biệt giá trị thị trường và giá trị ghi sổ (market value versus book value).

3.1.2.1. Tính lỏng của các tài sản: phản ánh khả năng chuyển thành tiền mặt một cách dễ dàng và nhanh chóng của một tài sản mà không phải hy sinh về mặt giá trị (tức là không phải bán rẻ). Trong bảng cân đối kế toán, các tài sản thường được liệt kê theo mức độ giảm dần của tính lỏng. Tài sản lưu động (current assets) là các tài sản có tính lỏng cao nhất vì nó bao gồm tiền mặt và các tài sản sẽ chuyển thành tiền mặt trong vòng 1 năm kể từ ngày lập bảng cân đối kế toán. Các tài sản cố đ ị h (fixed assets) có tính lỏng thấp hơn nên được liệt kê sau các tài sản lưu động trên bảng cân đối kế toán. Tính lỏng của các tài sản doanh nghiệp càng cao thì doanh nghiệp càng tránh được nguy cơ gặp khó khăn khi phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong ngắn hạn. Tuy nhiên, tài sản có tính lỏng cao thường tạo ra lợi nhuận thấp hơn. Do vậy, luôn có sự đánh đổi giữa việc duy trì các tài sản có tính lỏng cao đểđả m bảo khả năng thanh toán với khả năng sinh lời từ các tài sản đó.

3.1.2.2. So sánh giữa nợ và vốn cổ phần: Các khoản nợ thường gắn với trách nhiệm hoàn trả những khoản tiền cố đ ịh, do vậy sẽ đ ặ doanh nghiệp vào tình trạng phá sản nếu không thực hiện được. Các cổ phần không đòi hỏi những khoản thanh toán cố đ ị h. Các cổ đông chỉ đ ư ợ nhận phần còn lại sau khi đã thanh toán hết nợ. Nợ có vai trò đòn bẩy (financial leverage), nó có khả năng khuếch đại khả năng sinh lời của một đồng vốn cổ phần nhưng đồng thời cũng làm tăng nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp.

3.1.2.3. Phân biệt giá trị thị trường và giá trị ghi sổ: Điều cần lưu ý là giá trị của các tài sản ghi trong các bảng cân đối kế toán là giá trị ghi sổ, tức là được ghi chép trên cơ sở chi phí chứ không phải giá trị của chúng. Chi phí đây là chi phí bỏ ra để mua tài sản đó. Còn giá trị là giá mà tài sản đó được mua bán thị trường. Tại thời điểm mua tài sản, giá trị tài sản có thể bằng chi phí (nếu doanh nghiệp phải tốn tiền thuê lắp đặt, vận chuyển thì chi phí sẽ cao hơn giá trị tài sản), nhưng ở các thời điểm sau đó thì thường là không phải vậy. Vì thế có thể gây nhầm lẫn cho những người đọc các báo cáo tài chính, khiến họ nghĩ đây là giá trị thực của tài sản (thực ra chỉ là chi phí). Ngoài ra, rất nhiều giá trị của công ty không được phản ánh trên bảng tổng kết tài sản, ví dụ: trình độ quản lý tốt, những tài sản có bản quyền, điều kiện kinh doanh thuận lợi…

Chương 7. Tài chính doanh nghiệp

Phan Anh TuÊn anhtuanphan@gmail.com

3.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (The income

statement):

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (hay còn gọi là báo cáo lãi lỗ) phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian, thường là 1 năm. Nếu như bảng cân đối kế toán được ví như một bức ảnh chụp tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời điểm thì bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một đoạn băng video ghi lại hoạt động của doanh nghiệp giữa hai thời điểm chụp ảnh. Xem mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ở phần phụ lục.

Khi phân tích một báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cần lưu ý 3 vấn đề sau: Nguyên tắc kế toán thống nhất (GAAP - General Accepted Accounting Principles), các mục phi tiền mặt (noncash items), vấn đề thời gian và chi phí (time and costs).

3.2.1. Nguyên tắc kế toán thống nhất hay Chuẩn mực kế toán là các quy định của từng quốc gia nhằm thống nhất các nguyên tắc xây dựng các báo cáo tài chính trong các doanh

Một phần của tài liệu Đề cương môn Lý thuyể tài chính tiền tệ (Trang 103)