5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.3.3.2. Các loại hệthống thu gom
Hệ thống thu gom được phân chia thành nhiều dạng tùy ø theo từng quan điểm, chẳng hạn như phân chia theo phương thức hoạt động, trang thiết bị sử dụng,
loại CTR cần thu gom.Theo phương thức hoạt động, hệ thống thu gom gồm 2 dạng:
hệ thống dùng thùng chứa di động và hệ thống thùng chứa cố định.
Hình 1.3 : Sơ đồ hệ thống thu gom được phân loại theo phương thức vận hành.[2]
*Hệ thống container di động: (HCS - Hauled Container System)
Xe thu gom từ trạm xe
Thùng rác đầy
Bãi chôn lấp/Trạm trung chuyển/Trạm xử lý Thùng rác rỗng
Đến tuyến thu gom tiếp theo
Xe thu gom từ trạm xe
Thùng rác rỗng
Bãi chôn lấp/Trạm trung chuyển/Trạm xử lý Thùng rác đầy
Đến tuyến thu gom tiếp theo
Hệ thống container di động – mô hình cổ điển
Hệ thống container di động – mô hình trao đổi container
Thùng rác đầy Thùng rác rỗng
Xe thu gom từ trạm xe
Bãi chôn lấp/Trạm trung chuyển/Trạm xử lý Đến tuyến thu
gom tiếp theo
Trong hệ thống này, các container di động được sử dụng để chứa đầy CTR và vận chuyển đến bãi đổ, đổ bỏ CTR và trả trở về vị trí thu gom ban đầu hoặc vị trí thu gom mới.
Hệ thống container di động thích hợp cho các nguồn phát sinh CTR có khối lượng lớn(trung tâm thương mại, nhà máy …) bởi vì hệ thống này sử dụng các container có kích thước lớn. Điều này giúp giảm thời gian vận chuyển, hạn chế việc chứa CTR thời gian dài và hạn chế các điều kiện vệ sinh kém. Theo lý thuyết, hệ thống này chỉ cần một tài xế lay container đã đầy tải đặt lên xe, lái xe mang container này từ nơi thu gom đến bãi đổ, dỡ tải và mang container rỗng trở về vị trí ban đầu hay vị trí thu gom mới. Trong thực tế, để đảm bảo an toàn khi chất tải và dỡ tải, thường sắp xếp 2 nhân viên cho mỗi xe thu gom: 1 tài xế có nhiệm vụ lái xe và 1 công nhân có trách nhiệm tháo lắp các dây buộc container. Khi vận chuyển CTR độc hại bắt buộc phải có 2 nhân viên cho hệ thống này.
Trong hệ thống này, CTR đổ vào container bằng thủ công nên hệ số sử dụng container thấp. Hệ số sử dụng container là tỷ số giữa thể tích CTR chiếm chỗ và thể tích của container.
*Hệ thống container cố định (SCS - Stationnary Container System)
Trong hệ thống này, các container cố định được sử dụng để chứa CTR. Chúng chỉ được di chuyển một khoảng cách ngắn từ nguồn phát sinh đến vị trí thu gom để dỡ tải. Hệ thống này phu ï thuộc vào khối lượng CTR và số điểm phát sinh CTR.
Khác với hệ thống container di động, hệ thống container cố định được lấy tải theo cả phương pháp thủ công và cơ khí. Hầu hết các xe thu gom sử dụng trong hệ thống này thường được trang bị thiết bị ép CTR để làm giảm thể tích, tăng khối lượng CTR vận chuyển. Vì vậy, hệ số sử dụng thể tích container trong hệ thống này rất cao. Đây là ưu điểm chính của hệ thống container cố định so với hệ thống container di động. Trong hệ thống này, xe thu gom sẽ vận chuyển CTR đến bãi đổ sau khi tải được chất đầy.
Nhược điểm lớn của hệ thống này là thân xe thu gom có cấu tạo phức tạp, sẽ khó khăn trong việc bảo trì. Mặt khác, hệ thống này không thích hợp để thu gom các CTR có kích thước lớn và CTR xây dựng.
Nhân công trong hệ thống thu gom phụ thuộc vào việc lấy tải cơ khí hay lấy tải thủ công. Đối với hệ thống container cố định lấy tải cơ khí, số lượng nhân công giống như hệ thống container di động là 2 người. Trong trường hợp này, tài xế lái xe có thể giúp công nhân trong việc di chuyển các container đầy tải đến xe thu gom và trả container về vị trí ban đầu. Ở những vị trí đặt container chứa CTR cách xa vị trí thu gom như các khu thương mại, khu dân cư trong nhiều hẻm nhỏ… số lượng công nhân sẽ là 3 người, trong đó có 2 người lấy tải. Đối với hệ thống container cố định lấy tải thu công, số lượng nhân công thay đổi từ 1 đến 3 người. Thông thường sẽ gồm 2 người khi sử dụng dịch vụ thu gom kiểu lề đường và kiểu lối đi - ngõ hẽm. Ngồi ra, khi cần thiết đội lấy tải sẽ nhiều hơn 3 người.