- Nền kinh tế hàng hoá ởcác thành thị đang lên còn làm thay đổi cả bộ mặt kiến trú cở các thành thị Khoảng nửa sau thế kỉ XII đến thế kỉ XIII, phong cách kiến trúc Roman dần dần
5.3.2. Thời kỳ Ăngco
5.3.2.1. Tình hình chính trị
Sau khi trốn thoát khỏi Kalinga, Giayavacman II đã tập hợp nhân dân đánh bại quân đồn trú Kalinga ở Chân Lạp và thành lập vương triều chính thống thứ hai ở Camphuchia. Giayavacman II đã ổn định tình hình, dẹp bỏ cát cứ và thống nhất đất nước. Ông cũn đặc biệt coi trọng việc xây dựng vương quyền gắn bó với thần quyền, thực hành hình thức vua – thần.
Vương triều Giayavacman II trải qua 8 đời vua cho đến năm 944. Sau đó Rarenđavacman II lên ngôi và sáng lập ra vương triều III. Đây là giai đoạn thống nhất và phát triển của vương quốc Camphuchia. Triều đại này tồn tại từ năm 944 đến năm 1177, qua 14 đời vua.
Vương triều III đã xây dựng được ở Camphuchia một hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh, sản xuất nông nghiệp ổn định, buôn bán với nước ngoài gia tăng; đồng thời vương triều này cũng thực hiện các cuộc chiến tranh xâm lược Champa và Đại Việt.
Năm 1177, triều đình Camphuchia rối ren, Champa đã tấn công và đô hộ Camphuchia. Năm 1181, một người trong hoàng tộc Camphuchia đã tập hợp được lực lượng đánh bại quân Champa và lên ngôi vua, lấy hiệu Giayavacman VII, thời kỳ này vương quốc Camphuchia đạt đến đỉnh cao của sự phát triển.
Thời kỳ này, lãnh thổ Camphuchia được mở rộng. Camphuchia thực hiện các cuộc tấn công xâm chiếm Champa ở phía Đông; chiếm hạ lưu sông Mê Nam (Thái Lan ngày nay) và vùng trung lưu sông Mê Công (Lào hiện nay).
Sau khi Giayavacman VII qua đời năm 1201, Camphuchia trải qua 5 đời vua đến năm 1336. Thời kỳ này sự thịnh vượng của Camphuchia không còn nữa. Năm 1352, nước Ayuthay của Thái Lan bắt đầu đánh chiếm Camphuchia với quy mô lớn. Các công trình của Camphuchia được xây dựng ở kinh đô hầu hết bị phá hủy. Năm 1432, vua Pơ – nhiu Yết triệu tập quần thần bàn chuyện dời kinh đô. Năm 1434, Camphuchia chuyển kinh đô về Phnôm Pênh ngày nay. Thời kỳ hoàng kim của chế độ phong kiến Camphuchia đến đây kết thúc, sự suy thoái bắt đầu.
5.3.2.2. Tình hình kinh tế, xã hội
Trong suốt thời phong kiến, kinh tế Camphuchia chủ yếu là nông nghiệp. Gạo là lương thực chính nuôi sống con người. Tuy nhiên trong nông nghiệp kỹ thuật canh tác còn lạc hậu: ruộng chỉ canh tác một vụ, chưa dùng trâu bò kéo, chưa có phân bón. Thời tiết và địa hình ở Camphuchia khiến cho yêu cầu thiết lập hệ thống hồ chứa nước và kênh mương là rất quan trọng.
Về thủ công nghiệp, người Khơme rất khéo tay, họ biết làm một số nghề thủ công như: dệt vải, đóng thuyền, làm đồ trang sức. Tuy vậy nghề thủ công còn khá đơn giản. Việc trao đổi buôn bán cũng khá đơn giản, chưa có tiền mà dùng gạo để trao đổi.
Về tổ chức xã hội. Dưới thời Ăngco bộ máy hành chính và hệ thống quan lại được hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương. Những người trong hoàng tộc thường nắm giữ các chức quan lớn. Tầng lớp bị trị ở Camphuchia dười thời Ăngco chủ yếu là nông dân.