Điều kiện tự nhiên, dân cư

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ NGUYÊN THỦY, CỔ, TRUNG ĐẠI THẾ GIỚI (Trang 68)

- Nền kinh tế hàng hoá ởcác thành thị đang lên còn làm thay đổi cả bộ mặt kiến trú cở các thành thị Khoảng nửa sau thế kỉ XII đến thế kỉ XIII, phong cách kiến trúc Roman dần dần

5.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư

Đông Nam Á là khu vực tương đối rộng, với diện tích trên 4 triệu Km2, với dân số gần 500 triệu người. Hiện nay Đông Nam Á có 11 quốc gia, bao gồm hai bộ phận Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

Từ lâu, trong lịch sử thế giới, Đông Nam Á được coi là một khu vực có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người. Tầm quan trọng của Đông Nam Á thể hiện đầu tiên ở vị trí của Đông Nam Á là cầu nối từ đông sang tây, từ bắc xuống nam. Do đó mối liên hệ của Đông Nam Á với thế giới được xác lập ngay từ thời cổ đại.

Ngày nay khoa học đã xác định được phạm vi của khu vực Đông Nam Á và nền văn hóa, lịch sử Đông Nam Á bên cạnh các nền văn hóa khác của khu vực châu Á. Nền văn hóa Đông Nam Á phân bố trên địa bàn rộng lớn, phía Bắc tới bờ sông Dương Tử, phía Tây tới Đông Bắc Ấn Độ, phía Đông và phía Nam là thế giới bán đảo và hải đảo bên cạnh châu Đại Dương.

Về điều kiện tự nhiên, khí hậu, Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt: mùa khô lạnh, mát; mùa mưa tương đối nóng và ẩm. Người ta thường gọi Đông Nam Á là khu vực “Châu Á gió mùa”.

Gió mùa kèm theo những cơm mưa nhiệt đới đã cung cấp đủ nước cho con người đủ sinh sống và sản xuất hàng năm, đồng thời tạo nên hệ sinh thái đa dạng và giàu có. Đông Nam Á trở thành quê hương của những cây gia vị, hương liệu đặc trưng như hồ tiêu, đậu khấu, hồi, quế, trầm hương....Các loài động vật quý hiếm và các loài thủy, hải sản có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao.

Các điều kiện đó rất thuận lợi cho cuộc sống của con người trong buổi đầu. Những mùa mưa tương đối ổn định, với khí hậu không quá gay gắt cả về nhiệt độ và lượng mưa, địa bàn sinh tụ nhỏ nhưng hết hết sức đa dạng tạo nên những không gian lý tưởng cho cuộc sống của con người thời cổ. Điều đó giải thích vì sao từ rất cổ xưa con người đã đến nơi đây sinh sống.

5.1.2. Khái quát tiến trình lịch sử

5.1.2.1. Sự hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á (từ đầu cho đến thế kỉ VII)

Những kết quả khảo cổ học cho thấy có những dấu vết hóa thạch vượn bậc cao có niên đại cách ngày nay 400 triệu năm ở Mianma và 5 triệu năm ở Iđônêxia. Đặc biệt hóa thạch người cổ xưa Pitêcantơrốp có niên đại cách ngày nay khoảng 2 triệu năm. Bên cạnh đó con

tìm thấy hóa thạch của nhiều người tối cổ ở các khu vực trên địa bàn Đông Nam Á. Điều đó chứng minh quá trình chuyển biến từ vượn thành người ở khu vực Đông Nam Á.

Đông Nam Á có những điều kiện và đặc điểm văn hóa tạo nên tính thống nhất trong đa dạng. Trong đó sản xuất nông nghiệp lúa nước là hoạt động kinh tế chính của cả khu vực. Đông Nam Á là một trong những cái nôi của văn minh nông nghiệp trên thế giới.

Sau giai đoạn đá cũ, ở Đông Nam Á có quá trình phát triển liên tục từ đá giữa đến sơ kỳ đồ sắt. Đồ đá giữa xuất hiện ở nhiều nước thuộc khu vực Đông Nam Á, tiêu biểu là nền văn hóa Hòa Bình Việt Nam.

Đồ đồng được sử dụng ở Đông Nam Á vào thiên nhiên kỷ II TCN. Các công cụ bằng đồng thau đã có mặt ở đồng bằng sông Hồng Việt Nam và Thái Lan. Trên cơ sở đồ đồng những thế kỷ gần công nguyên, đồ sắt được sử dụng rộng rãi ở khu vực Đông Nam Á. Với đồ sắt, các tộc người ở Đông Nam Á đứng trước ngưỡng cửa của xã hội có giai cấp và nhà nước. Từ khoảng đầu công nguyên đến thế kỷ VII là giai đoạn sơ kỳ của các nước Đông Nam Á. Hàng loạt các quốc gia sơ kỳ ở miền Nam khu vực ra đời như: các tiểu quốc hình thành vùng ven biển phía Nam đèo Hải Vân (Việt Nam) đến bán đảo Malaya, lưu vực sông Iraoađi, Mê Nam, Sêmun và Mê Công.

Văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc có ảnh hưởng nhất định đến sự hình thành các quốc gia cổ ở Đông Nam Á. Người ta tính được có khoảng 30 tiểu quốc hình thành ở khu vực này. Trong các quốc gia đó nổi bật là vương quốc Phù Nam, nước này hình thành khoảng cuối thế kỷ I, tồn tại đến thế kỷ VI, chinh phục nhiều nước, trở thành một tiểu đế quốc.

5.1.2.2. Thời kì hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến (từ thế kỉ VII đến nửa đầu thế kỉ XVIII)

Từ thế kỷ VII đến IX, Đông Nam Á bước vào thời kỳ thịnh đạt của các quốc gia phong kiến dân tộc.

Cùng giai đoạn này, thế giới có nhiều thay đổi. Sự lan tỏa của văn hóa Ấn Độ ra bên ngoài giảm hẳn. Trung Quốc trải qua cuộc khủng hoẳng từ cuối Tống đến Nguyên; châu Âu chìm đắm dưới chế độ phong kiến phân tán và lạc hậu; đế quốc Mông Cổ đang hoành hành khắc nơi. Tuy nhiên Đông Nam Á lại bước vào thời kỳ độc lập dân tộc và phát triển đỉnh cao. Sự phát triển thịnh đạt về kinh tế đã tạo điều kiện cho sự ổn định tương đối về chính trị của khu vực này. Ở khu vực Đông Nam Á hải đảo nổi lên những quốc gia mạnh ở Inđônêxia ngày nay như Java, Sumatora, Kalimantan,...Ở Đông Nam Á lục địa nổi lên quốc gia Đại Việt, Ăngco, Pagan, Ayuthay và Lạn Xạng.

Đến thế kỷ XV, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đã được hình thành và phát triển. Mặc dù các quốc gia đều phát triển theo con đường chung của chế độ phong kiến kiểu phương Đông, nhưng mỗi dân tộc xây dựng quốc gia theo đặc trưng, bản sắc riêng của dân tộc mình.

5.1.2.3. Giai đoạn suy thoái các quốc gia phong kiến Đông Nam Á (nửa sau thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX)

Đông Nam Á thực sự bước vào thời kỳ suy thoái từ nửa sau thế kỷ XVIII. Quá trình suy thoái này diễn ra dần dần và bắt đầu từ trong lòng chế độ phong kiến ở mỗi nước. Do bận vào các cuộc chiến tranh tiêu hao sức người, sức của, nên chính quyền các quốc gia phong kiến không chăm lo đến sự phát triển kinh tế đất nước. Đặc biệt không quan tâm đúng mức đến công tác thủy lợi. Một số quốc gia còn tập trung vào việc xây dựng các công trình kiến trúc đồ

sộ, huy động nhiều nhân tài, vật lực. Tình hình đó làm cho mâu thuẫn trong xã hội ngày càng gay gắt. Chế độ phong kiến trở nên trì trệ và dân dần suy thoái.

Tuy nhiên sự suy thoái của chế độ phong kiến lại diễn ra không đều ở các quốc gia. Camphuchia quá trình suy thoái diễn ra sớm hơn, bắt đầu từ thế kỷ XIII, sau thời kỳ Ăngco huy hoàng.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ NGUYÊN THỦY, CỔ, TRUNG ĐẠI THẾ GIỚI (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w